Tình yêu kéo dài 3 năm - Fréd...

By ningue

3K 15 2

More

nam

Tình yêu kéo dài 3 năm - Frédéric Beigbeder

3K 15 2
By ningue

Tình yêu kéo dài ba năm, luận đề này được chứng minh không những về mặt khoa học mà còn căn cứ vào những số liệu thống kê xã hội học. Và vậy là, năm thứ nhất người ta mua đồ, năm thứ hai người ta chuyển chỗ kê đồ và năm thứ ba người ta chia đồ.

Marc Marronnier, một tay chơi huênh hoang chuyên viết về thú ăn chơi của giới thượng lưu, bồng một ngày mất hết phương hướng khi phát hiện ra quy luật tồn tại của tình yêu. Sau khi ly dị vợ, Marc cảm thấy như đang trên đường xuống địa ngục, với rượu bia, gái gú... Trên con đường ấy, anh chàng hận đời đưa ra những cái nhìn đầy mỉa mai, hài hước. Nào là: tình yêu bắt đầu trong nước hoa hồng và kết thúc trong nước rửa lòng lợn; hay tình yêu là một thảm họa tuyệt vời, biết được rằng mình đang lao đầu vào một bức tường, thế mà vẫn cứ tăng tốc... Rồi một ngày, Marc lại đem lòng yêu Alice, và cuốn sách này sẽ bàn về việc phải chăng tình yêu chỉ kéo dài ba năm hay vẫn tồn tại đâu đó một thứ gọi là điều kỳ diệu của tình yêu?

Một cuốn tiểu thuyết ngắn gọn, khiến bạn bật cười nhưng cũng làm bạn cảm thấy tâm đắc được viết ra bởi tác giả vốn là một tay chơi ngoại hạn, Frédéric Beigbeder, một trong mười tác giả không thể bỏ qua theo bình chọn của tờ Le Figaro.

Một người bạn đã đưa mình cuốn sách này vào lúc mình cảm thấy buồn bã nhất. Người bạn đó nói đừng bỏ cuốn sách xuống khi mới chỉ đọc có mấy trang đầu, điều ý nghĩa nằm trong chính những gì tác giả đang nói, và cũng đừng chạy trốn những gì trong đó, hay đối mặt. Mình cũng chưa đọc cuốn này, thực sự không biết có hay không. Nhưng nào, hay cũng đọc nó nhé. Mình không muốn đọc nó một mình.

"Tôi nói về thất bại với đầy đủ uy quyền." - Scott FITZGERALD

"Đúng đó! Đúng đó! Đừng có phức tạp hóa vấn đề chứ! Phải nói mọi thứ đúng như bản chất của chúng. Người ta yêu nhau rồi sau đó người ta không yêu nhau nữa." - Francoise SAGAN (trong một bữa tối tại nhà bà vào năm 1966 với Brigitte Bardot và Bernard Frank).

Chương I. CÁC BÌNH THÔNG NHAU

I. Thời gian trôi đi ta không còn yêu nhau nữa.

Tình yêu là một trận chiến thua từ trước.

Thoạt tiên, gì cũng đẹp, cả bạn cũng đẹp. Bạn không khỏi yêu nhiều đến thế. Mỗi ngày lại mang tới lô xích xông nhẹ nhõm những điều kỳ diệu của nó. Không ai trên Trái đất từng biết đến chừng đó sung sướng. Hạnh phúc tồn tại, và nó rất đơn giản: đó là một khuôn mặt. Vũ trụ mỉm cười. Trong một năm, đời chỉ còn là tiếp nối của những buổi sáng đầy ánh nắng, ngay cả vào buổi chiều, khi tuyết rơi. Bạn viết những quyển sách về điều ấy. Bạn cưới, nhanh nhanh chóng chóng - tại sao lại phải suy nghĩ khi đang hạnh phúc? Nghĩ làm ta buồn; phải chú mục vào cuộc sống chứ.

Năm thứ hai, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Bạn trở nên dịu dàng hơn. Bạn tự hào vì sự thông đồng bén giọt hình thành nên trong cặp đôi của bạn. Bạn hiểu vợ bạn "sau nửa lời"; vui làm sao vì hai người trở thành một. Trên phố, người ta tưởng vợ bạn là em gái nhưng cũng làm giảm hào quang của bạn. Càng ngày bạn càng bớt làm tình và bạn cứ tưởng như vậy chằng có gì là nghiêm trọng. Bạn tin mỗi ngày lại càng củng cố thêm tình yêu của bạn trong khi tận thế đã sắp đến kia rồi. Bạn bảo vệ hôn nhân trước mặt những thằng bạn độc thân của bạn, chúng không còn nhận ra bạn được nữa. Bản thân bạn, bạn có chắc chắn là nhận ra chính mình, khi bạn vừa dẫn ra bài học tình yêu đã thuộc lòng vừa cố ngăn mình nhìn những cô nàng tươi trẻ làm đường phố sáng bừng lên?

Năm thứ ba, bạn không còn tự ngăn mình nhìn những cô nàng tươi trẻ làm phố sáng bừng lên nữa. Bạn không nói chuyện với vợ nữa. Bạn ngồi ở quán hàng giờ cùng vợ để nghe các bàn bên cạnh tán chuyện. Càng ngày bạn càng hay ra khỏi nhà hơn: làm vậy bạn có được một cái cớ để khỏi phải tình ái. Rồi sẽ rất sớm đến cái thời điểm khi bạn không còn chịu đựng được vợ thêm một giây nào nữa, bởi vì bạn đã đem lòng yêu một cô nàng khác. Chỉ có một điểm duy nhất mà bạn không nhầm lẫn: quả thực, cuộc sống lúc nào cũng chiến thắng. Năm thứ ba, có một tin tốt và một tin xấu. Tin tốt: vì chán nản, vợ bạn bỏ bạn. Tin xấu: bạn khởi đầu một cuốn sách mới.

II. Một cuộc ly hôn hội hè.

Đang say bí tỉ mà muốn lái xe chuẩn xác, thì pảhi nhắm cho trúng vào giữa các tòa nhà. Marc Marronnier vặn tay ga tăng tốc độ chiếc scooter của hắn. Hắn nghiêng ngả giữa đám ô tô. Chúng nháy đèn pha, bấm còi loạn trong đám cưới của những kẻ quê mùa. Sự mỉa mai của số phận: Marronnier đang ăn mừng vụ ly dị của mình. Tối nay, hắn đến chầu đãi số 5 bis và không được bỏ phí thời gian nữa: năm chỗ trong một buổi tối (Castel – Buddha – Bus – Cabaret – Queen), thế là căng lắm rồi, thế nên cứ tưởng tượng chầu thứ 5 bis đi, cái này thì đúng như tên gọi đó, hai nháy trong đêm.

Hắn thường xuyên đi chơi một mình. Những kẻ thời thượng là cái bọn cô độc lạc lối trong một đống thừa thãi những mối quen biết mơ hồ. Bọn họ trấn án nhau bằng những cái bắt tay. Mỗi cái hôn mới là một chiến lợi phẩm. Bọn họ tự tạo cho mình một ảo tưởng về tầm quan trọng bằng cách chào những người nổi tiếng, trong khi bản thân những người này cũng chẳng tự tay làm nên trò trống gì. Bọn họ thu xếp sao cho chỉ đến những nơi vô cùng ồn ã để không phải mở miệng ra nói. Tiệc tùng được mang lại cho con người để cho phép họ giấu giếm suy nghĩ của mình. Rất ít người quen biết nhiều như Marc, và cũng rất ít người cô độc đến như hắn.

Tối nay không phải là một bữa tiệc như mọi bữa tiệc khác. Đây là divorce party(1) của hắn! Hu ra! Hắn đã bắt đầu bằng cách ở mỗi nơi mua lấy một chai rượu. Cũng có vẻ như là hắn đã nốc vơi kha khá rồi.

Marc Marronnier, mi là Ông hoàng của Đêm, tất cả bọn họ đều thích mi, dù cho mi đến đâu thì các ông chủ hộp đêm cũng hôn môi mi, mi ăn gian bỏ không chịu xếp hang chờ đến lượt, mi được cái bàn ngon lành nhất, mi biết hết tên họ mọi người, mi cười trước mỗi câu chuyện đùa của họ (nhất là những mẩu ít buồn cười nhất), người ta cho không mi thuốc phiện, mi có mặt trên ảnh khắp mọi nơi không cần nguyên cớ, thật không tin nổi mi thành công trong xã hội đến mức nào chỉ sau vài năm giữ mục chuyên về những thú ăn chơi của giới thượng lưu cho báo chí! Một tay giàu có ăn chơi huênh hoang! “Mondanitor”(2)! Nhưng thế thì, vậy sao vợ mi lại chuồn mất, giải thích xem nào?

- Chúng tôi bỏ nhau vì một bất đồng chung, Marc lầm bầm khi bước vào quán Bus. Rồi hắn nói them:

- Tôi đã cưới Anne bởi vì đó là một thiên thần – và chính đó cũng là lý do vụ ly dị của chúng tôi. Tôi cứ tưởng đang tìm kiếm tình yêu cho tới cái ngày hiểu ra tất cả những gì mình muốn là chạy trốn nó.

Thiên thần đã là quá khứ, hắn liền chuyển chủ đề:

- Mẹ kiếp, hắn hét lên, ở đây gái mú cũng ngon mắt đấy chứ nhỉ, lẽ ra trước khi đến mình phải đánh răng mới đúng. Hê! Cô kia ơi, cô đẹp như một tiên nữ giáng trần. Tôi cởi quần áo cô được không? Cho phép tôi nhé.

Hắn là như thế đấy, Marc Marronnier: hắn tự tạo ra cái vẻ của một kẻ đáng ghê tởm dưới chiếc áo khoác vải nhung nhẵn lì, bởi vì hắn xấu hổ nếu tỏ ra ngọt ngào. Hắn vừa ba mươi tuổi: cái tuổi dở dở ương ương khi người ta quá già để trẻ, và quá trẻ để già. Hắn làm mọi thứ để giống được như danh tiếng của mình, hòng không làm ai phải thất vọng. Cứ muốn làm đầy hồ sơ báo chí của mình mãi như vậy, dần dà hắn trở thành một bản biếm họa của chính mình. Hắn thấy mệt khi phải chứng tỏ mình dễ thương và sâu sắc, vậy nên hắn chơi trò độc ác hời hợt bằng cách chọn lấy lối hành xử bừa bãi, thậm chí là quá đáng ấy. Chính thế nên khi hắn gào lên trên sàn nhày: “Yupi! Tôi ly dị rồi” mà không ai đến an ủi hắn thì đó là lỗi của hắn. Chỉ có những tia laze chiếu xuyên qua tim hắn như muôn vàn lưỡi kiếm.

Rất sớm rồi cũng đến lúc chỉ riêng đặt chân này lên trước chân kia cũng trở thành cả một việc khó khăn. Hắn lảo đào trèo lên chiếc scooter. Đêm lạnh giá. Rất nhanh chóng, Marc cảm thấy nước mắt chảy tràn trên má. Chắc hẳn là tại gió. Hai hàng mi của hắn trơ trơ. Hắn không đội mũ bảo hiểm. La Dolce Vita (3)? Dolce Vita nào? Nó ở đâu? Quá nhiều kỷ niệm, quá nhiều thứ phải quên, xóa bỏ đi tất cả những điều ấy thật là một công việc nặng nhọc, sẽ lại phải trải qua từng đó khoảnh khắc đẹp đẽ để thay thế những khoảnh khắc trước đây.

Hắn đến chỗ mấy thằng bạn ở quán Baron, đại lọ Marceau. Sâm banh chẳng được tặng không, gái cũng thế. Chẳng hạn, nếu bạn muốn làm tình với hai cô thì giá là 6.000 franc, trong khi một cô thôi giá là 3.000. Bọn họ thậm chí còn không áp dụng chính sách mua nhiều giảm giá. Bọn họ đòi tiền mặt; Marc đi ra ngoài rút tiền bằng thẻ tín dụng; bọn họ kéo hắn tới khách sạn… sau một lúc, không sao sướng nổi, hắn vờ là mình đã đạt cực khoái để chui vào nhà tắm lén lút ném bao cao su rỗng không vào sọt rác.

Trên xe taxi về nhà, lúc trời lờ mờ sáng, hắn nghe thấy:

“Rượu có dư vị đắng

Ngày đã là hôm qua

Và dàn nhạc trong một bộ quần áo

Hơi cũ rồi

Chơi bản nhạc trống rỗng đời tôi

Tan nát.”

(Christophe, Anh chàng kỳ quặc xinh trai)

Hắn quyết định từ giờ trở đi sẽ luôn thủ dâm trước khi đi chơi để không bị dụ dỗ làm những trò ngớ ngẩn.

(1) Tiệc ly dị (các chú thích nếu không có lưu ý gì thêm đều là của người dịch.

(2) Lối ghép từ giữa “mondanité” (thú ăn chơi thời thượng) và “editor” (biên tập viên).

(3) Tiếng Ý, nghĩa là Cuộc sống ngọt ngào, đây còn là tên một bộ phim.

III. Trên bãi biển, bị bỏ mặc

Xin chào mọi người, tác giả đang ở đây. Chào mừng bạn đến với bộ não của tôi, xin thứ lỗi vì tội vào mà không xin phép. Thôi ngừng lừa đào: tôi đã quyết định tôi là nhân vật chính của tôi. Như thường lệ, những gì đến với tôi không bao giờ nghiêm trọng hết cả. Quanh tôi chẳng hề có ai chết. Chẳng hạn, tôi chưa bao giờ đặt chân tới Sarajevo. Tấn thảm kịch của tôi thắt nút trong các quán ăn, các hộp đêm và các căn hộ đỏm dáng. Điều đau long nhất từng xảy đến với tôi thời gian vừa qua, đó là không được mời tới buổi trình diễn mốt của John Galliano. Và rồi, đột nhiên, tôi đây bỗng thấy chết vì buồn. Tôi từng biết thời kỳ tất cả bạn bè tôi đều uống, rồi thời kỳ họ dùng thuốc phiện, rồi thời kỳ họ cưới vợ, và giờ đây tôi đang trải qua thời kỳ tất cả đồng loạt ly dị trước khi chết. Điều đó diễn ra tại các địa điểm tuy thế lại rất vui vẻ, như ở nơi đây, tại Buồn Đỏ, một bãi biển thuộc Saint-Tropez khi trời đang rất nóng, DJ eurodance đứng trên quầy bar, để làm dịu mát những cô nàng khêu gợi mặc bikini, cần phải tắm cho họ bằng rượu Crisal Roederer đựng trong chai 75 cl trước khi mút rốn họ. Bao quanh tôi là những tiếng cười gượng gạo. Tôi muốn phi xuống biển mà chết nhưng có quá nhiều bọn đi mô tô lướt sóng.

Làm sao mà tôi lại để cho vẻ bề ngoài định hướng đời mình đến mức độ này? Người ta thường xuyên nói là “cần phải cứu lấy vẻ bề ngoài”. Tôi thì tôi nói cần phải giết chúng đi bởi vì đó là cách duy nhất để được cứu.

IV. Con người buồn bã nhất mà tôi từng gặp

Mùa đông, ở Paris, có những nơi lạnh hơn các nơi khác. Dù cho có uống nhiều rượu mạnh đến đâu thì vẫn như thể có một cơn gió buốt giá thổi tận vào sâu bên trong các quán bar. Kỷ nguyên băng giá đến sớm hơn dự kiến. Ngay cả đám đông cũng làm người ta rùng mình.

Tôi đã làm những việc đúng như cần phải thế: sinh ra trong môi trường khá giả, tôi đi học ở trường trung học Montaigne rồi Louis-le-Grand, tôi học đại học ở các nơi tôi gặp được những con người thông minh, tôi mời họ đi nhảy và một số thậm chí còn mang công việc đến cho tôi, tôi cưới cô gái xinh đẹp nhất mà mình quen. Tại sao ở đây lạnh thế này? Tôi bắt đầu lầm đường từ thời điểm nào? Tôi thì tôi chẳng đòi hỏi gì hơn là làm bạn vui; lúc nào cũng cư xử đúng như cần phải thế cũng không làm tôi thấy khó chịu lắm đâu. Tại sao tôi, cả tôi nữa, lại không có quyền làm vậy? Tại sao, thay vì hạnh phúc giản đơn mà người ta từng làm tôi lóa mắt, tôi lại chỉ tìm được một nỗi rời rã phức tạp?

Tôi là một thằng cha đã chết. Mỗi buổi sang tôi thức dậy với một nỗi ham muốn không thể chịu nổi là được ngủ. Tôi mặc đồ đen bởi vì tôi để tang chính mình. Tôi để tang người đàn ông lẽ ra tôi đã trở thành. Tôi đi lang thang với những bước đi chắc chắn, trên phố Beaux-Arts - phố nơi Oscar Wilde đã chế, giống như tôi. Tôi đến quán để rồi không ăn gì cả. Mấy tay quản lý phật ý vì tôi chẳng buồn sờ vào mấy cái đĩa. Nhưng các người có biết gì không, những kẻ đã chết ăn đến hết món chính và liếm mép thèm thuồng? Tất cả những gì tôi uống, đều là uống suông. Lợi thế: say nhanh lắm. Bất lợi: loét dạ dày.

Tôi không còn mỉm cười nữa. Chuyện ấy quá sức tôi. Tôi đã chết và đã được chôn. Tôi sẽ không sinh con. Bọn đã chết không tái tạo nữa. Tôi là một kẻ đã chết bắt tay người ta trong các quán cà phê. Tôi là một kẻ đã chết khá thân thiện, và vô cùng sợ rét. Tôi tin mình là kẻ buồn bã nhất mà tôi từng gặp.

Mùa đông, ở Paris, khi phong vũ biểu xuống dưới mức không, con người ta cần đến các phòng quán bar sáng đèn ban đêm. Ở đó, trốn vào giữa đám người, cuối cùng thì cũng có thể bắt đầu run rẩy.

V. Hạn cuối của sự tươi trẻ

Người ta có thể cao lớn, tóc nâu, và khóc. Để làm được như vậy, chỉ cần đột nhiên khám phá ra rằng tình yêu kéo dài ba năm. Đó là loại khám phá mà tôi không hề mong muốn cho tên kẻ thù tệ hại nhất của mình – đây là một cách nói hình ảnh bởi vì tôi chẳng có kẻ thù. Những kẻ đua đòi học làm sang không có kẻ thù, chính vì vậy mà bọn họ nói xấu mọi người: để cố gắng có được kẻ thù.

Một con muỗi tồn tại được một ngày, một bông hoa hồng ba ngày. Một con mèo tồn tại mười ba năm, tình yêu thì ba. Như thế đấy. Trước tiên có một năm say mê, rồi một năm dịu ngọt và cuối cùng là một năm chán phè.

Năm đầu tiên, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ TỰ TỬ.”

Năm thứ hai, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ đau khổ lắm nhưng sẽ gượng lại được.”

Năm thứ ba, người ta nói: “Nếu em bỏ anh, anh sẽ mở sâm banh ăn mừng.”

Không ai nói trước cho bạn là tình yêu kéo dài ba năm cả. Cái âm mưu yêu đương này dựa trên một bí mật được giữ kín. Người ta làm bạn tin rằng nó còn mãi trong khi, về mặt hóa học mà nói, tình yêu biến mất sau ba năm. Tôi đã đọc được điều này trên một tờ tạp chí dành cho phụ nữ: tình yêu là một cơn kịch phát chốc lát của dopamine, noradré-naline, prolactine, lulibérine và ocytocine. Một phân tử nhỏ, phényléthylamine (PEA), làm cảm giác hoan hỉ, hưng phấn và thỏa mãn xuất hiện. Cú sét ái tình, đó là các nơ ron của hệ Limbic ngập chìm trong PEA. Sự dịu dàng, đó là các endorphine (thứ thuốc phiện của cặp đôi). Xã hội lừa bạn đấy: nó bán cho bạn tình yêu lớn trong khi xét về mặt khoa học mà nói người ta đã chứng minh được rằng các hooc môn này ngừng tác động sau ba năm.

Mặt khác, các số liệu thống kê cũng đã nói rõ lắm rồi: một cơn say mê kéo dài trung bình khoảng 317,5 ngày (tôi tự hỏi chuyện gì xảy ra vào nửa cái ngày cuối cùng ấy …), và, ở Paris, cứ ba cặp vợ chồng thì hai cặp ly dị trong vòng ba năm sau lễ cưới của họ. Trong các báo cáo thường niên về dân số của Liên Hợp Quốc, các chuyên gia dân số học đặt ra vấn đề ly hôn ở cư dân của sáu mươi hai nước kể từ năm 1974. Phần lớn các vụ lý hôn diễn ra trong năm thứ tư của hôn nhân (điều đó có nghĩa là những thủ tục đã bắt đầu từ cuối năm thứ ba). “Ở Phần Lan, ở Nga, ở Ai Cập, ở Nam Phi, hàng trăm triệu đàn ông và phụ nữ là đối tượng nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, họ nói những ngôn ngữ khác nhau, làm những nghề khác nhau, ăn mặc khác hẳn nhau, dùng các loại tiền, cất lên những lời cầu nguyện, sợ hãi những quỷ thần khác hẳn nhau, trong đầu đầy ắp vô số niềm hy vọng và mộng tưởng đa dạng… tất tật đều tới điểm đỉnh của ly hôn ngay sau ba năm chung sống.” Sự tầm thường này chỉ là một nỗi nhục thêm vào mà thôi.

Ba năm! Các số liệu thống kê, sinh hóa học, trường hợp cá nhan của tôi: độ dài của tình yêu luôn giữ y nguyên như vậy. Một sự trùng hợp khiến ta bối rối. Tại sao lại là ba năm chứ không phải hai, hay nốn, hay sáu năm? Theo tôi, điều này xác nhận sự tồn tại của ba giai đonạ mà Stendhal, Barthes, và Barbara Cartland vẫn thường phân biệt: Say Mê - Dịu Ngọt – Chán Phè, chu trình ba đoạn mỗi đoạn dài một năm - một tam giác linh thiêng gợi liên hệ đến điện nhân sinh.

Năm đầu tiên, người ta mua đồ.

Năm thứ hai, người ta chuyển chỗ kê đồ.

Năm thứ ba, người ta chia đồ.

Bài hát của Ferré đã thu tóm tất cả: “Thời gian trôi đi ta không còn yêu nhau nữa.” Bạn là ai mà cả gan đọ sức với những tuyến và các chất dẫn truyền thần kinh lúc nào cũng sẽ bỏ rơi bạn vào đúng thời điểm dự tính không sai lấy một giây? Cực chẳng đã thì người ta có thể bàn luận về chất trữ tình của nhà thờ Ferré, nhưng chống lại các môn khoa học tự nhiên và ngành dân số học, thì thất bại là cầm chắc.

VI. Chấm hết

Tôi trở về nhà trong tình trạng thảm hại. Mẹ nó chứ, nhưng thế quái nào mà ở vào cái tuổi này lại phải rời vào những tình trạng như thế! Tôn thờ những cuộc chè chén, ở tuổi mười tám thì còn tạm chấp nận được, nhưng khi đã ba mươi thì thảm quá. Tôi đã nuốt nửa viên thuốc lắc để dám hôn hít những cô nàng lạ hoắc. Không làm vậy thì tôi sẽ quá séc rụt rè, không dám thử tìm kiếm vận may. Lượng gái mà tôi không hôn vì sợ bị chối nguẩy là không thể tính nổi. Đó cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của tôi: tôi hoàn toàn không biết liệu mình có hấp dẫn hay không. Ở Queen, hai con bé tóc vàng xinh xắn say khướt thò lưỡi vào tai tôi mà ngoáy, tạo ra tiếng ồng ộc, rồi hỏi tôi rằng:

- Bọn ta đến nhà anh hay về chỗ chúng em đây?

Sau khi đã hôn thật nồng nàn cả hai đứa, tôi kiêu hãnh đáp lời:

- Các em về nhà các em, anh về nhà anh. Anh không có bao cao su, hơn thế nữa đêm nay anh đang ăn mừng vì vừa ly dị xong, anh sợ sẽ không cương nổi đâu.

Xong xuôi với chiếc Scooter là tôi về đến căn hộ vắng hoe của mình. Bàn tay của sự hoảng loạn đã tóm chặt lấy dạ dày tôi: sự xuống của nhiễm sắc thể x. Không cần cái đó: cả đêm cứ tìm cách chạy trốn chính mình thì có lợi lộc gì nếu điều đó chỉ là để rốt cuộc lại bị tóm chặt khi về đến nhà? Trong các túi áo măng tô, tôi móc được một chút cocain còn sót lại trong một cái phong bì. Hít luôn trên giấy bìa gói. Việc này sẽ làm nỗi buồn chán giảm bớt đi. Bột trắng vương lại trên chóp mũi. Giờ thì tôi không còn buồn ngủ nữa. Bình minh đã lên, nước Pháp sẽ bắt tay vào công việc. Và trong khoảng thời gian ấy một đứa thiếu niên chậm phát triển sẽ nằm lì hàng giờ không nhúc nhích. Phê quá mức nên không thể ngủ, đọc hay viết, tôi sẽ cứ nằm nghiến răng mà nhìn chằm chằm lên trần nhà. Với khuôn mặt đỏ ửng và cái mũi trắng bốp ấy, ở trong gương tôi nhìn thấy một thằng hề âm bản.

Hôm nay tôi sẽ không đi làm. Niềm kiêu hãnh vì đã từ chối một cuộc giao hoan tập thể ngay sau ngày ly dị. Ngán ngẩm mấy con bé mà bạn khoái ngủ cùng nhưng rất ghét tỉnh dậy cùng.

Ngoại trừ một nồi đun sữa đang trào trên bếp, chẳng còn mấy thứ trên cõi đời này sầu thảm hơn tôi.

VII. Công thức để khá hơn lên

Hãy nhắc đi nhắc lại ba câu sau:

1. HẠNH PHÚC KHÔNG TỒN TẠI.

2. TÌNH YÊU LÀ BẤT KHẢ.

3. CHẢ CÓ GÌ NGHIÊM TRỌNG.

Không đùa đâu nhé, trong thì ngu ngu thế thôi, nhưng có lẽ chính cái công thức này đã cứu đời tôi khi tôi chạm đến tận đáy. Cứ thử nó vào cơn khủng hoảng thần kinh sắp tới của bạn. Tôi khuyên đấy.

Còn đây là một danh sách những bài hát buồn nên nghe nếu muốn dựng tinh thần dậy: April come she will của Simon & Garfunkel (20 lần), Trouble của Cat Stevens (10 lần), Something in the way she moves của James Taylor (10 lần), Et sit u n’existais pas của Joe Dassin (5 lần), Sixty years on nghe sau Border Song của Elton John (40 lần) Everybody hurts của REM (5 lần), Quelques mots d’amour hurts của Michel Berger (40 lần nhưng cũng đừng huênh hoang về chuyện đó lắm), Memory Motel của The Rolling Stones (8 lần rưỡi), Living without you của Randy Newman (100 lần), Caroline No của Beach Boys (600 lần), Bản sô nát Kreutzer của Ludwig van Beethoven (6000 lần). Chà, nhạc tuyển thì phải vậy mới hay chứ: tôi đã có câu khẩu hiệu rồi.

“Hợp tuyển u sầu,

Hợp tuyển phiền muộn.”

VIII. Dành cho những người bỏ lỡ mất đoạn đầu

Ba mươi tuổi, tôi vẫn không có khả năng nhìn thẳng vào mắt một cô gái xinh đẹp mà không đỏ mặt. Thật là phiền nhiễu vì cứ đa cảm như vậy. Quá chán chường nên không thể thực sự yêu đương, và tuy vậy lại quá nhạy cảm nên không thể thờ ơ. Nói gọn lại, quá yếu đuối nên không thể tiếp tục là người đã có vợ. Nhưng tôi bị cái quái gì thế này cơ chứ? Rõ ràng, cám dỗ của việc quẳng bạn về với hai cuốn sách trước của tôi là rất lớn, nhưng dù sao thì làm vậy cũng không được fair – play cho lắm, vì các kiệt tác lãng mạn ấy đã bị nã đạn ngay sau thành công vang dội của chúng.

Thế nên chúng ta sẽ tóm tắt lại mấy đoạn trước nhé: tôi là một kẻ ăn chơi không cải tạo được, sản phẩm thuần khiết của xã hội xa hoa phù phiếm của chúng ta. Sinh ngày 21 tháng Chín năm 1965, hai mươi năm sau Auschwitz, ngày đầu tiên của mùa thu. Tôi ra đời đúng vào cái ngày những chiếc lá bắt đầu rơi từ trên cây xuống, khi ngày bắt đầu ngắn lại. Vì thế mà, rất có thể là vậy, có một khí chẩt rã rời. Tôi kiếm sống bằng cách dàn hang ngang từ ngữ, cho các tờ báo hoặc những hãng quảng cáo – các hang này có ưu điểm là trả tôi nhiều tiền hơn cho một số lượng chữ ít hơn. Tôi dần trở nên có tiếng tăm nhờ chuyên tổ chức những bữa tiệc ở Paris vào một thời điểm mà ở Paris không còn tiệc tùng gì nữa. Việc này chẳng có gì liên quan đến chữ nghĩa, tuy nhiên chính nhờ vậy mà tôi nổi danh, có khả năng là bởi vì vào thời đại của chúng ta mấy kẻ dàn hàng ngang từ ngữ bị cho là kém quan trọng hơn những người có ảnh đăng trên các trang chuyên về những sự kiện ban đêm của vài tờ tạp chí.

Tôi đã làm những kẻ chú ý tới tiểu sử của tôi phải kinh ngạc khi lấy vợ vì tình. Một ngày nọ, trong một ánh mắt màu xanh da trời, tôi đã tưởng mình thoáng nhìn thấy sự vĩnh cửu. Tôi, kẻ bỏ cả đời để chậy nhởn từ bữa tiệc này sang bữa tiệc khác và từ một cái nghề này sang một các nghề khác để không kịp có thời gian mà trầm cảm, tôi đã tưởng rằng mình hạnh phúc.

Anne, vợ tôi, là người không có thực, đẹp rực rỡ, gần ở cái mức bất khả. Quá đẹp nên không thể hạnh phúc – nhưng điều đó, mãi sau này tôi mới biết. Tôi ngắm nàng hàng giờ liền. Đôi khi nàng nhận ra điều đó và trách tôi: “Thôi đừng có nhìn em nữa đi, nàng hét lên, anh làm em thấy khó chịu đấy.” Nhưng nhìn nàng sống đã trở thành buổi trình diễn mà tôi thích nhất. Những gã trai như tôi, những kẻ tự thấy mình xấu xí khi còn nhỏ, thường ngạc nhiên vô cùng khi quyến rũ được một cô gái đẹp, tới mức luôn cầu hôn hơi quá vội vã.

Đoạn sau chẳng mấy độc đáo: để không sa vào các chi tiết, cứ biết rằng chúng tôi đến sống trong một căn hộ quá nhỏ đối với tình yêu lớn đến vậy của mình. Thành thử chúng tôi ra khỏi nhà quá thường xuyên, và bị cuốn vào một cơn xoáy lốc khá phóng đãng. Người ta nói về chúng tôi:

- Hai cái đứa đó, chúng nó đi chơi nhiều quá.

- Đúng vậy, tội nghiệp ghê… Chắc là lục đục lắm!

Và người ta đã không hoàn toàn nhầm lẫn, ngay cả khi họ vô cùng hài lòng vì được một lần có được một cô gái xinh đẹp tại những bữa tiệc nhạt nhẽo của mình.

Cuộc sống đã được tạo ra như vậy, ngay khi bạn vừa mới xốn xang hạnh phúc, nó bèn chấn chỉnh bạn ngay lập tức.

Chúng tôi không chung thủy với nhau, lần lượt từng người một.

Chúng tôi đã bỏ nhau giống như chúng tôi đã lấy nhau: không biết tại sao.

Hôn nhân là một mưu đồ khổng lồ, một trò lừa đảo khủng khiếp, một lời nói dối tinh vi, trong đó chúng tôi tàn lụi như hai đứa trẻ. Tại sao? Thế nào? Rất đơn giản thôi. Một chàng trai trẻ cầu hôn người phụ nữ mà anh ta yêu. Anh ta sợ hãi đến phát run lên, cảnh tượng thật là đẹp, anh ta đỏ mặt, anh ta vã mồ hôi, anh ta lắp bắp còn cô, đôi mắt cô sang bừng lên, cô cười vẻ bồn chồn, bắt anh ta nhắc đi nhắc lại câu hỏi. Ngay khi cô vừa nói đồng ý xong, tức thì cả một danh sách bất tận những nghĩa vụ rơi thẳng xuống đầu họ, những bữa tôi và những bữa trưa tại gia đình, sắp xếp vị trí khách ngồi ăn, thử váy, cãi cọ, cấm không được ợ hơi hay đánh rắm trước các phụ huynh hai phía, ngồi cho thẳng nhé, cười đi, cười đi, đúng là một cơn ác mộng không có điểm kết và đó mới chỉ là khởi đầu thôi: sau đó, bạn sẽ thấy, tất cả mọi thứ đều được sắp đặt sao cho họ đâm ra ghét nhau.

IX. Mưa trên Copacabana

Những câu chuyện cổ tích chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích mà thôi. Sự thật đáng thất vọng hơn nhiều. Sự thật lúc nào cũng đáng thất vọng, chính vì vậy mà tất cả mọi người đều nói dối.

Sự thật, đó là bức ảnh một người phụ nữ khác do tình cờ được tìm thấy trong túi du lịch của tôi, ở Rio de Janeiro (Braxin), ngay trước ngày đầu Năm Mới. Sự thật, đó là tình yêu bắt đầu trong nước hoa hồng và kết thúc trong nước rửa lòng lợn. Anne đi tìm cái lược và rồi đầu bù tóc rối bởi một bức ảnh Polaroid chụp phụ nữ lòi ra từ vài bức thư tình không phải của nàng.

Ở sân bay Rio, Anne đã bỏ rơi tôi, Nàng muốn về Paris mà không có tôi. Tôi không ở vào vị trí thích hợp để trái ý nàng. Nàng khóc vì kinh ngạc. Nỗi kinh hoàng của một ai đó vừa mất đi tất cả trong vòng hai mươi giây. Đó là một cô gái nhỏ nhắn xinh xẻo vừa đột nhiên phát hiện ra rằng đời mình sao thảm hại thế và cuộc hôn nhân của mình đang vỡ vụn. Nàng không còn nhìn thấy gì nữa, không còn sân bay, không còn dòng người xếp hàng chờ đợi, không còn các bảng niêm yết giờ đến giờ đi, mọi thứ đều đã biến mất, trừ tôi, đao phủ của nàng. Đến hôm nay tôi thấy tiếc làm sao vì đã không ôm choàng lấy nàng! Nhưng tôi thấy bực bội vì những giọt nước mắt của nàng không chịu ngừng rơi và tất cả mọi người đều nhìn tôi. Lúc nào thì cũng thật lúng túng khó xử khi phải làm một thằng khốn nạn giữa chỗ đông người.

Thay vì xin lỗi nàng, tôi lại nói: “Lên đi, không thì lỡ chuyến bay đây.” Tôi đã không nói gì để cứu vớt nàng. Đến hôm nay chỉ cần nghĩ đến chuyện đó thôi là cái cằm bạnh của tôi đã run lên rồi. Ánh mắt nàng lộ vẻ van nài, buồn bã, não nề, căm tức, nhẫn nhịn, lo lắng, thất vọng, ngây thơ, kiêu hãnh, khinh bỉ, mà vẫn cứ xanh ngắt. Chưa bao giờ tôi quên được nó: cái nhìn ấy khám phá ra nỗi đau đớn. Tôi sẽ phải học cách tiếp tục sống với cái của nợ ấy trên lưng. Người ta thương hại những người chịu đau khổ chứ chẳng ai động lòng trước những kẻ gây đau khổ. Hay tự mà xoay xở như một người lớn đi, anh bạn ơi. Mi là cái kẻ không biết giữ lời hứa. Mi có nhớ đoạn kết tiểu thuyết Adolphe không: “Vấn đề lớn trong đời, đó là nỗi đau đớn mà chúng ta gây nên, và thứ siêu hình học khéo léo nhất cũng không biện minh được cho gã đàn ông đã làm tan nát trái tim người đem lòng yêu hắn ta.”

Sau đó, tôi một mình lê la ở Copacabana, trái tim tan nát, tôi đã uống, cô độc như chưa từng có ai cô độc đến vậy, hai mươi ly cocktail caipirinha, tôi cảm thấy mình đáng tởm, bất công và gớm ghiếc. Tôi sẽ trở thành một dạng sỏi đá lạnh giá. Lần đầu tiên từ nhiều thập kỷ nay, trời mưa đúng vào đêm giao thừa ở Rio. Cú trừng phạt của thần linh. Quỳ gối trên bãi cát, trong tiếng trống đinh tai của vũ điệu samba, tôi cũng bắt đầu mưa.

Có những đêm ngủ được là cả một sự xa xỉ. Ngủ để có thể tỉnh dậy khỏi giấc mơ đáng nguyền rủa ấy. Chúng ta hẳn đều muốn chuyện này chưa từng bao giờ xảy đến. Chúng ta hẳn đều mong “cười tươi lên nào” với đời mình. Bởi vì chính chúng ta bị tổn thương nhiều nhất, khi chúng ta làm ai đó đau khổ.

Phải, đúng đấy, tôi còn nhớ rất rõ cái đêm mình thôi không ngủ được nữa. Một triệu người Braxin mặc đồ màu trắng, dưới trời mưa, trên bãi biển. Màn pháo hoa tuyệt vời trước khách sạn Méridien. Phải ném những bong hoa trắng xuống những con sóng và nguyện cầu một điều gì đó mà thần linh sẽ biến nó thành sự thật trong năm. Tôi đã mong mỏi rằng mọi chuyện sẽ ổn thỏa. Tôi không biết chuyện gì đã xảy ra: hoặc là hoa của tôi xấu quá, hoặc các vị thần đi vắng mất. Dù sao thì lời thỉnh cầu của tôi cũng không hề được thực hiện.

X. Tòa án ở Paris

Ly hôn chẳng bao giờ nhẹ nhàng cả. Chúng ta sẽ là những loại rác rưởi đáng tởm đến mức nào để tin được rằng đó là một hành động không chút nặng nề? Anne đã từng tin tưởng tôi. Trước Chúa nàng đã tra gửi cuộc đời cho tôi (và còn ấn tượng hơn nữa: trước Cộng hòa Pháp). Tôi đã ký vào một thỏa ước theo đó tôi hứa với nàng là sẽ luôn luôn chăm lo cho nàng và nuôi dạy lũ con của chúng tôi. Tôi đã lừa nàng. Chính nàng đã đề nghị ly hôn: chỉ là một cách ném trả lại mọi sự, bởi vì chính tôi đã mở lời cầu hôn nàng. Chúng tôi sẽ không có con và như vậy lại càng tốt cho chúng. Tôi là một kẻ bạc tình và một tên hèn nhát, như thế hẳn sẽ giúp ích rất nhiều cho một người cha trong gia đình. Tôi tự coi mình là thủ phạm – để có thể ngừng tự kết tội.

Tại sao không hề có ai ở các phiên tòa ly hôn hết cả? Tại đám cưới của tôi, tất cả bạn bè vây quanh tôi. Nhưng vào ngày ly hôn của tôi, tôi đơn độc đến khó tin. Không có nhân chứng, cũng không có các cô phù dâu, không có gia đình, càng không có những thằng bạn say khướt để vỗ vỗ vào lưng tôi. Không hoa bó, không hoa kết vòng. Tôi rất muốn người ta ném cho tôi cái gì đó, nếu không phải là gạo thì, tôi cũng không biết nữa, cà chua thối chẳng hạn. Dù thế nào thì ở lối ra của tòa án, những thứ đó cũng là một cái gì đó rất quen thuộc. Họ đâu cả rồi, tất cả những người thân thiết từng ních đầy bụng những cái bánh nhỏ ở đám cưới của tôi và giờ đây đã tẩy chay tôi, trong khi lẽ ra phải ngược lại mới đúng – người ta luôn cần cưới đơn độc và ly hôn với sự ủng hộ của tất cả bạn bè?

Có vẻ như là một số mục sư dòng Anh giáo tổ chức nghi lễ tôn giáo cho những vụ thuận tình ly hôn, với sự chúc phúc dành cho những người chi tay và lễ trao lại nhẫn cưới cho linh mục chủ lễ thật trang trọng. “Thưa cha, con xin trả lại chiếc nhẫn này như là dấu hiệu cho thấy cuộc hôn nhân của con đã chấm dứt.’’ Tôi thấy làm như thế thật ấn tượng. Đức Giáo hoàng cũng nên nghiên cứu vấn đề này: việc đó hẳn sẽ kéo được nhiều người tới nhà thờ, và rồi vụ bán lại nhẫn cưới chắc hẳn phải mang lại nhiều tiền hơn những lần quyên góp chứ, phải không nào? Ý tưởng cần đào sâu, tôi tự nhủ, trong khi viên thẩm phán phụ trách ly hôn tìm cách hòa giải. Ông ta hỏi chúng tôi, Anne và tôi, liệu chúng tôi đã chắc chắn là muốn ly hôn hay chưa. Ông ta nói với chúng tôi như thể chúng tôi là những đứa trẻ mới lên bốn vậy. Tôi những muốn trả lời là không, rằng chúng tôi đến đây để chơi một ván tennis. Thế rồi tôi suy nghĩ và nhận ra là ông ta đã hiểu thấu chúng tôi: ông ta có lý, chúng tôi là những đứa trẻ lên bốn.

Ly hôn là một dạng phá trinh tinh thần. Khi thiếu vắng “trận chiến tốt lành’’ mà chúng ta xứng đáng được có, cái dạng thảm họa này (hoàn toàn giống như là mất đi mẹ hoặc bố, tỉnh dậy thấy mình bị liệt sau vụ tai nạn xe hơi, mất chỗ ở sau một vụ sa thải bố láo) là những sự kiện duy nhất ngõ hầu dạy cho chúng ta trở thành con người.

… Thế còn ngoại tình có khiến tôi trưởng thành hay không?

Chúng ta cứ giả bộ là mình thờ ơ với chuyện ly hôn, nhưng sẽ nhanh chóng tới cái thời điểm khủng khiếp khi chúng ta hiểu ra rằng từ “Nàng công chúa ngủ trong rừng’’ đã chuyển thành “Chúng ta sẽ không già đi bên nhau’’. Vĩnh biệt những kỷ niệm đẹp đẽ, phải từ bỏ những biệt danh đáng yêu từng trao cho nhau thôi, đốt đi những bức ảnh chụp hồi trăng mật, tắt đài khi trên đó phát một bài hát đã từng lẩm nhẩm hát cùng nhau. Một vài câu nói khiến bạn phát khùng: “Trông em mặc bộ này thế nào?’’, “Tối nay ta làm gì nhỉ?’’, bởi vì chúng nhắc bạn nhớ tới những kỷ niệm tồi tệ. Mắt bạn sẽ đẫm lệ theo cái cách không thể giải thích nổi mỗi khi chứng kiến cảnh người ta gặp lại nhau ở sân bay. Và ngay cả bài Thánh vịnh cũng sẽ trở thành một trò tra tấn: “Đôi má người đẹp như má chim cu gáy còn cổ người như phủ đầy những chuỗi hạt lộng lẫy… Người đã làm thương tổn trái tim tôi, hỡi người em gái, người vợ của tôi, người đã làm thương tổn trái tim tôi chỉ bằng một con mắt và bằng một sợi tóc trên gáy nàng.’’

Một lần duy nhất chúng ta còn gặp lại nhau kể từ đây, đó sẽ là khi có mặt một bà luật sư tươi cười có một cái gu rất tệ hại là vác bụng chửa vượt mặt. Chúng ta sẽ thơm má nhau như những người bạn cũ. Chúng ta sẽ đi uống một tách cà phê như thể Trái đất không hề vừa sụp xuống. Xung quanh chúng ta người ta vẫn cứ tiếp tục sống. Chúng ta sẽ chuyện vãn bằng giọng bông đùa, rồi, khi chia tay nhau, vẻ đầy thản nhiên, thì đó sẽ là chia tay vĩnh viễn. “Chào nhé, hẹn gặp lại’’ sẽ là lời nói dối cuối cùng.

XI. Người đàn ông tuổi ba mươi

Ở môi trường của tôi, người ta không thể tự đặt cho mình câu hỏi nào trước tuổi ba mươi và, vào thời điểm ấy, dĩ nhiên, đã là quá muộn để trả lời.

Mọi chuyện diễn ra như thế này: bạn 20 tuổi, bạn quậy phá chút ít, và khi tỉnh dậy bạn đã 30. Thế là kết thúc: sẽ không bao giờ tuổi của bạn bắt đầu bằng một số 2 nữa. Bạn phải tự thuyết phục mình việc có thêm mười tuổi so với mười năm trước đây, và mười kí lô so với năm vừa qua. Bạn còn lại bao nhiêu năm? 10? 20? 30? Tuổi thọ trung bình còn cho bạn thêm 42 nếu bạn là đàn ông, 50 nếu bạn là phụ nữ. Nhưng đó là chưa tính đến các loại bệnh tật, rụng tóc, chứng lẫn cẫn, những vết đồi mồi trên mu bàn tay. Không có ai tự đặt cho mình những câu hỏi sau: Chúng ta đã tận dụng triệt để những năm tháng đó chưa? Liệu chúng ta có nên sống khác đi không? Liệu chúng ta đã gặp đúng người đúng chỗ chưa? Thế giới này đề xuất gì với chúng ta? Từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi, chúng ta để đời mình chạy theo chế độ lái tự động, và cần phải có lòng can đảm phi thường mới có thể làm thay đổi lịch trình của nó được.

20 tuổi, tôi cứ tưởng đã biết hết về cuộc đời. 30 tuổi, tôi học được rằng mình chẳng biết gì hết cả. Tôi vừa trải qua mười năm để học tất cả những gì cần cho tôi, sau đó, quên đi tất cả những gì học được.

Tất cả đều đã quá hoàn hảo. Cần phải nghi ngờ những cặp đôi lý tưởng: họ quá thích được đẹp đẽ; họ ép mình phải mỉm cười, như thể họ đang làm công việc quảng bá cho một bộ phim mới tại Liên hoan phim Cannes. Điều đáng bực với hôn nhân vì tình yêu, đó là nó xuất phát từ mức quá cao. Điều duy nhất có thể gây kinh ngạc cho một cuộc hôn nhân vì tình yêu, đó là một tai biến. Nếu không thì là gì nào? Cuộc đời đã kết thúc. Người ta đã đến được Thiên đường trước khi kịp sống. Người ta sẽ phải ở mãi trong cùng một bộ phim hoàn hảo, với cùng một dàn diễn viên không chê vào đâu được, cho đến khi chết. Thật là không thể sống nổi. Khi có tất cả từ quá sớm, rốt cuộc người ta sẽ hy vọng đến một thảm họa, thay cho sự giải thoát. Một tai họa để được nhẹ lòng.

Phải mất rất lâu tôi mới thừa nhận rằng mình chỉ lấy vợ vì những người khác, rằng hôn nhân không phải thứ gì đó người ta làm cho bản than mình. Người ta cưới vợ để chọc tức lũ bạn hoặc làm bố mẹ khoái chí, thường là cả hai việc, đôi khi là ngược lại. Thời chúng ta, chín phần mười những cuộc cưới xin của đám người giàu có chỉ tạo nên các tập tục bắt buộc, những lễ lạt thời thượng vốn là dịp để các ông bố bà mẹ bị mắc kẹt mời mọc khách khứa hòng đáp lễ. Thỉnh thoảng, trong một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gia đình bên thông gia còn xác minh xem có đúng là ông con rể tương lai thuộc vào giới thượng lưu hay không, nhắc nhắc chiếc nhẫn đính hôn để ước lượng số cara và khăng khăng phải có bài phóng sự trên Point de Vue-Image du Monde. Nhưng đó thực sự là những trường hợp quá khích.

Người ta lấy nhau chính xác giống như đi thi tú tài hoặc thi lấy bằng lái xe: người ta luôn muốn đi vào cùng một cái khuôn khổ để có thể là người bình thường, bình thường, BÌNH THƯỜNG, bằng mọi giá. Vì không thể ở bên trên cả thiên hạ, người ta bèn muốn giống như tất cả mọi người, vì sợ bị ở bên dưới. Và đó là cách thức tốt nhất để làm đổ sụp một tình yêu đích thực.

Mặc khác hôn nhân không chỉ là một mô hình được thứ giáo dục tư sản áp đặt: nó cũng là đối tượng của một cuộc tẩy não khổng lồ sinh ra từ các hình thức quảng cáo, phim ảnh, báo chí, và thậm chí là văn chương, một vụ đầu độc ghê hồn rốt cuộc sẽ đẩy những cô gái xinh tươi đến chỗ muốn có được chiếc nhẫn trên ngón tay và cái váy màu trắng trong khi, nếu không có vụ đầu độc đó, hẳn là họ cũng sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới nhẫn với cả váy. Tình yêu Lớn, vâng cái đó thì với những thăng trầm của nó, chắc chắn là họ sẽ nghĩ đến, nếu không thì sống làm quái gì cơ chứ? Nhưng Hôn nhân, cái Thiết-chế-biến-Tình-yêu-thành-Rác-rưởi, “hòn lê của tình yêu phải đeo vĩnh viễn ở chân và hòn lê của cuộc sống lứa đôi phải lê theo trọn đời” (Maupassant): không đời nào nhé. Trong một thế giới hoàn hỏa, các cô gái đôi mươi sẽ chẳng bao giờ bị thu hút bởi một thứ sang chế giả tạo đến nhường ấy. Họ sẽ mơ đến sự chân thành, đến niềm đam mê, đến điều tuyệt đối - chứ không phải là một thằng cha vơ chú váo nào đó. Họ sẽ chờ đợi Người đàn ông biết cách làm họ kinh ngạc mỗi ngày mà Chúa tạo ra, chứ không phải Người đàn ông sẽ tặng cho họ mấy cái giá Ikéa. Họ sẽ để cho Tự nhiên - tức là ham muốn – làm công việc của mình. Thật không may là bà mẹ bị vùi dập của họ lại mong cho họ một bất hạnh tương tự, và bản than họ đã xem quá nhiều bộ phim truyền hình rẻ tiền. Thế nên họ chờ đợi chàng Hoàng tử Phong nhã, cái thứ ý tưởng quảng cáo ngu si tạo ra những người phụ nữ thất vọng, những cô gái già trong tương lai, những người đàn bà chua chat, trong khi chỉ một người đàn ông thiếu hoàn hảo mới có thể làm cho họ hạnh phúc.

Dĩ nhiên là dân tư sản sẽ thề sống thề chế với bạn rằng những mô hình ấy không còn tồn tại nữa, rằng phong tục tập quán đã thay đổi, nhưng cứ tin rằng đó là một nạn nhân đang tức tối đi: chưa bao giờ sự áp bức lại mạnh mẽ như trong thời đại tự do giả hiệu của chúng ta. Hàng ngày, chủ nghĩa toàn trị của hôn nhân vẫn cứ tiếp tục kéo dài vĩnh viễn nỗi bất hạnh, từ thế hệ này vắt qua thế hệ khác. Người ta bắt chúng ta phải nhận lấy cái còi nhử chim hoạt động theo những nguyên tắc vờ vịt cũ mòn ấy, với mục đích không nói ra là tái tạo nữa và mãi mãi một di sản của đau đớn và đạo đức giả. Làm tan vỡ các cuộc đời vẫn cứ là môn thể thao được ưa thích nhất của các gia đình lâu đời tại Pháp, và chúng biết rõ nó đến tận chân tơ kẽ tóc. Chúng còn tập luyện cho việc đó nữa. Đúng, ngày nay người ta vẫn còn có thể viết điều này: Hỡi gia đình, ta căm ghét ngươi.

Tôi lại càng căm ghét nó hơn bởi vì tôi đã nổi loạn quá muộn màng. Trong thâm tâm, tôi đã rất hài lòng. Tôi là một thằng nhà quê bình dân, hậu duệ của các hào lý xứ Béarn, dương dương tự đắc khi cưới được Anne, nàng mèo quý tộc bằng sứ. Tôi đã khinh suất, hợm hĩnh, ngây thơ và ngu xuẩn. Tôi đã phải trả giá đắt. Tôi đáng phải chịu cảnh tan vỡ ấy. Tôi cũng giống như mọi người, giống như bạn đang đọc tôi đây, cứ tin rằng có quy tắc là có ngoại lệ và mình chính là ngoại lệ ấy. Dĩ nhiên, bất hạnh sẽ chừa tôi ra, chúng tôi sẽ thoát cảnh khó khăn. Thất bại sẽ chỉ đến với những kẻ khác. Một ngày nọ tình yêu đã bỏ đi, và tôi thốt choàng tỉnh giấc. Cho đến khi ấy, tôi vẫn tự bắt mình chơi trò ông chồng hạnh phúc. Nhưng tôi đã tự dối mình từ quá lâu rồi, nên không thể đến một ngày cũng khởi sự nói dối một người khác

XII. Những ảo tưởng tan vỡ

Thế hệ của chúng tôi quá mức hời hợt không sao phù hợp với hôn nhân. Chúng tôi cưới nhau như là người ta đi ăn ở MacDo. Sau đó, chúng tôi tung hê. Làm sao mà bạn lại có thể muốn chúng tôi sống cả đời với cùng một người trong cái xã hội tung hê nháo nhào này đây? Trong thời đại khi các ngôi sao, các chính trị gia, các môn nghệ thuật, các giới tính, các tôn giáo có thể hoán đổi cho nhau theo cách chưa từng có bao giờ ư? Tại sao tình cảm yêu đường lại có thể là ngoại lệ đối với cái món tâm thần phân liệt chung ấy được?

Và rồi trước hết, từ đâu mà chúng ta lại có cái nỗi ám ảnh kỳ cục ấy nhỉ: chiến đấu bằng mọi giá để được hạnh phúc với một người duy nhất? Trong số 558 loại hình xã hội loài người, chỉ 24% sống theo chế độ đơn thê đơn phu. Phần lớn các loài vật đều đa thê đa phu. Về phần người ngoài hành tinh thì thôi đừng nói làm gì cả: từ lâu lắm rồi Hiến chương Thiên hà X23 đã cấm chế đội đơn thê đơn phu trên tất cả các hành tinh thuộc loại B#871.

Hôn nhân, đó có nghĩa là trứng cá muối trong tất cả các bữa ăn: một sự nghẹn ứ không tiêu nổi những gì mà bạn thích, đến mức lộn mửa. “Nào, anh không muốn dung thêm một chút à? Gì cơ? Anh không ních nổi nữa à? Nhưng mới vừa xong anh còn thấy rất ngon cơ mà, anh bị làm sao thế? Đồ khốn, cút đi!”

Sức mạnh của tình yêu, quyền lực khó tin của nó, hẳn đã làm xã hội phương Tây thực sự kinh hoảng đến mức xã hội ấy phải tạo ra cái hệ thống đó, nhằm làm cho bạn chán ngán những gì mà bạn thích thú.

Một nhà nghiên cứu người Mỹ vừa chứng minh được rằng không chung thủy liên quan đến đặc điểm sinh học. Không chung thủy, theo nhà bác học lừng danh ấy, là một chiến lược di truyền nhằm tạo điều kiện cho sự tồn tại của giống loài. Bạn đã tưởng tượng ra cảnh cuộc sống gia đình rồi đấy: “Em yêu, anh không hề tìm cách lừa dối em để tìm kiếm khoái lạc: mà là vì sự tồn tại của giống loài, em cứ thử hình dung đi! Có thể em chẳng thèm quan tâm đâu, nhưng cũng phải có ai đó lo chuyện này chứ, sự tồn tại của giống loài ấy! Nếu em tưởng rằng chuyện ấy làm anh thích thú thì!...”

Tôi không bao giờ thẩy đủ: khi thích một cô gái, tôi muốn đem lòng yêu; khi đã đem lòng yêu rồi, tôi muốn hôn cô ấy; khi đã hôn cô ấy rồi, tôi muốn ngủ với cô ấy; khi đã ngủ với cô ấy rồi, tôi muốn sống với cô ấy trong một căn hộ đầy đủ đồ đạc; khi sống với cô ấy trong một căn hộ đầy đủ đồ đạc, tôi muốn cưới cô ấy; khi đã cưới cô ấy rồi, tôi gặp một cô gái khác mà tôi thích. Đàn ông là một giống động vật không biết hài lòng cứ lưỡng lự giữa nhiều nỗi bực dọc. Nếu phụ nữ muốn chơi theo cách thật tinh tế thì họ cứ việc từ chối bọn đàn ông để đàn ông chay theo họ suốt cả cuộc đời.

Câu hỏi duy nhất trong tình yêu là người ta bắt đầu nói dối kế từ khi nào? Liệu có phải là lúc nào bạn cũng sung sướng như vậy khi về nhà mình để gặp lại cùng cái người ấy đang chờ đợi bạn hay không? Khi nói với người đó là “anh yêu em”, liệu bạn có luôn nghĩ thế không? Sẽ có – và nhất định sẽ có - một khoảnh khắc bạn phải tự ép buộc mình. Khi ấy những “anh yêu em” của bạn sẽ không còn nguyên hương vị. Với tôi, thời điểm quyết định, đó là khi cạo râu. Tối nào tôi cũng cạo râu để không làm Anne bị nhột khi hôn nàng vào ban đêm. Và rồi, một tối – nàng say ngủ (tôi đã đi chơi một mình cho đến tận lúc trời sáng, đúng điển hình của cái thể loại cư xử tồi tệ mà người ta tự cho phép mình với cái cớ là hôn nhân) – tôi đã không cạo râu. Tôi nghĩ chuyện này thì nghiêm trọng gì, bởi vì nàng sẽ không nhận ra. Trong khi điều đó chỉ đơn giản cho thấy tôi không còn yêu nàng nữa.

Khi ly di người ta luôn mua cuốn Cuộc chia tay của Dan Franck. Cảnh đầu tiên thật xúc động: trong khi xem một vở kịch, người đàn ông phát hiện ra vợ mình không còn yêu mình nữa bởi vì cô rút tay khỏi tay anh. Anh cố cầm lại nhưng cô lại một lần nữa nhấc tay ra. Tôi tự nhủ: đúng là con rồ! Tại sao lại ác thế? Cứ để nguyên tay trong tay chồng thì cũng có khó khăn gì đâu, mẹ kiếp! Cho đến cái ngày chuyện tương tự xảy đến với tôi. Tôi đã bắt đầu không ngừng đẩy tay Anne ra. Nàng dịu dàng cầm lấy bàn tay tôi, hoặc nắm lấy cánh tay, hoặc đặt bàn tay lên đùi tôi khi chúng tôi ngồi xem vô tuyến, và tôi, tôi đã nhìn thấy gì? Một bàn tay mềm oặt, trắng bợt, trơ trơ như chiếc găng tay cao su Mappa. Tôi rùng mình vì tởm. Cứ như thể nàng vừa đặt một con bạch tuộc lên người tôi vậy. Tôi cảm thấy thật tội lỗi: Chúa ơi, làm thế nào mà con lại thành ra thế này? Tôi đã trở thành con rồ trong cuốn sách của Dan Frank. Nàng cứ khăng khăng đòi đan ngón tay vào ngón tay tôi. Tôi cố lắm những cũng không sao ngăn được một cái nhăn mặt. Tôi đứng bật dậy, ra vẻ phải đi tè, trên thực tế là để tránh bàn tay ấy. Rồi tôi đâm hối, ân hận lắm, và tôi ngắm nhìn bàn tay nàng, bàn tay tôi đã từng yêu. Bàn tay tôi đã từng hỏi xin trước Chúa. Bàn tay mà ba năm trước tôi đã sẵn sàng dâng tặng cả cuộc đời để được cầm đúng như vậy. Và tôi chỉ còn cảm thấy căm ghét chính mình, hổ thẹn vì nàng, cảm thấy dửng dưng, muốn khóc. Và tôi ôm chặt cái con bạch tuộc mềm oặt ấy vào lòng, rồi đặt lên bàn tay nàng một nụ hôn thấm đẫm những buồn bã cùng cay đắng.

Tình yêu kết thúc khi không còn có thể bước trở lùi được nữa. Chính bằng cách ấy mà chúng ta nhận ra: thời gian trôi đi, sự bất tương thong ngự trị; chúng ta đã chia lìa mà thậm chí còn không nhận thấy cả điều đó.

XIII. Chuốc vạ vào thân

Đêm đó, trong chuyến lang thang của tôi, một anh bạn đến bắt chuyện với tôi (tôi không còn nhớ nổi đó là ai nữa, cũng như gặp khi nào, ở đâu thì lại càng không)/

- Tại sao cậu lại cau có thế?, anh ta hỏi tôi.

Tôi còn nhớ là đã chỉ trả lời anh như thế này:

- Bởi vì tình yêu kéo dài ba năm.

Có vẻ như câu này gây hiệu ứng lớn: thằng cha mất hút luôn. Ngay lập tức, tôi lôi nó ra làm lời đáp ở mọi nơi mình xuất hiện. Mỗi khi tôi mang vẻ buồn bã mà lại có người hỏi nguyên do, tôi đều trả lời thẳng tưng:

- Bởi vì tình yêu kéo dài ba năm.

Tôi thấy câu này ngon trớn quá xá.

Dần dà, tôi thậm chí còn tự nhủ nó rất có thể sẽ là một tít sách tuyệt với.

Tình yêu kéo dài ba năm. Ngay cả khi bạn đã cưới được bốn mươi năm rồi, thì trong thâm tâm, hãy cứ thú nhận rằng bạn thấy rõ ràng như vậy là đúng đi. Bạn thấy rõ rang mình đã từ bỏ điều gì; và từ bỏ nó vào thời điểm nào. Cái ngày định mệnh khi bạn thôi không còn sợ hãi nữa.

Nghe nói rằng tình yêu kéo dài ba năm thật chẳng dễ chịu gì; cảm giác cứ như là khi chuông báo thức reo vang cắt ngang chừng một giấc mộng tình ái. Nhưng cần phải xóa bỏ đi lời nói dối về tình yêu vĩnh cửu, nền tảng của xã hội chúng ta, thủ phạm gây ra bất hạnh cho con người.

Sau ba năm, một cặp đôi phải bỏ nhau, tự sát, hoặc sinh con, đó là ba cách xác nhận kết cục của họ.

Người ta thường xuyên nói với chúng ta rằng sau một khoảng thời gina nhất định, đam mê sẽ trở thành “thứ khác”, vững chắc hơn và đẹp đẽ hơn. Rằng “thứ khác” đó là Tình yêu với một chữ “T” hoa, một tình cảm chắc chắn là kém phấn khích hơn, nhưng lại chín chắn hơn. Tôi muốn thật rõ ràng: cái “thứ khác” này làm tôi lộn tiết, và nếu đó là Tình yêu, thì tôi xin để Tình yêu lại cho bọn lười biếng, bọn nản chí, bạn người “trưởng thành” chuyên chúi đầu vào sự tiện nghi về mặt tình cảm của chúng. Còn tôi, tình yêu cảu tôi chỉ có một chữ “t” thường nhưng lại có những phút giây bay bổng thăng hoa; nó không kéo dài lắm nhưng ít nhất, khi nó ở đó người ta có thể cảm thấy nó đang đi qua. Cái “thứ khác” của bọn họ, thứ mà họ muốn biến tình yêu của mình thành, giống với một lý thuyết được rạo ra để có thể hài lòng với ít ỏi những thứ có được, và an tâm mà tuyên bố rằng không còn gì tốt đẹp hơn được nữa. Bọn họ khiến tôi nghĩ đến những kẻ ghen tị rạch cửa những chiếc ô tô đắt tiền vì không đủ sức tự mua cho mình một cái.

Kết thúc buổi tối tận thế. Muốn kết thúc nó một cách sạch trơn. Quãng năm giờ sáng, tôi gọi điện cho Adeline H., thế có nghĩa là tâm trạng của tôi tệ hại hết cỡ rồi. Tôi có số riêng của cô ta. Cô ta là người nhấc máy: “Alo? Alo? Ai đấy?” Giọng khàn đặc. Tôi đã đánh thức cô ta dậy? Tại sao cô ta lại không để chế độ trả lời tự động cơ chứ? Tôi không biết nói gì với cô ta cả. “Ờ… Xin lỗi vì đã đánh thức em… anh chỉ muốn chào em thôi…” “AI ĐẤY HẢ? MÀY BỊ ĐIÊN HAY SAO HẢ, MẸ KIẾP?!” Tôi gác máy. Ngồi thụp xuống, bất động, hai tay ôm lấy đầu, tôi lưỡng lự giữa hộp thuốc an thần Lexomil và treo cổ: tại sao lại không là cả hai nhỉ? Tôi không có dây thừng, nhưng nhiều chiếc cà vạt Paul Smith buộc vào với nhau sẽ làm nên chuyện. Đám thợ may người Anh luôn chọn loại vải rất chắc. Tôi dán một mẩu giấy nhắc việc lên vô tuyến: “TẤT CẢ BỌN ĐÀN ÔNG CÒN SỐNG SAU 30 TUỔI ĐỀU LÀ ĐỒ NGU XUÂN.” Tôi thấy thật mừng vì đã thuê một căn hộ kiểu để lộ xà nhà. Chỉ cần trèo lên cái ghế này, ở đó, như thế, rồi uống một cốc Coca Cola pha sẵn thuốc an thần đã tán nhỏ. Sau đó, ta nhét đầu vào trong cái thong lọng, và đúng lúc bắt đầu thiếp đi, một cách logic, thì sẽ là để không bao giờ tỉnh lại nữa.

XIV. Hồi sinh tạm

Thế mà có đấy: ta vẫn tỉnh lại. Ta mở một mắt, rồi nốt mắt kia, đầu ta đau như búa bổ, vì mồm miệng khô khốc do nốc quá nhiều và cả vì một cục u khổng lồ đang trong giai đoạn phát triển tăng tốc trên đỉnh trán. Đã là buổi chiều, và ta cảm thấy hết sức lố bịch với cái đống cà vạt buộc lại với nhau thòng quanh cổ, thân mình sóng sượt dưới chân một cái ghế đổ và một bà dọn dẹp đang đứng như trời trồng.

- Chào Carmelita… Tôi… Tôi đã ngủ lâu chữa?

- Ôn có thệ dịt da một chú được khôn thưa ôn là để chậy mấy hụt bụi được khôn thưa ôn?

Sau đó, ta tìm được dòng chữ dán trên vô tuyến: “TẤT CẢ BỌN ĐÀN ONG CÒN SỐNG SAU 30 TUỔI ĐỀU LÀ ĐÒ NGU XUẨN” và ta choáng váng vì cái năng khiếu dư đoán ấy. Tội nghiệp anh bạn thân mến. Cái đó thì chỉ làm cho bọn con gái xinh xinh thích thú và đơn thuần vì một vụ ly dị mà thành ra như vậy thì vụ ấy thật là gây suy sụp tinh thần quá mức. Lẽ ra phải nghĩ đến việc đó sớm hơn mới phải. Giờ đây tôi chỉ còn lại nỗi đau đớn làm bạn đồng hành. Thật là mất thời gian làm sao khi muốn tự sát trong khi ta đã chết rồi.

Những kẻ tự sát quả đúng là cái bọn khó mà sống cùng nổi. Vợ tôi đã trả lại cho tôi tự do, thế mà giờ đây tôi lại trách cứ nàng. Tôi trách nàng đã để mặc tôi đối mặt với tôi. Tôi trách nàng vì đã cho phép tôi xuất phát lại từ con số không. Tôi trách nàng vì đã bắt tôi gánh lấy các trách nhiệm của chính tôi. Tôi trách nàng vì đã đẩy tôi đến chỗ viết đoạn văn này. Tôi đã khốn khổ vì bị cầm tù, thế mà giờ đây tôi lại đau khổ vì được tự do. Đời của kẻ trưởng thành là vậy ư: xây lâu đài cát, rồi hai chan chụm lịa mà nhảy bừa lên, và lặp đi lặp lại cái việc đó nữa và nữa, dù cho biết thừa biển sẽ xóa nhòa đi tất cả?

Hai mí mắt tôi nặng trĩu như màn đêm đang buông xuống. Năm nay tôi đã già đi nhiều. Căn cứ vào đâu mà ta biết được mình già rồi? Căn cứ vào việc ta phải mất đến ba ngày mới hồi lại sau trận say sưa ấy. Căn cứ vào việc ta lỡ tất cả các ý định tự sát. Căn cứ vào việc ta lập tức trở nên rầu rĩ cau có ngay khi gặp những kẻ trẻ hơn. Sự hào hứng của bọn chúng làm ta mệt mỏi. Ta già khi ngày hôm trước ta nói với một cô gái sinh năm 1976: “76 à? Tôi còn nhớ lắm, năm ấy hạn hán nặng.”

Khi không còn móng tay để gặm nữa, tôi quyết định ra ngoài ăn tối.

XV. Bức tường than khóc (tiếp theo)

Dù cho có biết rằng tình yêu là bất khả, thì tôi vẫn chắc chắn là chỉ vài năm tới thôi, mình sẽ kiêu hãnh vì đã từng tin vào nó. Sẽ không có kẻ nào có thể lấy đi cái đó của chúng tôi, của Anne và tôi: chúng tôi đã tin vào điều đó, một cách vô cùng thành thực. Chúng tôi đã cúi đầu xuống mà lao thẳng vào một tấm khăn đầu bò tót bằng bê tông cốt thép. Đừng có cười nhé. Có ai chế giễu Don Quichotte khi chàng tấn công bọn cối xay gió đâu.

Đã từ lâu, mục đích duy nhất của đời tôi là tự hủy hoại mình. Rồi, một lần, tôi bỗng muốn được hạnh phúc. Thật là kinh khủng, tôi xấu hổ lắm, tha lỗi cho tôi nhé: một ngày nọ, tôi đã có cái ham muốn tầm thường là được hạnh phúc. Điều tôi học được kể từ khi đó là: đấy chính là cách thức tốt nhất để hủy hoại mình. Thực ra, không hề cố ý đâu nhé, tôi là một chàng trai nhất quán.

Tôi không biết tại sao mình lại nhận lời đến ăn bữa tối nay tại nhà Jean-Georges. Tôi vẫn không thấy đói gì cả. Tôi vẫn luôn giữ thể diện bằng cách đợi cho đến khi đói mới ăn. Sự lịch lãm là thế đó: ăn khi đói, uống khi khát, uỵch gái khi cương cứng. Nhưng thôi được rồi, tôi sẽ không đợi cho đến lúc chết vì đói lả đi mới gặp mấy cậu bạn. Chắc chắn là Jean-Georges vẫn sẽ mời cả băng gồm toàn bọn dẫm dớ trác tuyệt đó, những người bạn thân nhất của tôi. Sẽ không ai nói gì về các vấn đề của mình bởi vì ai cũng biết những người khác cũng vậy thôi. Chúng tôi sẽ thay đổi chủ đề để đánh lừa sự tuyệt vọng.

Nhưng tôi lầm, Jean-Georges chỉ có một mình ở nhà. Anh muốn nghe tôi nói. Anh túm lấy cổ áo tôi và lắc tôi như lắc một cái máy đo thời gian cho phép đỗ xe ở công viên nhất định không in cho anh tờ vé tính giờ sau khi đã nuốt mất tờ mười franc của anh.

- Tối qua, tớ đã hỏi cậu là tại sao cậu lại ủ rũ thế và cậu trả lời rằng tình yêu kéo dài ba năm. Ái chà chà cậu định chơi tớ hay là cái gì đây? Cậu cứ tưởng là đang ở trong một quyển sách của cậu chắc? Tớ thấy rất rõ là trong chuyện này vụ ly hôn chẳng có lien quan gì cả! Thế nên diễn mấy cái trò dở hơi thế đủ rồi, giờ cậu sẽ nói với tớ, có hay là không nào? Nếu không thì có tớ ở đây để làm gì hả?

Tôi cụp mắt xuống để giấu việc chúng đang nhòa đi. Tôi làm ra vẻ đang bị cúm để có thể khịt mũi. Tôi lúng búng:

- Ờ… Mà không, thật đấy, tớ chẳng hiểu cậu định nói gì..

- Thôi đi. Ai đấy? Tớ có biết cô ta không?

Thế là, giọng thật nhỏ, lòng buồn bã, hai chân khép lại, tôi chuyển sang thú nhận:

- Cô ấy tên là Alice.

XVI. Em có muốn là hậu cung của anh không

Vậy thì đây: Marc và Alice đã cưới được ba năm. Điều phiền nhiễu, là họ không lấy nhau.

Marc đã cưới Anne, còn Alice lấy Antoine. Vậy đấy : đời luôn sắp xếp sao cho mọi sự rối tung lên – hay chính chúng ta cứ đi tìm kiếm sự phức tạp?

Khi còn ở Rio, Anne đã phát hiện ra ảnh cảu chính Alice. Bức ảnh Polaroid tươi tắn chụp Alice mặc bikini trên một bãi biển nước Ý, gần Rome. Ở Fregene, nếu muốn chính xác.

Alice và tôi đã có với nhau một "mối quan hệ ngoài hôn nhân". Ở thời chúng ta, người ta gọi là những đam mê lãng mạn đẹp đẽ nhất như vậy đó. Ngày nào người ta cũng chết vì tình trong các "mối quan hệ ngoài hôn nhân". Thường thì đó là những người phụ nữ mà bạn tình cờ gặp trên phố. Họ có dáng vẻ rất thong dong bởi họ che giấu trong mình cái bí mật ấy, nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ thấy họ khóc không nguyên cớ trước một chương tiểu thuyết đăng báo dở tệ, hoặc cười đầy rạng rỡ trên tàu điện ngầm và khi ấy, bạn sẽ biết tôi muốn nói gì. Tình huống thường là thật trớ trêu : một người phụ nữ độc thân yêu một người đàn ông đã có vợ, anh ta không muốn bỏ vợ, thật gớm ghiếc, bỉ ổi, tầm thường. Về điểm này, cả hai chúng tôi đều đã có gia đình khi gặp nhau. Sự cân bằng gần như đạt đến mức hoàn hảo. Chỉ có điều, tôi là kẻ gục ngã trước : tôi ly dị, trong khi Alice hoàn toàn không có ý định làm việc ấy. Tại sao nàng lại phải bỏ chồng vì một thằng dở hơi cứ hét toáng lên rằng tình yêu kéo dài ba năm cơ chứ ?

Lẽ ra tôi phải nói với nàng rằng tôi cũng không thực sự nghĩ thế đâu nhưng thế thì sẽ là nói dối. Mà tôi thì đã chán nói dối lắm rồi. Tôi đã chán kiểu sống hai mặt rồi. Chế độ đa thê là hoàn toàn hợp pháp ở Pháp : chỉ cần có năng khiếu nói dối thôi. Có được nhiều phụ nữ chẳng phải là điều gì đó quá cao siêu. Điều này chỉ đòi hỏi một chút trí tưởng tượng và rất nhiều khả năng tổ chức. Tôi biết đầy gã có cả một hậu cung, ở Pháp, ngay giữa năm 1995. Mỗi tối, bọn họ chọn lấy một cô ả để gọi điện, và tệ hại nhất là cô ả lao ngay đến tận nơi, cái cô ả tôi nghiệp được lựa chọn ấy. Để làm được vậy, caanfphair có tài ngoại giao và đạo đức giả, cái này thì gần như là một. Nhưng tôi thì tôi ngấy lắm. Tôi không thể gượng được nữa. Tôi đã tâm thần phân liệt trong nghề nghiệp rồi, tôi từ chối cũng tâm thần phân liệt luôn trong cuộc sống tính cảm của mình. Tôi thấy sẽ rất đẹp đẽ nếu được một lần chỉ làm duy nhất một việc vào một thời điểm.

Kết quả : lại đơn độc.

Tình yêu là một thảm họa tuyệt với : biết được rằng mình đang lao đầu vào một bức tường, thế mà vẫn cứ tăng tốc ; chạy vội đến với thất bại, nụ cười tươi tắn trên môi ; tò mò đợi đến thời điểm tất cả lộn tùng phèo lên. Tình yêu là nỗi thất vọng duy nhất được lập trình, nỗi bất hạnh duy nhất dự đoán trước được mà người ta cứ đòi đi đòi lại. Tôi đã nói vậy với Alice, trước khi quỳ gối xuống cầu xin nàng đi với tôi – nhưng xôi hỏng bỏng không.

XVII. Những vấn đề nan giải

Một hôm, bất hạnh bước chân vào đời tôi và tôi, như một thằng ngu, tôi không còn bao giờ có thể bắt nó dời đi được nữa.

Tình yêu mãnh liệt nhất là tình yêu không được chia sẻ. Tôi những muốn không bao giờ biết được điều đó, nhưng đấy lại là sự thật: không có gì tệ hại hơn là yêu một ai đó không yêu bạn – và đồng thời đó lại là điều đẹp nhất từng đến với tôi. Yêu ai đó cũng yêu bạn, đó chỉ là chứng tự yêu mình mà thôi. Yêu ai đó không yêu bạn, cái đó mới là tình yêu. Tôi đã đi tìm một thử thách, một trải nghiệm, một cuộc gặp gỡ với chính tôi ngõ hầu biến đổi được tôi : thật không may, tôi đã được thỏa nguyện quá cả mức trông chờ. Tôi yêu một cô gái không yêu tôi, và tôi không còn yêu cô gái đang yêu tôi nữa. Tôi dùng những người phụ nữ để tự căm ghét mình.

"Phàn Chì hỏi thầy Khổng về Nhân.

Tử đáp : - Phải gắng khắc phục khó khăn trước đã rồi sau đó mới có thu hoạch, ấy là nhân ái vậy." (Khổng Tử).

Cảm ơn, kẻ "xảo quyệt" phương Đông, nhưng tôi thì tôi cũng sẽ không nhổ vào kết quả thu hoạch đâu. Trong khi chờ đợi, tôi bị bỏ rơi. Ngay khi Alice biết rằng vợ tôi đã bỏ tôi, nàng bèn đâm sợ và bước giật lùi. Không còn những cú điện thoại, không còn các tin nhắn vào hộp thư thoại số 3672 nữa, cũng không còn những số phòng khách sạn trên máy trả lời tự động Bi-Bop(1). Tôi giống như một cô tình nhân bé nhỏ thích đeo bám chờ đợi được người đàn ông đã có vợ sực nhớ đến cái lỗ nhỏ của mình. Tôi, kẻ vốn ưa thích những đại lộ lớn, nay lại thấy mình đang ở "back street". Một câu hỏi duy nhất cứ không ngừng hành hạ tôi và thâu tóm toàn bộ sự tồn tại của tôi trong nó :

Cái gì tệ hại hơn : làm tình mà không yêu, hay yêu mà không làm tình ?

Tôi có cảm giác mình giống như con chố Milou khi nó rơi vào trạng thái khủng hoảng lương tâm, với một bên là thiên thần nhỏ nói nó cần phải làm điều thiện, và bên kia là con quỷ nhỏ xíu ra lệnh cho nó làm điều ác. Còn tôi, tôi có một thiên thần nhỏ muốn tôi quay trở về với vợ, và một con quỷ nhỏ gợi ý tôi ngủ với Alice. Trong đầu tôi đó là một talkshow thường trực giữa hai con, phát trực tiếp. Tôi những muốn con quỷ ra lệnh cho tôi làm tình với vợ.

(1). Bi-Bop và 3672 Memophone là các sáng chế công nghệ của France Telecom chuyên dành để khuyến khích ngoại tình, nhằm khiến mọi người tha thứ cho cái nút mách lẻo "Bis" và rất nhiều vụ mua bán ma túy được thực hiện nhờ máy "tatoo"

XVIII. Thăng và trầm

Cuộc đời là một bộ phim sitcom : một loạt cảnh luôn diễn ra trong cùng phối cảnh, với gần như vẫn các nhân vật ấy, và người ta nóng lòng chờ đợi các tập tiếp theo với chút gì đó gần như mê muội. Việc Alice bước vào những cảnh diễn ấy đã làm tôi bất ngờ, hơi giống như là khi một trong ba nhân vật của Nhưng thiên thần của Charlie rời khỏi trường quay của Hélène và các cậu bạn(1).

Để miêu tả Alice, tôi sẽ không phải lòng vòng : đó là một con đà điểu. Cũng giống như lời chim chạy nhanh đó, nàng rất cao lớn, hoang dại, và lẩn trốn ngày khi cảm thấy có nguy hiểm. Đôi chân thanh mảnh dài bất tận của nàng (với số lượng hai chiếc) chống đỡ cho một nửa thân người trên đầy nhục cảm điểm xuyết những trái cây đầy cao ngạo (cùng số lượng). Mái tóc dài, nâu và cứng, trùm lên một khuôn mặt vừa dữ dội vừa dịu dàng. Cơ thể Alice như thể được tạo ra chỉ nhằm để làm chao đảo những thằng đàn ông dễ mến đã có vợ, không hề đòi hỏi điều gì – hoặc không đòi gì nhiều nhặn hơn. Đó chính là cái làm nàng khác biệt với con đà điểu (cùng với việc Alice không đẻ ra những quả trứng năng 1kg : sau này tôi đã có dịp kiểm chứng điều đó).

Tôi còn nhớ rất rõ lần đần tiên chúng tôi gặp nhau, vào lễ tang bà tôi, khi tôi đến một mình không đi cùng vợ, những nghĩa vụ với gia đình làm nàng chán ngán và như vậy cũng chính đáng thôi. Gia đình đã là một cái gì đó thật nặng nhọc khi đó là gia đình bạn, thế nên cứ thử tưởng tượng khi đó lại là gia đình của một người khác mà xem… Mặt khác chính tôi đã quả quyết với nàng rằng, tại nơi bà đang ở, bà tôi có lẽ cũng sẽ chẳng để ý thấy sự vắng mặt của nàng đâu. Tôi không biết nữa, hẳn là tôi đã cảm thấy một điều gì đó sẽ xảy đến với mình.

Cả nhà thờ theo dõi sát sao ông tôi để xem liệu ông có khóc không. "CHÚA ƠI, CẦU CHO ÔNG TRỤ VỮNG ĐƯỢC," tôi cầu nguyện. Nhưng ông linh mục có một ngón nghề rất hiểm : ông nhắc đến năm mươi năm hôn nhân của ông tôi với bà tôi. Mắt ông tôi, dù cho ông có là đại tá về hưu, cũng bắt đầu đỏ lựng lên. Khi ông nhỏ một giọt nước mắt, thì giống hệt như là một hiệu lệnh xuất phát : cả gia đình liền mở hết các van nước, nức nở thổn thức, vừa tản ra vừa nhìn vào linh cữu. Thật khó tưởng tượng là có thể tự nhủ bà tôi đang ở trong đó. Bà cần phải qua đời thì tôi mới nhận ra mình gắn bó với bà đến thế nào. Thế đấy, rốt cuộc thì cũng như vậy. Khi tôi không bỏ những người mà tôi yêu quý, thì họ lại chết đi. Tôi bắt đầu khóc thả phanh bởi vì tôi là một gã trai dễ bị tác động.

Khi đã qua được cơn rối loạn, tôi phát hiện ra có một phụ nữ tóc nâu xinh đẹp đang quan sát mình. Alice đã nhìn thấy tôi nhỏ nước. Tôi không biết liệu đó có phải là cảm xúc không hay là sự tương phản với nơi chốn, nhưng tôi cảm thấy bị cuốn hút mãnh liệt về phía sự xuất hiện bí hiểm mặc áo pull bó sát người màu đen kia. Sau này, Alice thú nhận với tôi rằng nàng thấy tôi rất đẹp trai : chúng ta cứ cho rằng đánh giá nhầm lẫn này là do trực giác người mẹ đi. Điều cốt yếu là sự cuốn hút cảu tôi cũng có chiều ngược lại – nàng muốn an ủi tôi, cái đó thấy rõ được. Cuộc gặp này đã dạy cho tôi rằng điều tốt nhất có thể làm tại một lễ tang là đem lòng yêu.

Đó là một người bạn của một cô em họ. Nàng giới thiệu tôi với chồng nàng, Antoine, rất dễ mến, có lẽ là quá dễ mến. Trong khi thơm hai bên má ướt đẫm của tôi, nàng hiểu ra là tôi đã hiểu rằng nàng đã thấy là tôi đã thấy rằng nàng đã nhìn tôi đúng như nàng đã nhìn tôi. Tôi sẽ mãi nhớ điều đầu tiên mình nói với nàng :

- Tôi rất thích cấu trúc xương trên mặt cô.

Tôi thích thú với việc xem xét nàng thật kỹ lưỡng. Một phụ nữ trẻ 27 tuổi, đơn giản là đẹp. Hàng mi run rẩy. Nụ cười nũng nịu làm trái tim bạn nảy lên trong lồng ngực đột nhiên quá chật hẹp. Những cái nhìn lảng đi, mái tóc buông dài, thắt đáy lưng ong, hàm răng sáng trắng, tất cả đều thật tuyệt vời. Mowgli Cardinale trong Le Livre du Guépard(2). Betty Page(3) được kéo dài ra đến một mét bảy mươi bảy. Một cô nàng điên rồ đầy tự tin. Một cô nàng lẳng lơ bình thản, vẻ khép nép không chút thẹn thùng. Một người bạn, một kẻ thù.

Làm thế nào mà tôi lại chưa từng bao giờ gặp nàng mới được chứ ? cái việc tôi quen biết từng ấy con người có ích gì nếu cô gái này không thuộc vào số đó ?

Đứng trên sân trước nhà thờ trời lạnh cóng. Bạn có thể thấy rất rõ tôi muốn làm gì – đúng đấy, hai đầu vú nàng cứng đanh lại bên dưới chiếc áo pull bó sát màu đen. Cả hai bên vú nàng đều căng tròn. Khuôn mặt nàng mang một vẻ thuần khiết bị thân hình nhục tình phá vỡ. Chính xác là loại tôi thích : tôi không thích gì hơn là sự đối nghịch giữa một khuôn mặt thiên thần và một thân hình gái điếm. Tôi có những tiêu chí mang tính nhị nguyên.

Vào đúng lúc này tôi đã biết là mình sẵn lòng cho đi tất cả để bước được vào cuộc đời nàng, đầu óc nàng, giường nàng, thậm chí là cả những thứ còn lại. Trước khi là một con đà điểu, người con gái này từng là một cây cột thu lôi : nàng hút lấy những cú sét đánh.

- Cô có biết xứ Basque không ? tôi hỏi nàng.

- Không nhưng mà có vẻ xinh xắn lắm ấy. Thật tiếc vì tôi đã lấy vợ còn cô cũng đã có chồng, bởi vì nếu không chúng ta hẳn là có thể lập nên một gia đình trong một trang trại ở xứ ấy.

- Với những con cừu à ?

- Hiển nhiên, với những con cừu. Và rồi cả những con vịt để làm món gan béo, những con bò sữa để lấy sữa, những con gà để lấy trứng, một con gà trống cho cả đám gà mái, một con voi già bị cận thị, một tá hươu cao cổ và đầy những con đà điểu giống hệt cô.

- Tôi không phải là một con đà điểu, tôi là một cái cột thu lôi.

- Ôi giời ơi ! Nếu mà cô đọc được tôi nghĩ gì như thế, thì chúng ta biết đi đâu đây ?

Sau khi nàng đi khỏi, tôi đã lang thang phơi phới và vô tư lự, trong vùng Guéthary, làng Paul-Jean Toulet và thiên đường của tuổi thơ tôi. Tôi đã đi dạo, tươi mới và nhẹ nhõm, trong khi tôi rất ghét đi dạo (nhưng chẳng ai buồn quan tâm hết cả : người ta luôn làm những việc phi lý sau một lễ tang), tôi đã thơ thẩn trước biển, đếm từng tảng đá, từng con sóng, từng hạt cát. Tôi cảm thấy tâm hồn mình ngập ứ. Cả bầu trời thuộc về tôi. Bờ biển xứ Basque mang đến cho tôi nhiều may mắn hơn là vịnh Rio. Tôi đã mỉm cười với những đám mây đang lững lờ trên trời và với bà tôi, người không hề trách cứ gì tôi.

(1). Nguyên văn : Hélène et les Gargons, tên một bộ phim truyền hình của Pháp phát sóng từ năm 1992 đến 1994.

(2). Đây là cách ghép từ chơi chữ của tác giả. Mowgli là cậu bé được lũ sói trong rừng rậm nuôi nấng, cậu là nhân vật chính trong tác phẩm Le Livre de la jungle (cuốn sách về rừng xanh), sau này được chuyển thể thành phim. Claudia Cardinale là nữ diễn viên chính trong bộ phim Le Guépard (Báo đốm), bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Giuseppe Tomasi di Lampedusa.

(3) Betty Page (1923-2008), người mẫu Mỹ, một trong những người đầu tiên xuất hiện trên Playboy.

XIX. Chạy trốn hạnh phúc vì sợ nó thoát đi mất

Cần phải quyết định thôi : hoặc là ta sống với ai đó, hoặc là ta ham muốn người đó. Ta không thể nào mong muốn cái mà ta có, điều này là đi ngược lại tự nhiên. Chính vì vậy mà những cuộc hôn nhân đẹp đẽ bị phá tan thành từng mảnh bởi bất kỳ một cô gái lạ nào bất thần xuất hiện. Ngay cả khi bạn cưới cô gái đẹp nhất có thể được, thì vẫn sẽ luôn có một cô gái mới lạ bước vào đời bạn mà không hề gõ cửa và sẽ khiến bạn tưởng như cô nàng là một thứ chất kích dục có sức mạnh siêu nhiên. Ấy vậy mà, để làm mọi sự trầm trọng thêm nữa, Alice lại không phải là bất kỳ một cô gái xa lạ nào. Nàng mặc chiếc áo pull bó sát màu đen. Mội chiếc áo pull bó sát màu đen có thể làm đổi thay dòng chảy của hai cuộc đời.

Tất cả những lo ngại của tôi đều khởi phát từ chuyện tôi hoàn toàn ngây thơ không có khả năng chối từ cái mới, từ một nhu cầu bệnh hoạn được nhường bước trước sức mạnh hấp dẫn của hàng nghìn khả năng khó tin mà tương lai lưu giữ. Thật điên rồ khi mà những gì tôi không biết lại kích thích tôi mạnh mẽ hơn những gì tôi đã biết. Nhưng liệu có phải là tôi bất bình thường hay không ? Chẳng phải là bạn cũng thích đọc một cuốn sách mà mình chưa hề đọc hơn, thích xem một vở kịch mà mình còn chưa thuộc lòng hơn, thích bầu cho bất kỳ một vị Tổng thống nào đó thay vì cái vị đã ở đó từ trước tới giờ hơn hay sao ?

Những kỷ niệm đẹp nhất của tôi với Anne đã có từ trước đám cưới của chúng tôi. Hôn nhân thật nhiều tội lỗi bở vì nó giết chết sự bí ẩn. Bạn gặp một tạo tác vưu vật, bạn cưới nàng và đột nhiên tạo tác vưu vật tan biến mất : đã trở thành vợ của bạn rồi. Vợ CỦA BẠN ! Thật là một lời sỉ nhục, thật là một trò giảm giá trị lớn lao đối với nàng ! Trong khi thứ mà lẽ ra ta phải tìm kiếm không ngưng nghỉ, suốt cả cuộc đời, đó là một người phụ nữ sẽ không bao giờ thuộc về ta ! (Xét từ khía cạnh này, với Alice, tôi sẽ được thỏa mãn.)

Toàn bộ vấn đề của tình yêu, tôi thấy thế, nằm ở đây : để hạnh phúc được người ta cần có cảm giác an toàn trong khi để yêu được người ta cần không an toàn. Hạnh phúc dựa trên lòng tin trong khi tình yêu đòi hỏi sự nghi ngờ và lo lắng. Nói tóm lại, nhìn chung, hôn nhân đã được tạo ra để mang lại hạnh phúc, chứ không phải để vẫn yêu đương. Và đem lòng yêu không phải là cách thức tốt nhất để tìm được hạnh phúc; nếu quả đúng là như vậy, thì người ta đã biết tỏng nó từ lâu rồi. Tôi không biết liệu mình có diễn đạt được rõ ràng lắm hay không, nhưng tôi hiểu tôi : điều tôi muốn nói, đó là hôn nhân trộn lẫn những thứ không hề ăn nhập gì với nhau.

Khi trở lại Paris, tôi không còn đôi mắt trước đây nữa. Anne đã mất hết vẻ quyến rũ của mình. Chúng tôi làm tình chẳng chút hứng thú. Đời tôi đang đảo điên. Bạn có nhìn thấy tầng thứ 9 của địa ngục không ? Thế mà tôi, tôi vừa mới chuyển nhà xuống tầng dưới tầng đó đấy.

Không có tình yêu hạnh phúc.

Không có tình yêu hạnh phúc.

KHÔNG CÓ TÌNH YÊU HẠNH PHÚC.

Cần phải nhắc đi nhắc lại cho mi bao nhiêu lần điều ấy để nó ăn sâu vào trong đầu mi, hả thằng ngu ?

XX. Tất thảy đều bỏ đi mất hút

Khi một cô gái xinh đẹp nhìn bạn như Alice nhìn tôi, thì có hai khả năng : hoặc đó là một cô nàng lẳng lơ và bạn đang gặp nguy hiểm ; hoặc đó không phải là một cô nàng lẳng lơ và bạn còn gặp nguy hiểm lớn hơn.

Tôi là một con sò thanh thản bên trong sự tiện nghi đóng kín im ỉm của nó, và đột nhiên, bỗng dưng Alice nhặt tôi lên, banh miệng tôi ra và vắt chanh vào người tôi.

- Chúa ơi, tôi không ngừng lặp đi lặp lại với mình, hãy làm cho cô gái đó yêu chồng mình, nếu không thì con rơi vào tình cảnh chết tiệt rồi !

Tôi không liên hệ gì với Alice. Tôi cứ hy vọng thời gian sẽ xóa đi cú nhói tim ấy. Tôi đã có lý : thời gian làm các tình cảm của tôi phai mờ đi, nhưng không phải những tình cảm mà tôi muốn. Chính Anne là nạn nhân trước những tổn hại của tôi. Có rất nhiều nỗi buồn trên trái đất này, nhưng thật khó để vượt qua được nỗi buồn xâm chiếm một người phụ nữ khi cô ta cảm thấy tình yêu mà người ta dành cho cô tan biến đi, ôi rất chậm rãi thôi, không phải ngày một ngày hai, không, nhưng không thể tránh được, giống như cát trong đồng hồ cát vậy. Một người phụ nữ cần được một người đàn ông ngưỡng mộ để có thể bừng sáng, ít nhất thì đó cũng là cách nhìn nhận sự việc của tôi. Một bông hoa cần có mặt trời. Anne đang tàn úa trước đôi mắt vô hồn của tôi. Tôi có thể làm được gì đây ? Hôn nhân, thời gian, Alice, thế giới, sự quay vòng quanh của các hành tinh, những chiếc áo pull bó sát màu đen, châu Âu của hiệp ước Maastricht, tất cả như thể đang liên minh với nhau để chống lại cặp đôi ngay thơ chúng tôi.

Tôi bỏ vợ, tuy nhiên chính là tôi nói lời tạm biệt với bản thân. Điều gay go nhất không phải là bỏ vẻ đẹp trong câu chuyện của chúng tôi. Tôi cảm thấy như thể mình là ai đó vừa bỏ đi một dự án vốn gắn bó sâu sắc với mình từ rất lâu rồi : vừa thất vọng vừa nhẹ nhõm.

XXI. Các dấu chấm hỏi

Khi tôi gặp một người bạn trên phố, mọi chuyện ngày càng thường xuyên diễn ra theo chiều hướng như thế này :

- Kìa ! Xin chào, khỏe không ?

- Không, thế còn cậu ?

- Cũng không luôn.

- Thế thì hẹn sớm gặp lại nhé.

- Chào.

Hoặc là một cậu bạn kể cho tôi một câu chuyện cười :

- Cậu có biết tình yêu và cái mụn rộp khác nhau ở điểm nào không ?

- …

- Nào… Thử tìm đi nào… Cậu không đoán được à ?

- …

- Dễ lắm ấy : cái mụn tồn tại cả cuộc đời.

- …

Tôi không cười. tôi chẳng thấy có gì buồn cười trong chuyện đó cả. Hẳn là tôi đã đánh mất khiếu hài hước của mình trên đường đi rồi.

Thật bực mình khi nhận thấy rằng ta có những nghi vấn giống hệt với mọi người. Đó chính là một bài học về lòng khiêm tốn.

Liệu tôi có lý không khi rời bỏ một người yêu mình ?

Liệu tôi có phải là một loại rác rưởi không ?

Cái chết dùng để làm gì ?

Liệu tôi có làm những trò ngớ ngẩn y như bố mẹ tôi không ?

Liệu có thể đem lòng yêu ai đó mà tình yêu ấy lại không kết thúc trong máu, tinh dịch và nước mắt không ?

Phải chăng là tôi không thể kiếm được NHIỀU HƠN RẤT NHIỀU tiền trong khi lại làm việc ÍT HƠN RẤT NHIỀU ?

Cần mang kính râm mác nào khi đến Formentera ?

Sau vài tuần đắn đo, giằn vặt, tôi đi đến kết luận sau : nếu vợ bạn đang trở thành một người bạn gái, thì đã đến lúc nên đề nghị một người bạn gái trở thành vợ bạn.

Continue Reading

You'll Also Like

40.5M 1.1M 42
When Arianna marries billionaire Zach Price to save her family, she doesn't expect to fall in love with a man who'd always consider her a second choi...