câu 5: cặp phạm trù chung và...

By nohate

9.6K 3 4

More

câu 5: cặp phạm trù chung và riêng - ý nghĩa pp luận

9.6K 3 4
By nohate

Đề: Phân tích cặp phạm trù cái riêng và cái chung. Từ đó hãy rút ra yn pp luận của cặp phạm trù này. 

Để phản ánh điều đó, phép biện chứng duy vật quan niệm:
- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”. Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất nhất định, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Thí dụ, thủ đô Hà Nội là một “cái riêng”, ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như phố cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ có ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất.
2. Quan hệ biện chứng giữa “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất”
Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”:
Phái duy thực cho rằng, “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng” mà còn sinh ra “cái riêng”. Theo Platon, cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời. Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói chung v.v.. Cái cây, cái nhà riêng lẻ, có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi, nhưng ý niệm cái cây, cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi; cái cây, cái nhà riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra.
Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những cái tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Chẳng hạn như họ cho khái niệm con người, giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc, v.v., không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ngay đến cả những khái niệm như vật chất, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm, v.v., họ cũng cho là những từ không có nghĩa. Như vậy ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm bị xoá nhoà và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh giữa các quan điểm triết học nữa.
Cả quan niệm của phái duy thực và phái duy danh đều sai lầm ở chỗ họ đã tách rời cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng.
Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Nghĩa là không có cái chung thuần tuý tồn tại bên ngoài cái riêng. Chẳng hạn không có cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt, cây đào... nào cũng có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hoá, dị hoá để duy trì sự sống. Những đặc tính chung này lặp lại ở những cái cây riêng lẻ,và được phản ánh trong khái niệm “cây”. Đó là cái chung của những cái cây cụ thể. Rõ ràng cái chung tồn tại thực sự, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.
Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Nghĩa là không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có liên hệ với cái chung. Thí dụ, mỗi con người là một cái riêng, nhưng mỗi con người không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với xã hội và tự nhiên. Không cá nhân nào không chịu sự tác động của các quy luật sinh học và các quy luật xã hội. Đó là những cái chung trong mỗi con người.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất. Thí dụ, người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được những khó khăn trong cuộc sống.
Cái chung sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên, lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại. Do vậy cái chung là cái gắn liền với cái bản chất, quy định

(Các) nguồn

phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.
Thứ tư, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định. Thí dụ, sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể. Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở thành cái đơn nhất.
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình, nên chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng.
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng nên nhận thức phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. Mặt khác, cái chung lại biểu hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ theo cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Thí dụ, khi áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại kết quả trong hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất"

Continue Reading

You'll Also Like

605K 24.1K 190
Thể loại: cảm hứng lịch sử, cung đấu, báo thù, ân oán hoàng tộc (Lê Sơ). Tác giả: Ánh Tuyết Triều Dương. (Nếu bạn post truyện lên bất kì một trang ha...
2.8M 236K 96
Tên truyện: Thần thật là yếu đuối Tác giả: Mã Hộ Tử Quân Nguồn: Tấn Giang Thể loại: Đam mỹ, xuyên không, cổ đại, cung đình hầu tước, niên thượng, ngọ...
393K 25.5K 200
Tác giả: Phủ Thiên Thể loại: Cổ đại, Ngôn tình, Cung đình, Hào môn, 2S, HE Số chương: 392 chương chính truyện Nguồn: converted by Leo Sing ở Wiki dịc...
607K 34.8K 165
Tác giả: Kiều Gia Tiểu Kiều Thể loại: Cổ đại, Điều tra, Quan trường, Sủng, Sạch, HE Số chương: 161 chương + 3 ngoại truyện Bìa: designed by Sườn Xào...