Tổng quan những thành tựu về...

By pvh_yb

37.8K 5 9

More

Tổng quan những thành tựu về xây dựng văn hoá, xã hội, con người ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới

37.8K 5 9
By pvh_yb

Tổng quan những thành tựu về xây dựng văn hoá, xã hội, con người ở Việt Nam trong 20 năm đổi mới

(ĐCSVN)- Song song với việc phát triển và tăng trưởng kinh tế, 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng; việc xây dựng nền văn hoá mới và giải quyết các vấn đề xã hội, con người luôn luôn được quan tâm. Tăng trưởng kinh tế gắn chặt với phát triển văn hoá, xã hội và con người. Nhiều học giả nước ngoài đã khẳng định rằng: Việt Nam là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế thị trường kết hợp và giải quyết thành công nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội và con người.

Hôm nay đây, nhìn lại chúng ta có thể khẳng định những nét tổng quan nhất về thành tựu văn hoá, xã hội và con người ở Việt Nam sau 20 năm qua là:

1.Những thành công lớn có ý nghĩa lịch sử trong giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo.

Trước đổi mới, đời sống của mọi tầng lớp dân cư gặp muôn vàn khó khăn. Việc làm khan hiếm, số người không có việc làm ngày càng tăng. Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra nhanh chóng. Đói và nghèo diễn ra ở mọi vùng đất nước và thâm nhập ở mọi tầng lớp dân cư. Lấy phát triển kinh tế làm hàng đầu, kết hợp với sức mạnh tổng hợp trong nước và quốc tế, bằng trí tuệ và tinh thần chủ động, đoàn kết, Đảng đã thật sự lãnh đạo thành công trong việc giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, tạo ra sự chuyển biến, cải thiện rõ rệt đời sống của đại bộ phận nhân dân.

Đến năm 2005 chúng ta đã tạo được việc làm cho 7,5 triệu lao động. Công cuộc xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt kết quả đầy ấn tượng. Theo tiêu chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói giảm từ 30% năm 1992 xuống 7% năm 2005. Còn theo tiêu chuẩn quốc tế (tính theo chuẩn 1 đôla/ngày/người), thì tỷ lệ nghèo chung đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,9% năm 2002; nếu tính theo chuẩn mới (2 đô la/ngày/người) thì hộ nghèo ở Việt Nam năm 2004 là 27,5%. Ngay từ năm 2002, Việt Nam đã được Liên hợp quốc đánh giá là "hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch toàn cầu: giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2015".

2. Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy mô, đa dạng hóa về loại hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học.

Năm 2000, cả nước đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đến giữa năm 2004, 20 tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ người lớn (từ 15 tuổi trở lên) biết chữ đã tăng từ 88% cuối năm 1980 lên 95% năm 2004.

Hầu hết xã, phường đã có trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các huyện và khu vực đã có trường phổ thông trung học. Các trường đại học được mở thêm nhiều, các trường dạy nghề được khôi phục và ngày càng phát triển. Phong trào khuyến học, khuyến tài được phát động rộng khắp, phong trào xã hội hoá giáo dục ngày càng toả rộng và được toàn dân tích cực hưởng ứng. Nhờ những cố gắng đó mà nguồn nhân lực xã hội được nâng cao về chất lượng. Tính đến giữa năm 2004, 22,5% số người lao động đã được đào tạo, trong đó số đào tạo nghề là 13,3%.

3. Khoa học - công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước phát triển nhất định.

Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã được đưa vào áp dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt đặc biệt là trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông...Kinh phí đầu tư cho khoa học và công nghệ được tăng lên. Nước ta đã có quan hệ hợp tác về khoa học và công nghệ với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (bao gồm Khoa học Xã hội, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; tham gia xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội; tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài.

4. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, góp phần hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, cơ bản thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trước đây, khống chế thành công bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS). Tuổi thọ trung bình của người dân từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 71,3 tuổi năm 2005. Chỉ số phát triển con người (HDI) từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991) tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Năm 2004, với chỉ số 0,691, nước ta xếp thứ 112 trên tổng số 177 nước được điều tra. Năm 2005, Việt Nam được lên 4 bậc, xếp thứ 108 trong tổng số 177 nước được điều tra. Điều đáng chú ý là, nếu so với thứ bậc xếp hạng GDP bình quân đầu người thì thứ bậc xếp hạng HDI của Việt Nam luôn cao hơn. Chẳng hạn, năm 2002 vượt lên 19 bậc: GDP bình quân đầu người xếp thứ 128 trên tổng số 173 nước được thống kê, còn HDI xếp thứ 109/173. Điều dó chứng tỏ sự phát triển kinh tế của Việt Nam có xu hướng phục vụ sự phát triển con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội tốt hơn so với một số nước đang phát triển có GDP bình quân đầu người cao hơn nước ta.

5. Sự nghiệp văn hoá có nhiều tiến bộ.

Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân tộc anh em được kế thừa và phát triển, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều di sản văn hóa - cả vật thể và phi vật thể - được giữ gìn, tôn tạo. Việc phân phối các sản phẩm văn hoá đã nhanh và đều khắp hơn. Hệ thống các sản phẩm văn hoá góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng trưởng của ngành du lịch, của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá thực sự khởi sắc, góp phần làm cho vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; văn hoá, con người và cuộc sống Việt Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn. Dân trí được nâng lên, cùng với văn hoá phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội, tạo ra bầu không khí dân chủ, niềm tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.

6. Cơ cấu xã hội nước ta có những biến đổi theo hướng tiến bộ.

Giai cấp công nhân có những biến đổi cả về số lượng, chất lượng cũng như về cơ cấu. Đến năm 2001, công nhân trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh là 4,53 triệu người. Đầu năm 2004, công nhân trực tiếp làm việc trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế là 7,39 triệu người, chiếm 17,49% lao động xã hội. Trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp, nhìn chung, đã được nâng lên, thể hiện rõ nhất là ở một số ngành như bưu chính viễn thông, dầu khí, xây dựng cơ bản, cơ khí đóng tầu...

Nông dân là lực lượng đang có sự biến đổi mạnh mẽ. Nông dân thuần nông ngày càng giảm. Đã hình thành những chủ trang trại, những hộ sản xuất cá thể, những xã viên kiểu mới của các hợp tác xã kiểu mới có khả năng thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào công cuộc phát triển đất nước theo đường lối đổi mới. Đã hình thành các quan hệ hộ - hợp tác xã, hộ - doanh nghiệp tư nhân, hộ - doanh nghiệp nhà nước, hộ - trang trại.

Đội ngũ trí thức nước ta hiện nay có 1,8 triệu người với trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có 16 nghìn thạc sĩ, 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học. Đây là một lực lượng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Những thành tựu trên có được là do Đảng ta đã nhận thức đúng mối quan hệ khăng khít giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong quá trình phát triển luôn luôn coi con người với tư cách vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội vừa là chủ thể của sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc.

Những đóng góp của khoa học xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước

(ĐCSVN)- Sau 20 năm đổi mới toàn diện đất nước, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, mang ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tiếp tục ổn định và phát triển; tạo lập được những tiền đề cần thiết để bắt đầu từ năm 2001, đất nước chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; năng lực nội sinh của khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực an ninh, quốc phòng được tăng cường; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chỉ số phát triển con người (HDI) được liên tục nâng cao và thành tựu phát triển con người của Việt Nam được UNDP đánh giá là tốt nhất khu vực Đông Nam Á. Những thành tựu của 20 năm đổi mới làm tăng thêm thế và lực mới của Việt Nam, tạo điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Để có được những thành tựu đó, khoa học xã hội đã góp phần quan trọng, trong việc cung cấp những luận cứ khoa học cho đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết là đổi mới tư duy lý luận trên tất cả các lĩnh vực cơ bản của sự phát triển, nhất là đổi mới tư duy kinh tế.

Nghiên cứu đó có liên quan trực tiếp tới việc hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá - con người, môi trường, quốc phòng, an ninh ở mỗi giai đoạn. Những kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, luận giải những vấn đề thực tiễn mới nẩy sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VI, VII, VIII và IX. Kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài được in thành sách, được công bố trên các tạp chí khoa học đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về con đường mà Việt Nam đã lựa chọn, về sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Có thể nói, chất lượng nghiên cứu khoa học xã hội đã được nâng cao thêm một bước. Những tri thức khoa học hiện đại đã bước đầu được vận dụng vào công tác quản lý kinh tế - xã hội, khắc phục lối tư duy siêu hình, duy ý chí, mở rộng tầm nhìn, góp phần giáo dục lòng yêu nước, đạo đức, lối sống của người Việt Nam. Trong 20 năm qua, khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong những lĩnh vực chủ yếu sau:

Đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội: Trong 20 năm qua, khoa học xã hội đã góp phần tạo lập được trên những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho đường lối của Đảng góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.

Từ thực tiễn của 20 năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần cung cấp những cơ sở lý luận để hiểu đúng đắn và sâu sắc hơn về chủ nghĩa xã hội từng bước khắc phục một số quan điểm giản đơn, ấu trĩ như đồng nhất chủ nghĩa xã hội với chế độ phân phối bình quân; muốn có chủ nghĩa xã hội phải nhanh chóng cải tạo quan hệ sản xuất mà không thấy đầy đủ yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất; cường điệu vai trò của chế độ công hữu, coi sở hữu tư nhân là đối lập hoàn toàn với bản chất của chủ nghĩa xã hội; và cần phải loại bỏ nhanh chóng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. đối lập chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản theo tinh thần phủ định hoàn toàn chủ nghĩa tư bản, từ đó coi nhẹ những giá trị, những thành tựu đã đạt được trong chủ nghĩa tư bản; đối lập kinh tế xã hội chủ nghĩa với sản xuất hàng hoá, đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản; không thừa nhận tính chất pháp quyền của nhà nước xã hội chủ nghĩa, đồng nhất nhà nước pháp quyền với nhà nước tư sản...

Khoa học xã hội đã góp phần khẳng định mục tiêu và bản chất của chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một xã hội do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, được phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đoàn kết, bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Về đổi mới và phát triển kinh tế: Một trong những thành tựu quan trọng của khoa học xã hội trong lĩnh vực kinh tế là đã góp phần đáng kể vào công cuộc đổi mới tư duy kinh tế, tạo nên bước chuyển từ tư duy hiện vật sang tư duy hàng hoá, tư duy thị trường; từ tư duy bao cấp, ỷ lại sang tư duy chủ động, sáng tạo; từ tư duy kế hoạch hoá tập trung sang tư duy kinh tế thị trường; từ tư duy kinh tế khép kín sang tư duy mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế, từ tư duy đơn sở hữu sang tư duy đa sở hữu, đa thành phần; từ không thừa nhận đến thừa nhận sự đa dạng hoá các hình thức phân phối, kể cả phân phối theo vốn, tài sản; từ tư duy Nhà nước làm tất cả, độc quyền sang tư duy đa dạng hoá các chủ thể làm kinh tế, giảm độc quyền nhà nước, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, v.v..

Bên cạnh đóng góp vào việc đổi mới tư duy kinh tế, khoa học xã hội đã góp phần khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, là vấn đề mang tầm chiến lược và có ý nghĩa quyết định để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa có hai chế độ sở hữu cơ bản là công hữu và tư hữu, có nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế đan xen, hỗn hợp. Các thành phần kinh tế phải được đối xử công bằng và bình đẳng.

Cùng với công cuộc đổi mới, các nghiên cứu về khoa học xã hội xác định ngày càng rõ hơn vai trò của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với tư cách là động lực của nền kinh tế.

(Người gửi: Nguyễn Thành Luân, theo website Đảng cộng Sản Việt Nam)

--------------------------------------------------------------------------------

dakuwashinzen25-01-2007, 08:19 PM

Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá: khoa học xã hội đã đặt cơ sở lý luận cho sự chuyển biến quan điểm từ công nghiệp hoá kiểu cũ sang công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá; từ công nghiệp hoá theo mô hình khép kín hướng nội, thiên về phát triển công nghiệp nặng sang công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một nền kinh tế mở, gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là sự nghiệp của toàn dân. Việt Nam có thể và cần phải thực hiện mô hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo hướng hiện đại. Khoa học xã hội cũng đã góp phần đổi mới nhận thức về mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Về văn hoá, xã hội và con người: Khoa học xã hội, đặc biệt là các khoa học nghiên cứu về văn hoá đã góp phần luận chứng cho quan điểm coi văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội; khẳng định văn hoá Việt Nam có sự thống nhất trong da dạng, củng cố sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá là cơ sở giữ vững bình đẳng và phát huy tính đa dạng của văn hoá.

Trong nghiên cứu về dân tộc, khoa học xã hội đã góp phần làm rõ những biến đổi về thành phần dân tộc ở một số dân tộc và nhóm địa phương trong điều kiện mới, trong đó chỉ ra những nguyên nhân về lịch sử, nhận thức, lợi ích chính trị, kinh tế, quyền sử dụng tài nguyên, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước, góp phần xác định và làm sáng tỏ những vấn cấp bách về dân tộc trong bối cảnh phức tạp của tình hình dân tộc và tôn giáo ở các vùng Tây Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc nước ta, trong đó nổi cộm và bức xúc nhất là vấn đề đất đai,chuyển cư tự do và truyền đạo trái phép.

Về tín ngưỡng và tôn giáo: Khoa học xã hội đã góp phần luận chứng tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và còn tồn tại lâu dài trong xã hội ta; đạo đức tôn giáo có những điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới, làm sáng tỏ về mặt lý luận mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội, hệ thống tôn giáo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá tôn giáo; làm rõ hai khuynh hướng có thể coi là cơ bản trong đời sống các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay: đồng hành cùng dân tộc và tích cực hiện đại hoá theo hướng trở thành tôn giáo xã hội.

Trong nghiên cứu về xã hội, con người, khoa học xã hội đã có những đóng góp quan trọng trong việc nhận thức mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, khẳng định tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển Đặc biệt là khoa học xã hội dã góp phần làm chuyển biến một cách tương đối căn bản nhận thức của toàn xã hội về cách thức giải quyết việc làm, khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo; coi một bộ phân dân cư giàu trước là tất yếu và cần thiết cho sự phát triển; về xây dựng một cộng đồng xã hội, trong đó, các giai cấp, các tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, có cơ hội phát triển như nhau, đoàn kết chặt chẽ, góp phần xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh; về phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ với tính cách là quốc sách hàng đầu, là động lực để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, v.v..

Bên cạnh đó, khoa học xã hội đã góp phần luận chứng cho quan niệm coi con người là vốn quý nhất và cần phải đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội; phát triển con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới đất nước, Trên cơ sở đó, khoa học xã hội đã nghiên cứu sâu thêm một bước những động lực cơ bản của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, như đại đoàn kết dân tộc, dân chủ, lợi ích, công bằng xã hội, khoa học và công nghệ, v.v..

Về hệ thống chính trị: Sau hai mươi năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần làm rõ thực chất của công cuộc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ là quy luật của sự hình thành, phát triển và tự hoàn thiện của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Khoa học xã hội đã góp phần làm rõ hơn yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng cầm quyền trong điều kiện mới; nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn vị trí công tác xây dựng Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, hoà bình xây dựng, mở cửa hội nhập quốc tế và trong tình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Trên lĩnh vực chính trị- tư tưởng, khoa học xã hội đã góp phần khẳng định sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nâng cao trình độ nắm bắt, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ động đấu tranh với những quan điểm sai trái. Trong đổi mới tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề đổi mới nhận thức về Nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Từ khi đổi mới đến nay, khoa học xã hội đã góp phần luận chứng cho sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cũng như nội dung và bản chất của Nhà nước đó. Bước đầu đặt kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa trong mối quan hệ với phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và sự cần thiết phải làm rõ mối quan hệ này.

Tuy nhiên, khoa học xã hội chưa thật sự làm rõ cơ chế vận hành của hệ thống chính trị trong nền kinh tế thị trường cũng như cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước. Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới và ổn định chính trị chưa được làm sáng tỏ trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn: phải chăng đã đến lúc cần đổi mới hệ thống chính trị đúng mức và đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế để không làm cản trở đổi mời kinh tế.

Không ít vấn đề lý luận về Đảng cầm quyền trong điều kiện kinh tế thị trường, về quan hệ giữa hệ thống Đảng vời hệ thống nhà nước, về dân chủ hoá như làm sao khắc phục được nguy cơ thoái hoá, biến chất của cán bộ và đảng viên; mô hình tổ chức hệ thống chính trị như thế nào cho hợp lý, làm thế nào để chống được quan liêu, tham nhũng, làm thế nào để tăng cường hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước... chưa được khoa học xã hội nghiên cứu một cách thấu đáo và đề xuất những giải pháp thật sự có hiệu quả.

Về đối ngoại: Khoa học xã hội đã có những đóng góp cơ bản trong nhận thức về thời đại, về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại. khoa học xã hội đã góp phần làm sáng tỏ quan điểm Việt Nam muốn và sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy và tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển; quan điểm đổi mới của Đảng ta về mối quan hệ giữa đối tượng và đối tác, về chính sách đối ngoại độc lập tự chủ đi đôi với đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Khoa học xã hội cũng đã góp phần luận giải cho các phương châm đối ngoại mới của Đảng và Nhà nước như: giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế, cố gắng thúc đẩy mặt hợp tác, đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu, tự đẩy mình vào thế cô lập; tăng cường hợp tác khu vực đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước lớn, chủ động tham gia các tổ chức đa phương, khu vực và toàn cầu.

Về an ninh, quốc phòng: Trong những năm đổi mới, khoa học xã hội đã góp phần quan trọng trong việc nhận thức đầy đủ hơn mối quan hệ giữa xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh mới của quốc tế và khu vực; làm rõ nội dung của bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện ngày nay không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là bảo vệ Đảng, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội và bản sắc văn hoá, giữ vững ổn định cư trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Continue Reading

You'll Also Like

224K 16.8K 140
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
7.1K 579 71
Mục đích chuyễn ver vì muốn đọc truyện mình thích dưới góc nhìn cpl mình thích, và đăng lên đây để lưu đọc offline (sẽ viết nguồn ở phần giới thiệu)...
53.4K 2.8K 51
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
366K 16.7K 59
Huấn văn, Đam mỹ, 1x1, Hiện đại, Ngọt sủng, Niên thượng Truyện không nhận chuyển ver nhé các bạn ơiiii