Tổng hợp Nghị Luận Xã Hội

By banh_chung_trang_287

8K 169 9

*tham khảo - sưu tầm* More

1.1 Bản lĩnh
1.2. Bản lĩnh
2.1. Lòng dũng cảm
2.2. Lòng dũng cảm
3.1 Gian lận trong thi cử
4.1 Trái Đất-ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm
4.2 Trái Đất-ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm
5.1 Vai trò của ý chí, nghị lực
5.2 Vai trò của ý chí, nghị lực
6.1. Cách ứng xử đúng đắn trước những sai lầm, khiếm khuyết của bạn bè
7.1. Tác dụng của việc suy nghĩ tích cực
7.2. Tác dụng của suy nghĩ tích cực
8.1. Vai trò của ước mơ
9.1. Hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay
10.1. Bàn luận về thói quen xấu và thói quen tốt
11.1. Chiến thắng bản thân là chiến thẳng hiển hách nhất
12.1. Tính trung thực
12.2. Tính trung thực
13.1. Cống hiến
14.1. Tôn sư trọng đạo
💌
15.1. Đánh mất bản năng của gà rừng, biến thành con chim trong lồng
15.2. Đánh mất bản năng của gà rừng, biến thành con chim trong lồng
15.3. Đánh mất bản năng của gà rừng, biến thành con chim trong lòng
15.4. Đánh mất bản năng của gà rừng, biến thành con chim trong lồng
16.1. Con người-Công nghệ
16.2. Con người-Công nghệ
16.3. Con người-Công nghệ
17.1. Đường đi-Đường đời
17.2. Đường đi-Đường đời
18.1. Sống có ích
19.1. Sống lạc quan
20.1. Sống không đơn độc
21.1. Sống tự lập
22.1. Nghiêm khắc với bản thân
23.1. Phá bỏ định kiến sai lệch của xã hội
24.1. Bạo lực học đường
25.1. Tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học
26.1. Thực phẩm bẩn
27.1. Lòng vị tha
28.1. Sự tự ti
29.1. Sự tự tin
30.1. Khiêm tốn
31.1. Thất nghiệp ở giới trẻ
32.1. Phân biệt giai cấp, giàu nghèo trong xã hội
33.1. Cơ hội để khám phá khả năng
34.1. Tranh giành và nhường nhịn
35.1. Earth Hour-Giờ Trái Đất
35.2. Earth Hour-Giờ Trái Đất
36.1. Lý tưởng sống đối với tuổi trẻ
🌻Hiệu ứng tâm lý có thể dùng trong bài viết NLXH
🌻Biểu tượng có thể áp dụng trong bài viết NLXH
🌻Cách viết mở đoạn NLXH
🌻Lạ nhỉ, thơ trong NLXH?
37.1. Vai trò của sự khác biệt
37.2. Vai trò của sự khác biệt
37.3. Vai trò của sự khác biệt
38.1. Thông điệp từ câu chuyện
39.1. Thông điệp từ câu chuyện Lồng Đèn Của Người Mù
40.1. Những triết lí nhân sinh
41.1. Chúng ta phải sống như thế nào
42.1. Đừng biến con thành cây tầm gửi, hãy bồi dưỡng con thành cây đại thụ
42.2. Đừng biến con thành cây tầm gửi, hãy bồi dưỡng con thành cây đại thụ
43.1. Niềm tin
43.2. Niềm tin
43.3. Niềm tin
44.1. Khát khao chinh phục đỉnh cao của tuổi trẻ
45.1. Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn khó chữa
46.1. Sống đẹp
47.1. Ý chí và sự quyết tâm
48.1. Ý nghĩa và lợi ích của việc học
50.1. Niềm tin vào bản thân
51.1. Sống và chết
24.2. Bạo lực học đường
52.1. NLXH về một bức ảnh
💌Liên hệ bản thân
53.1. Câu thoại trong phim
54.1. Vẻ đẹp trong tâm hồn
55.1. Đừng đánh mất chính mình
56.1. Tình người trong cơn bão lũ
57.1. Bỏ cuộc
58.1. Ba bộ mặt
59.1. Tri thức là sức mạnh
59.2. Tri thức là sức mạnh
60.1. Lịch sự
61.1. Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế học sinh vẫn đạt thành tích
62.1. Vứt rác thải ra nơi công cộng

49.1. Mục đích sống

10 1 0
By banh_chung_trang_287

ĐỀ BÀI:

"Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường" (Điđơrô).

Em hiểu câu nói trên như thế nào? Câu nói đã gợi cho em những suy nghĩ gì về quan niệm sống của bản thân hiện nay?

Gợi ý

1. Giải thích:

- Mục đích: là chỗ để mình hướng đến mà thực hiện.

- Mục đích tầm thường: chí hướng quá bé nhỏ.

Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.

2. Bình luận:

- Sống không có mục đích, giống như chiếc thuyền lênh đênh ngoài đại dương mà không có la bàn -> dễ lạc lối. Người sống không mục đích sẽ trở thành những con người sống kiếp "đời thừa" vô nghĩa, vì "không làm được gì cả".

- Không có khát vọng sống cao đẹp, không có mục đích lớn lao (sống quá vị kỉ) -> con người trở nên tầm thường -> cuộc sống vật chất, tinh thần, trí tuệ nghèo nàn -> đất nước lạc hậu.

Nêu dẫn chứng những con người suốt đời sống có mục đích cao cả -> lợi íchNêu dẫn chứng những con người suốt đời sống không có mục đích -> vô ích

3. Liên hệ bản thân - khẳng định câu nói trên là đúng đắn ở mọi thời đại.

BÀI LÀM

Trong xã hội, có người công thành danh toại, cũng có kẻ suốt đời lao đao, lận đận chẳng làm nên chuyện gì đáng kể. Có người sống không hề băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không biết ai, chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất bại do nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là tính "mục đích". Vì vậy Điđơrô đã nhận xét: "Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường".

Câu nói của ông đề cập đến tính "mục đích" của mọi công việc, mọi hoạt động của con người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội. Nhận xét trên của Điđơrô hoàn toàn chính xác. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ, hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra.

"Mục đích" là kim chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có "mục đích" nào cả.

Con người có trí tuệ soi sáng nên thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động. Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường đặt ra "mục đích" ấy. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp nhất, nhằm mục đích cải thiện đời sống con người. "Mục đích" sẽ mở ra phương hướng, dẫn dắt mọi hoạt động của con người.

Có "mục đích", con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc mình làm. Ngược lại, nếu sống không có "mục đích, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

Thế nào là "mục đích tầm thường"? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những người xung quanh thì "mục đấy" ấy là "mục đích" tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có ích cho cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sống có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày càng sung sướng.

Động cơ nào thúc đẩy họ làm gì quên mình nếu không phải là "mục đích" đẹp đẽ và cao thượng? Như vậy, "mục đích" cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện tốt mọi công việc. Nhờ có "mục đích" lớn và tinh thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.

Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có "mục đích" sống lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí Minh... cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng cho dân tộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca tụng và ghi nhớ.

Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở, tìm đường đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân, xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là "mục đích" tốt đẹp. "Mục đích" đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể.

Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai đặt câu hỏi: "Học để làm gì" hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ nhụt chí nản lòng khi gặp khó khăn trong học tập. Quá trình học từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu không mệt mỏi của người học sinh. Vậy học để làm gì? Học để ngày mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để "làm người". Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia đình và giúp đời.

Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ở lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: học tập là để nâng cao trình độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai của đất nước ngày mai. Như vậy chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp.

Continue Reading

You'll Also Like

403 52 8
"Kei, sau này anh muốn đi hết thế giới!" "ước mơ của anh em đã thực hiện được lâu rồi!" "Vậy thì thế giới này có tươi đẹp như trên ti vi không?" "Hơi...
57.4K 5.3K 20
Một câu chuyện.. 'tròn ủm' và nhạt nhẽo như củ khoai tây. Về Kang Daniel và Park Jihoon. - Người viết: Fufuyuyu - - Update song song qua blog Nielwin...
2.4K 244 4
Chuyện thường ngày của Tản băng và Bom bom, những mẫu truyện ngắn thường nhật của hai thằng cu này, đầy hề hước và bất lực... ------------ Nhân vật k...
24.7K 2.1K 15
Han Bin, nếu anh nói đây là ranh giới giữa chúng ta, em tình nguyện làm mọi cách để phá bỏ ranh giới ấy...