Câu 5: Con đường biện chứng c...

By ngominhdang

29.4K 26 7

More

Câu 5: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức chân lý?

29.4K 26 7
By ngominhdang

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn. V.I.Lênin đã khái quát quá trình đó như sau: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan”.

1. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

a. Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, thông qua các giác quan của con người. Giai đoạn này, nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác và biểu tượng.

- Cảm giác là hình thức đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, là sự phản ánh những mặt, những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.

- Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan, cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật. So với cảm giác, tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật, nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan

- Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ giai đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính.

b. Tư duy trừu tượng (Nhận thức lý tính): là giai đoạn cao của quá trình nhân thức, là sự phản ánh gián tiếp các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: khái niệm, phán đoán và suy lý (suy luận).

- Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật, là cơ sở hình thành nên những phán đoán.

- Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.

Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại là phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện sự bao quát rộng lớn nhất về thực tại khách quan.

- Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc lôgíc của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể) .

c. Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính:

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai cấp độ của chu trình nhận thức thống nhất. Trong đó, nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, cấp độ thấp, còn nhận thức lý tính là giai đoạn kế tiếp, là cấp độ cao của quá trình nhận thức.

- Nhận thức cảm tính phản ánh khách thể một cách trực tiếp, đem lại những tri thức cảm tính, bề ngoài của khách thể, còn nhận thức lý tính phản ánh khách thể một cách gián tiếp, đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể.

- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, chúng đều dựa trên cơ sở thực tiễn: nếu không có nhận thức cảm tính sẽ không có nhận thức lý tính, nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cảm tính cho nhận thức lý tính; mặt khác, nhận thức cảm tính đã chứa đựng những yếu tố của nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính tác động trở lại đối với nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn.

2. Tư duy trừu tượng đến thực tiễn

- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra tính chân lý của tri thức. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là chỉ đạo, định hướng cho hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới.

Nếu dừng lại ở nhận thức lý tính thì con người mới chỉ có được những tri thức về đối tượng, còn bản thân những tri thức đó có thật sự chính xác hay không thì con người vẫn chưa thể biết được. Trong khi đó, nhận thức đòi hỏi phải xác định xem những tri thức đó có chân thực hay không. Để thực hiện điều này thì nhận thức nhất thiết phái trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn, làm thước đo tính chân thực của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Mặt khác, mọi nhận thức, suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ.

- Quy luật chung, có tính chu kỳ (lặp đi lặp lại) của quá trình vận động, phát triển của nhận thức là từ thực tiễn đến nhận thức - từ nhận thức trở về với thực tiễn - từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức v.v... Thực tiễn vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc một chu trình nhận thức. Qua trình này lặp đi lặp lại, không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn ở chu kỳ sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn về thực tại khách quan. Đây cũng chính là quan điểm về tính tương đối của nhận thức con trong quá trình phản ánh thực tế khách quan.

Sự vận động của quy luật chung trong quá trình vận động phát triển nhận thức chính là quá trình con người, loài người ngày càng tiến dần tới chân lý.

3. Chân lý và vai trò của chân lý đối với thực tiễn:

* Khái niệm :

“ Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với thực tại khách quan, được thực tiễn chứng minh và kiểm nghiệm”.

Bởi, Chân lý là sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan trong bộ óc con người. Vì vậy, chân lý sẽ thay đổi theo sự phát triển nhận thức của xã hội.

Chân lý khác tri thức ở chỗ: Mọi chân lý đều là tri thức nhưng mọi tri thức không đều là chân lý.

Chân lý là “một quá trình” có sự hình thành và phát triển: sự pt của sự vật khách quan; điều kiện lịch sử của nhận thức; hoạt động tinh thần va hoạt động nhận thức. Theo V.I.Lênin “ Sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình : tư tưởng (=con người) không nên hình dung chân lý dưới dạng đứng im, một bức tranh ( hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt ( lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động”.

* Các tính chất của chân lý:

Mọi chân lý đều có: Tính khác quan, tính tương đối và tuyệt đối, tính cụ thể.

- Tính khách quan của chân lý: là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh cảu nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thưc phải phù hợp với thực tế khách quan, thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.

Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Phân biệt quan niệm về CNDV biện chứng với chủ nghĩa duy tâm và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng của con ng nhận thức đc thế giới đó.

- Tính tính tuyệt đối và tương đối của chân lý:

+ Tính tuyệt đối của chân lý: là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan. Về nguyên tắc, chúng ta có thể đạt đến những chân lý tuyệt đối vì không có sự vật hiện tượng nào mà con người hoàn toàn koong thể nhận thức đc, song khả năng đó lại bị hạn chế bởi những điều kiện cụ thể  cảu từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng đc phản ánh… do đó chân lý có tính tương đối.

+ Tính tương đối của chân lý: là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toạn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt đc với hiện thực khách quan mà nó phản ánh mà mới đạt đc sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một số mặt, khía cạnh nào đó và trong những điều kiện nhất định.

=> Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau. Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối; Mặt khác, trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố của tính tuyệt đối. Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối là 2 mặt của 1 chân lý cụ thể. Một chân lý cụ thể vừa có tính tuyệt đối ( vì nếu áp dụng trong điều kiện cụ thể của nó thì nó luôn luôn đúng  và không bao giờ trở thành sai lầm), vừa có tính tương đối ( vì nó chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện , nếu áp dụng trong điều kiện khác nhau thì sẽ trở thành sai lầm). Bởi vậy, không thể có chân lý vĩnh cửu, tức chân lý bất di bất dịch. Tư duy con ng trong quá trình tiến lên vô cùng vô tận ngày càng tiệm cận đến chân lý tuyệt đối chứ không bao giờ có thể đạt đc 1 cách đầy đủ, hoàn toàn.

- Tính cụ thể của chân lí: là đặc tính gắn liền và phù hợp giữa nội dung phản ánh với một đối tượng nhất định cùng các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Bất kỳ chân lý nào cũng có gắn liền với những điều kiện cụ thể, do đó “ không có chân lý trừu tượng, chân lý luôn luôn là cụ thể”.

* Vai trò của chân lý đối với thực tiễn:

Để sinh tồn và phát triển, con ng phải tiến hành các hoạt động thực tiễn nhưng hoạt ddooongj thực tiễn chỉ có thể thành công và có hiệu quả khi con ng có tri thức đúng đắn về thực tế khách quan và vận dụng đứng đắn tri thức đó trong hoạt động thực tiễn. Do vậy, chan lý là 1 trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công và tính hiệu quả của hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa chan ;ý và hoạt động thực tiễn là mqh “song trùng” trong quá trình vận động, phát triển của cả chân lý và thực tiễn. Chân lý pt nhờ thực tiễn nhưng thực tiễn phát triển nhờ vận dụng đúng đắn những chân lý mà con người đã đạt đc trong hoạt động thực tiễn.

* Ý nghĩa phương pháp luận:

 Quan điểm biện chứng về mới quan hệ giữa chân lý và thực tiễn đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người phải xuất phát từ  thực tiễn để đạt đc chân lý, coi chân lý là 1 quá trình, đồng  thời phải thường xuyên tự giác vận dụng chân lý  vào hoạt dộng thực tiễn để phát triển thực tiễn.

Coi trọng tri thức khoa học và tích cực vận dụng sáng tạo những tri thức  đó vào hoạt động kinh tế xã hội, nâng coa hiệu quả của hoạt động thực tiễn của con người. Về thực chất đó chính là việc phát huy vai trò của chân lý khoa học trong hoạt động thực tiễn.

Continue Reading

You'll Also Like

142K 18.6K 63
Chosha: Kimuneko •"Các cậu sẽ là con tốt thí mà tôi sẽ sử dụng để đi đến ngai vàng, thế nên hãy thể hiện tất cả các tài năng mà con tốt cần có" ||Tr...
2.5M 177K 69
Tên gốc: 被标记的Alpha超难哄. Tác giả: Địch Dữ - 狄与. Editor: Vi. Beta: Phương Anh. Tình trạng bản gốc: Hoàn, 68 chương. Tình trạng bản edit: Hoàn. Nguồn: T...
230K 17.1K 141
Tác phẩm: Toàn thế giới đều đang đợi người động tâm. Tác giả: Tố Tây The version belongs to Mia, please do not reup or cover any work, thank you.
288K 20.3K 96
[Trọng Sinh] Tên cũ: Rời Xa Cố Chấp Giáo Thảo Tác giả: Sở chấp Thể loại: Trọng sinh, trưởng thành, hoa quý vũ quý*, 1v1, vườn trường, công truy thụ...