Triet hoc

By trannam

5.4K 7 1

More

Triet hoc

5.4K 7 1
By trannam

IV.Các Cặp Phạm Trù Cái Chung Cái Riêng Và Cái Đơn Nhất;Nguyên Nhân Và Kết Quả;Tất Nhiên Và Ngẫu Nhiên.Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Các Cặp Phạm Trù Trên

IV.1.Cặp Phạm Trù Cái Chung Cái Riêng Và Cái Đơn NHất

IV.1.1.Định Nghĩa

CÁI RIÊNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định. Lưu ý khái niệm "quá trình" của Engels: "Thế giới không phải là một tập hợp những sự vật nhất thành bất biến, mà là tập hợp của những quá trình". Thí dụ : Hà Nội, sông Cửu Long, Nguyễn văn A, thời tiết ngày hôm nay, quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

CÁI CHUNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ.

CÁI ĐƠN NHẤT là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình chỉ có ở một kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) nhất định, mà không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. (thí dụ : chỉ tay của mỗi người).

IV.1.2. Quan hệ biện chứng giữa CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG và CÁI ĐƠN NHẤT

Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất có tồn tại thực không ? Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan (không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người). Phê phán quan niệm của phái duy danh, duy thực, của Kant.

Chúng tồn tại như thế nào ? Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng :

CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

CÁI RIÊNG chỉ tồn tại trong mối liên hệ với CÁI CHUNG, đưa tới cái chung

CÁI RIÊNG là cái toàn bộ, phong phú hơn CÁI CHUNG. CÁI CHUNG là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn CÁI RIÊNG.

CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự vật.

IV.1.3.Ý Nghĩa Phương Pháp Luận

Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện CÁI CHUNG của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều CÁI RIÊNG cụ thể. (Muốn khái quát thành lý luận (cái chung), phải đúc kết từ các kinh nghiệm trong nhiều trường hợp cụ thể).

Vì CÁI CHUNG là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối CÁI RIÊNG, nên trước khi nghiên cứu cụ thể CÁI RIÊNG nào đó, cần nắm bắt CÁI CHUNG trước, để khỏi mất phương hướng. Lênin dạy: "Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi "vấp phải" những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc".

Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến (do có sự tác động một cách khách quan giữa"cái chung" với "cái đơn nhất" trong cái riêng đó), nên khi vận dụng CÁI CHUNG vào CÁI RIÊNG cần phải được "cá biệt hoá" cho thích hợp.

Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa CÁI CHUNG sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh viện, "tả khuynh". Nếu tuyệt đối hóa CÁI RIÊNG sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh.

Vì CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho CÁI ĐƠN NHẤT trở thành CÁI CHUNG, nếu điều đó có lợi cho con người. Và làm cho CÁI CHUNG bất lợi trở thành CÁI ĐƠN NHẤT

IV.2. Nguyên nhân và kết quả.

IV.2.1 Khái niệm nguyên nhân và kết quả

Phạm trù nguyên nhân và kết quả phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sư vật với nhau gây ra.

IV.2.2. Tính chất của mối liên hệ nhân quả

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách quan, tính phổ biến, tính tất yếu.

Tính khách quan thể hiện ở chỗ: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phản ánh vào trong đầu óc mình những tác động và những biến đổi, tức là mối liên hệ nhân quả của hiện thực, chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiện thực từ trong đầu mình. Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do Thượng đế sinh ra hoặc do cảm giác con người quy định.

Tính phổ biến thể hiện ở chỗ: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

Tính tất yếu thể hiện ở chỗ: cùng một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không thể có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thực tế phải được hiểu là: Nguyên nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

IV.2.3. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện

Tuy nhiên không phải hai hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân quả. Thí dụ, ngày kế tiếp đêm, mùa hè kế tiếp mùa xuân, sấm kế tiếp chớp,v.v, nhưng không phải đêm là nguyên nhân của ngày, mùa xuân là nguyên nhân của mùa hè, chớp là nguyên nhân của sấm, v,v.. Cái phân biệt quan hệ nhân quả với quan hệ kế tiếp về mặt thời gian là ở chỗ nguyên nhân và kết quả có quan hệ sản sinh ra nhau. Nguyên nhân của ngày và đêm là do sự quay của trái đất quanh trục Bắc - Nam của nó, nên ánh sáng mặt trời chỉ chiếu sáng được phần bề mặt trái đất hướng về phía mặt trời.

Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Thí dụ, nguyên nhân của mất mùa có thể do hạn hán, có thể do lũ lụt, có thể do sâu bệnh, có thể do chăm bón không đúng kỹ thuật, v.v.. Mặt khác, một nguyên nhân trong những điều kiện khác nhau cũng có thể sinh ra những kết quả khác nhau. Thí dụ, chặt phá rừng có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu của cả một vùng, tiêu diệt một số loài sinh vật v.v. Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều trong một sự vật thì chúng sẽ gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho kết quả xuất hiện nhanh hơn. Ngược lại nếu những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai trò của từng loại nguyên nhân, có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong muốn) phát huy tác dụng.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân

Kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi xuất hiện, kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng đó có thể diễn ra theo hai hướng: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tích cực), hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân (hướng tiêu cực). Thí dụ, trình độ dân trí thấp do kinh tế kém phát triển, ít đầu tư cho giáo dục. Nhưng dân trí thấp lại là nhân tố cản trở việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy lại kìm hãm sản xuất phát triển. Ngược lại, trình độ dân trí cao là kết quả của chính sách phát triển kinh tế và giáo dục đúng đắn. Đến lượt nó, dân trí cao lại tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và giáo dục.

Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau

Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Vì vậy, Ph.Ăngghen nhận xét rằng: Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới, thì những khái niệm ấy lại gắn với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau. Chuỗi nhân quả là vô cùng, không có bắt đầu và không có kết thúc. Một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.

IV.2..3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận

Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc của con người, tách rời thế giới hiện thực.

Vì nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả.Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan... Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

IV.3.Tính tất nhiên - Ngẫu nhiên

IV.3.1.Khái niệm:

Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cách bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật, không phải từ quá trình phát triển có tính quy luật bên trong của sự vật do đó nó có thể xảy ra.

Tất nhiên là phải tự dùng để chỉ cái bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật là cái đó toàn bộ sự trước đó quy định và do đó nhất định xảy ra.

IV.3.2.Mối quan hệ biện chứng:

Cả tất nhiên và ngẫu nhiêu đều tồn tại một cách khách quan trong của quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả cái ngẫu nhiên cũng có vai trò của nó. Tất nhiên có tác động chi phối sự của sự vật còn ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển đó, cụ thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hay chậm. Nhưng tác động chi phối của tất nhiên trong lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau.

Trong tự niên tính tất nhiên được thể hiện một cách tự phát.

Trong xã hội tính tất nhiên được thể hiện thông qua hành động có ý tưức của nó là nhận ra ngẫu nhiên không phải tồn tại một cách biệt lập được đang thuần túy mà bao giờ chúng cũng tồn tại trong 1 thể thống nhất hữu cơ. Sự thống nhất hữu cơ do thể hiện ở chỗ.

Không có cái tất nhiên thuần tuý tồn tại tách rời những cái ngẫu nhiên, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số ngẫu nhiên.

Không có cái tất nhiên thuần túy tách rời các tất nhiên.

Bất cứ cái ngẫu nhiên nào cũng là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên. Mọi cái tất nhiên đều có yếu tố của tất nhiên.

Trong những điều kiện nhất định tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho cho nhau, cùng một sự kiện nào đó tròn mối liên hệ này được coi là tất nhiên, xét trong mối liên hệ khác nó lại là ngẫu nhiên.

IV.3.3. Ý Nghĩa:

Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không được đưa vào và chỉ dừng lại ở cái ngẫu nhiên mà cần phải có phương án dự phòng các trường hợp ngẫu nhiên có thể xảy ra.

Trong nhận thức để đạt được cái tất nhiên chúng ta phải nghiên cứu phát hiện ra chúng thông qua hàng loạt cái ngẫu nhiên.

Ngẫu nhiên và tất nhiên có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất đinh do đó ta có thể loại những điều kiện thích hợp để có thể ngăn cản hoặc kích thích những sự chuyển hóa phục vụ mục đích của con người.

Chống quan điểm của thuyết định mệnh, đó là lý luận cho việc phủ nhận tác dụngt ích cực của con người đối với biến tính lịch sử vì cho rằng mọi cái đều xảy ra một cách tất nhiên, con người không làm gì được.

Chống quan điểm duy tâm về siêu hình về tất nhiên và ngẫu nhiên.

Continue Reading

You'll Also Like

206K 1.1K 33
This is a mix of different animes that have smut in them
152K 6.1K 34
แ€‘แ€ฐแ€ธแ€แ€ผแ€ฌแ€ธแ€‘แ€€แ€บ (Seme) แ€›แ€ฝแ€พแ€ฑแ€•แ€ฏแ€ถ( Uke) Uke softแ€–แ€ผแ€…แ€บแ€แ€ฒแ€ทแ€กแ€•แ€ผแ€„แ€บ intersex (แ€’แ€ฝแ€ญแ€œแ€ญแ€„แ€บ) แ€–แ€ผแ€…แ€บแ€แ€ฌแ€™แ€ญแ€ฏแ€ท แ€€แ€ผแ€ญแ€ฏแ€€แ€บแ€™แ€พแ€–แ€แ€บแ€€แ€ผแ€•แ€ซแ€”แ€ฑแ€ฌแ€บ แ€€แ€ญแ€ฏแ€šแ€บแ€›แ€ฒแ€ทแ€’แ€ฏแ€แ€ญแ€šแ€™แ€ผแ€พแ€ฑแ€ฌแ€€แ€บficแ€™แ€ญแ€ฏแ€ท แ€กแ€™แ€พแ€ฌแ€ธแ€•แ€ซแ€›แ€„แ€บแ€แ€ฝแ€„แ€บแ€ทแ€œแ€ฝแ€พ...
171K 3.9K 53
โ i loved you so hard for a time, i've tried to ration it out all my life. โž kate martin x fem! oc
250K 7.2K 130
"๐‘ป๐’‰๐’†๐’“๐’†'๐’” ๐’“๐’†๐’‚๐’๐’๐’š ๐’๐’ ๐’˜๐’‚๐’š ๐’๐’‡ ๐’˜๐’Š๐’๐’๐’Š๐’๐’ˆ ๐’Š๐’‡ ๐’Š๐’ ๐’•๐’‰๐’†๐’Š๐’“ ๐’†๐’š๐’†๐’” ๐’š๐’๐’–'๐’๐’ ๐’‚๐’๐’˜๐’‚๐’š๐’” ๐’ƒ๐’† ๐’‚ ๐’…๐’–๐’Ž๐’ƒ ๐’ƒ๐’๐’๐’๐’…๐’†."