I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGH...

By mrkael

65K 43 13

More

II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ MẶT PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU.
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
II. HÀNG HOÁ
III. TIỀN TỆ
QUY LUẬT GIÁ TRỊ

I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

20.1K 21 8
By mrkael

1.      Chủ nghĩa Mác - Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành

Chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin là “hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin; là sự kế thừa và phát triển những giá trị lịch sử của tư tưởng nhân loại, trên sơ sở thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học.

Ba bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác- Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh vực nhưng trong đó có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Triết học Mác - Lênin là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.

- Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Triết học, kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển, suy tàn của PTSX TBCN và sự ra đời, phát triển của PTSX mới - PTSX CSCN.

- CNXH khoa học là kết quả tất nhiên của sự vận dụng thế giới quan, phương pháp luận Triết học và kinh tế chính trị Mác - Lênin vào việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng XHCN - bước chuyển biến lịch sử từ CNTB lên CNXH và tiến tới CNCS, từ vương quốc của tính tất yếu mù quáng sang vương quốc tự do của con người.

=> Mặc dù ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác - Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau những đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người.

Ngày nay, có thể có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác - Lênin mới là học thuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực tiện lý tưởng đó.

2.      Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin

Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hai giai đoạn lớn là giai đoạn hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác (do C.Mác, Ăngghen thực hiện) và giai đoạn bảo vệ,phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin (do Lênin thực hiện).

Những điều, kiện tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác

* Tiền đề kinh tế - xã hội

- Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ PTSX TBCN ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp, không chỉ đánh dấu bước chuyển hoá từ nền sản xuất thủ công TBCN sang nền sản xuất đại công nghiệp TBCN mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản.

- Mâu thuẫn sâu sắc giữa LLSX mang tính xã hội hoá với QHSX mang tính chất tư nhân TBCN đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại CNTB. Thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội

- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là nó phải được soi sáng  bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó cũng đã trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác.

* Tiền đề lý luận:

- Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp là: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

- Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của con người Mác. Trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hêghen, C.Mác và P.Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của ông để xây dựng phép biện chứng duy vật. Với Phoiơbắc, C.Mác và P.Ăngghen đánh giá cao vai trò tư tưởng của ông trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người, tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của Mác và Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật - một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang lập trường CNCS.

- Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu lớn là A.Smith và Đ. Ricácđô đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. Từ đó, C. Mác đã giải quyết những bế tắc mà bản thân các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua để xây dựng lên lý luận về GTTD, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của CNTB và nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong tất yếu của CNTB cũng như sự ra đời tất nhiên của CNXH.

- CNXH không tưởng đã có quá trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Kế thừa tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà CNXH không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về CNXH trong chủ nghĩa Mác

* Tiền đề khoa học tự nhiên

Cùng với những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng vừa là tiền đề vừa là luận cứ và là những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trước hết phải kể đến phát hiện ra quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tế bào.

=> Như vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó.

Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác

Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác do C.Mác và P.Ăngghen thực hiện diễn ra từ những năm 1842 - 1843 đến sau những năm 1847 - 1848 và sau đó từ 1849 đến 1895 là quá trình phát triển sâu sắc hơn. Trong giai đoạn này, cùng với các hoạt động thực tiễn, C.Mác và P. Ăngghen đã nghiên cứu tư tưởng của nhân loại trên nhiều lĩnh vực từ cổ đại cho đến xã hội đương thời để từng bước củng cố, bổ sung và hoàn thiện quan điểm của mình.

- Vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu toàn bộ PTSX TBCN, C.Mác phát hiện ra rằng: việc tách những người sản xuất nhỏ khỏi TLSX bằng bạo lực là khởi điểm của sự xác lập PTSX TBCN.

- Thông qua tác phẩm bộ Tư bản, C. Mác và P.Ăngghen đã trình bày một cách hệ thống các quy luật vận động và phát triển của xã hội, cho thấy sự vận động và phát triển ấy là một quá trình lịch sử tự nhiên thông qua sự tác động biện chứng giữa LLSX và QHSX; giữa CSHT và KTTT. Lý luận hình thái kinh tế - xã hội đã làm cho chủ nghĩa duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học.

- Tư tưởng duy vật về lịch sử, về cách mạng vô sản tiếp tục được phát triển trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác 1875). Trong tác phẩm này, những vấn đề về nhà nước chuyên chính vô sản, về TKQĐ lên CNXH, những giai đoạn trong quá trình xây dựng CNCS…đã được đề cập đến với tư cách là cơ sở khoa học cho lý luận cách mạng của giai cấp vô sản trong các hoạt động hướng đến tương lai.

Giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới

* Bối cảnh lịch sử và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác

- Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã phát triển sang một giai đoạn mới là giai đoạn CNĐQ. Bản chất bóc lột và thống trị của CNTB ngày càng bộc lộ rõ; mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản ngày càng sâu sắc mà điển hình là mâu thuẫn giai cấp giữa vô sản và tư sản. Ở các nước thuộc địa, cuộc đấu tranh chống CNĐQ tạo nên sự thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản, giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở các nước chính quốc mà trung tâm là ở nước Nga.

- Trong giai đoạn này cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp TBCN là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên. Bên cạnh đó, một số nhà khoa học rơi vào tình trạng khủng hoảng thế giới quan, làm cho chủ nghĩa duy tâm lợi dụng gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành động của các phong trào cách mạng.

- Đây là thời kỳ chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi vào nước Nga. Để bảo vệ địa vị và lợi ích của giai cấp tư sản, những trào lưu tư tưởng như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng ….đã mang danh đổi mới chủ nghĩa Mác để xuyên tạc và phủ nhận nó.

=> Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu phải khái quát những thành tựu khoa học tự nhiên để rút ra những kết luận về thế giới quan và phương pháp luận, phải thực hiện cuộc đấu tranh lý luận để chống sự xuyên tạc và phát triển chủ nghĩa Mác đã được thực tiễn ở nước Nga đặt ra.

* Vai trò của V.I.Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới

Quá trình V.I.Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác có thể chia thành ba thời kỳ:

- Những năm 1893 - 1907 là những năm V.I.Lênin tập trung chống phái dân tuý.  Lênin đưa ra nhiều tư tưởng về tầm quan trọng của lý luận, của thực tiễn và mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, đề cập nhiều đến vấn đề đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng và đặc biệt là nhấn mạnh đến quá trình hình thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản.

- Những năm 1907 - 1917 là những năm vật lý học có cuộc khủng hoảng về thế giới quan làm xuất hiện nhiều tư tưởng duy tâm phủ nhận chủ nghĩa Mác. Trước tình hình đó, V.I.Lênin  đã tổng kết toàn bộ thành tựu khoa học tự nhiên, tổng kết những sự kiện lịch sử để viết tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (1909) không chỉ bảo vệ thành công mà còn phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới.

- Cách mạng tháng 10 Nga năm1917 thành công đã mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn cầu

Với những cống hiến to lớn ở trên cả 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, tên tuổi của V.I.Lênin đã gắn liền với chủ nghĩa này, đánh dấu bước phát triển toàn diện của chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới

- Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời đã ảnh hưởng lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Năm 1917, cách mạng XHCN của giai cấp vô sản thắng lợi mở ra kỷ nguyên mới cho nhân loại, chứng minh tính hiện thực của chủ nghĩa Mác - Lênin trong lịch sử để hình thành nên cộng đồng các nước XHCN, làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.

- Điều đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng của GCCN toàn thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

Continue Reading

You'll Also Like

426K 21.9K 104
Tên gốc: 欲言难止 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: ABO, gương vỡ lại lành, yêu thầm thành thật, H...
73.8K 4.9K 71
Tác phẩm: Tan làm đến văn phòng của tôi Tựa Hán Việt: Tan tầm tới ta văn phòng Tác giả: An Thứ Cam Nhi Nhân vật chính: Giang Thự x Quý Liên Tinh Thể...
5.9M 428K 141
Hán Việt: Bạo quân đích sủng hậu [Trùng sinh] Tác giả: Tú Sinh Tình trạng: Hoàn thành (135 chương + 5 phiên ngoại) Thể loại: Đam mỹ, Cổ đại, HE, Ng...
46.1K 1.3K 25
"Anh, em thật sự rất thích dáng vẻ anh khi nằm dưới thân em, biểu cảm vừa căm ghét lại vừa bất lực khuất nhục này của anh... Thật đẹp..." Xiềng xích...