Làng tôi

341 21 3
                                    

Làng tôi tên Xá Lam. Tôi không biết tại sao lại có cái tên "Xá Lam" nhưng bà cụ hàng xóm miệng nhai trầu móm mém đã kể cho tôi nghe. Rằng chuyện xưa có một chàng họ Xá tuy thông minh, tráng kiện nhưng bất hạnh. Chàng ta từ nhỏ không có cha mẹ, phải ở nhờ nhà một bà họ hàng. Bà họ hàng rất thương chàng, nhưng năm ấy, bà ấy vì cứu chàng Xá khỏi lũ trẻ con nên qua đời mà chết. Lũ trẻ con ấy đã ném đá vào người chàng vì không muốn cho chàng lại gần, không may một cục đá to đã trúng đầu bà họ hàng. Than ôi, cái cảnh cậu bé mồ côi gào khóc bên xác bê bết máu của bà trông thật thảm khốc. Cậu bé ấy lại mất đi một người mà cậu yêu thương, dù cho ông trời đã cướp đi cả cha mẹ cậu. Cậu bé không còn người thân, không còn ai che chở. Không phải họ ác. Gạo trong nhà còn không thể nuôi sống họ thì lấy đâu ra gạo để che chở người dưng? Thế là chàng Xá lang bạt khắp nơi, đôi khi phải bẻ trộm rau ăn, hôm không có thì giết thú rừng. Nhưng một ngày nào đó chàng Xá sẽ chết thôi, và ánh mắt sáng như vì sao của cậu sẽ từ từ biến mất. Một ngày nọ khi vào rừng đi săn, chàng Xá gặp một người phụ nữ đẹp như tiên. Cô ấy mỉm cười và chỉ tay vào một phía của khu rừng. Chàng như mê mẩn đi theo hướng tay cô chỉ. Chàng đi mãi, đi mãi đến một ngôi làng bỏ hoang. Chàng bước vào căn nhà tranh thứ nhất. Bên trong có rau củ tươi như vừa mới hái. Chàng ăn no nê, chẳng tò mò gì cả và bước lên giường ngủ một giấc thật ngon. Tối đó, chàng ngủ mơ thấy cô tiên, cô nói cô được Thượng đế cử xuống để bù đắp cho chàng Xá. Sáng hôm sau khi vẫn còn mơ màng, chàng thấy một cô gái đẹp như tranh ngồi ở đầu giường dịu dàng nhìn chàng, người mà sau này là vợ chàng. Thị là Kiều Lam, không rõ xuất thân nhưng ai cũng đoán ra thị là người mà Thượng đế cử xuống. Sau hơn năm trăm năm, ngôi làng ngày càng nhiều người định cư nhưng câu chuyện của vị trưởng thôn đầu tiên đã đi vào quên lãng. Sở dĩ tên Xá Lam là tên của chàng và người vợ của chàng. Cụ bà kể chuyện cho tôi nhắm mắt hồi tưởng những ngày còn bé, bà nằm trên chiếc đống rơm, lắng tai nghe những tiếng ve kêu và giọng kể chuyện đều đều của mẹ bà. Truyền thuyết làng tôi không phải là quá hay, nhưng ít nhất câu chuyện đó khiến tôi như yêu làng hơn. Tôi tin rằng, một ngày nào đó, những người ở hiền thì sẽ luôn gặp may mắn.

Nhà giàu nhất làng là nhà lão Đăng. Lão có đất trên Hà Nội, có đất trên Sài Gòn, và có cái dinh thự to đùng. Lão giàu nhưng chẳng bao giờ làm phúc. Lão Đăng có tận bốn người vợ, lão rất đỗi tự hào khi có ba đứa con trai. Cậu cả nhà lão là cậu Đăng Nhân Mã, cậu là người làm lão lo lắng nhất. Cậu Mã mười tám tuổi, con bà hai, cậu rất chịu chơi, lại ưa trêu hoa ghẹo nguyệt không chịu học hành. Cậu hai là Đăng Thiên Yết, con bà cả, chỉ kém cậu Mã một tuổi nhưng là hy vọng của cả nhà họ Đăng. Tôi có trò chuyện với cậu đôi ba lần, thấy cậu rất ư là lịch thiệp, sáng dạ, lại tuấn tú, siêng năng. Cả ba con trai nhà lão Đăng đều rất khôi ngô. Nhưng tôi thấy cậu út lại đẹp hơn cả. Cậu út là Đăng Ma Kết, có đôi mắt sáng trong như ánh trăng rằm, cậu Kết mới bảy tuổi, nhưng xinh trai hơn khối đứa trong làng.

Đi qua cái dinh thự khổng lồ của nhà lão Đăng, tôi dừng chân trước mái nhà tranh xiêu vẹo của chị Cao. Nhà chị Cao khó khăn, nhưng bao la tình người. Ba mẹ con chị sống dưới mái nhà xiêu vẹo, nhưng bao giờ cũng rất hòa thuận ấm áp. Cô chị cả là Cao Xử Nữ, mười sáu tuổi đẹp như tiên, khiến trai làng đổ như ngả rạ, nhưng cô từ chối hết họ, vì cô Cao Xử Nữ chỉ muốn ở bên chăm lo cho mẹ và em gái. Đứa con út là Cao Sư Tử, sáu tuổi. Tôi nhớ như in cái khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu của nó và cả ánh nhìn đượm buồn. Con bé có đôi mắt buồn hút hồn. Cả chị em họ Cao đều rất xinh đẹp. Ngẫm lại, chị Cao có thể một mình nuôi sống hai đứa con thật đáng khâm phục. Chị là một phụ nữ kiên cường, một mình lo hết việc đồng áng, mòn mỏi đợi chồng trở về từ chiến trường. Tôi lại nhớ đến Sư Tử, con bé có ánh mắt trong rõ là sầu đời, y hệt ánh mắt của anh Cao.

Kế bên nhà chị Cao là nhà chị Đội. Chị là chủ quán bánh đúc ngon nức tiếng. Chị lúc nào cũng cười thật hiền khi mời mấy anh bộ đội dừng chân tại quán chị ăn miếng bánh, nhưng lần nào chị cũng mời họ mà không tính tiền. Chị có hai cô con gái sinh đôi. Đứa chị là Song Ngư, đứa em là Song Tử. Hai đứa trẻ tám tuổi, lúc nào cũng quấn lấy mẹ, giúp mẹ bán hàng. Chúng là những đứa bé nhân hậu, như mẹ chúng.

Rời khỏi sự ấm áp của bánh đúc, tôi nhìn sang căn nhà mái tranh xơ xác bên kia đường. Đó là nhà chị Lã. Chị có con trai tên Lã Bạch Dương đi bộ đội và con dâu là Châu Bảo Bình. Con dâu chị biết mẹ buồn vì nhớ con nên tối nào cũng xoa bóp, trò chuyện với mẹ rất tình cảm. Mỗi tháng, Châu Bảo Bình sẽ trao đổi thư với chồng. Anh Lã Bạch Dương sẽ gửi thư từ nơi chiến trường về đến nơi mẹ anh và vợ. Họ chỉ gặp nhau qua những bức thư hoen ố, nhưng chỉ có tình yêu là không bao giờ tàn phai.

Ngôi nhà cuối làng là của anh Khải. Chị Thao vợ anh bỏ làng đi cũng đã hơn năm năm. Anh một mình nuôi những đứa con khôn lớn. Con đầu lòng là Đạm Cự Giải, thằng bé mười tám, là bạn thanh mai trúc mã của Cao Xử Nữ. Thằng bé làm việc gì cũng giỏi, từ việc đồng áng, cơm nước đều làm không thua kém các chị em. Đứa thứ hai là con gái, Đạm Thiên Bình. Tôi nhớ con bé rất thích chị em nhà Song Ngư Song Tử, mặt con bé cứ rạng rỡ hẳn lên khi thấy cặp sinh đôi kia. Con bé chín tuổi, giỏi thêu thùa nhất làng, còn đẹp hơn cả các bà các cô. Đứa bé nhất là Đạm Kim Ngưu, thằng bé bị liệt hai chân, khuôn mặt xinh xắn nhưng bất hạnh. Tôi cứ chảy cả nước mắt khi thằng bé ngồi trong nhà đưa mắt nhìn theo lũ trẻ nô đùa. Cái nhìn cô độc của thằng bé khiến tôi động lòng thương cảm. Tôi lúc nào cũng đem cho nó một chiếc kẹo mua từ quán nước bà Lẫm. Nó lúc nào cũng nhoẻn miệng cười thật tươi và cảm ơn tôi.

Mỗi nhà một cảnh, nhưng tôi biết chị Cao và các con gái của chị sẽ nhịn phần khoai mà cưu mang một người lạ đang gặp khó khăn. Tôi tin vào lòng nhân hậu của chị Đội và cặp song sinh khi thấy họ cười vui cùng những anh bộ đội nghỉ chân tại quán. Tôi tin cả sự hiếu thuận, thủy chung của chị Bảo Bình đối với nhà chồng, và tin vào tình phụ tử mà anh Khải dành cho các bé. Tôi yêu con đường làng gồ ghề, yêu cả những mái lều tranh lụp xụp. Tôi dừng lại nhìn về cuối chân trời với ngọn khói xám xịt bốc lên. Tôi bỗng khao khát. Tôi khao khát bé Kim Ngưu có thể đi được và tôi mong lũ trẻ luôn được sống trong hòa bình.

12cs; tình ca từ những miền quêOù les histoires vivent. Découvrez maintenant