VÕ DƯỠNG SINH

1.1K 1 0
                                    

<type or paste your story here>

THUẬT TRƯỜNG SINH

của

VÕ DƯỠNG SINH

Võ Sư Nguyễn tiến Hóa

Thế giới loài người từ khi biết ăn ngon, mặc đẹp, thì cũng là lúc con người mong ước và tìm cách để được sống trường sinh. Vì thế, trong khắp thời đại từ Âu sang Á, các bậc vua chúa quan quyền đều tìm đủ mọi cách để luyện thuốc trường sinh. Người ta trèo lên đỉnh các ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ , mong tìm gặp các loại nhân sâm ngàn năm đem về luyện thuốc; người ta sai phái các vị thần y xuống thuyền vượt biển ra những hải đảo xa xôi để tìm những kỳ hoa dị thảo về để luyện đan.

Uy quyền như Từ Hy Thái Hậu, với bao nhiêu là món ăn bổ dưỡng, dưới trướng có không biết bao nhiêu là thần y. Thế rồi tới lúc thần chết đến gõ cưả, thì cũng đành nhắm mắt ra đi !

Ngược giòng lịch sử thế giới, không thiếu những vị lãnh chúa đi tìm thuốc trường sinh; nhưng chưa có một vị nào thành công, hay kéo dài tuổi thọ ! Nếu không biết trở về với thiên nhiên, hòa mình vào vũ trụ.

Theo Kinh Dịch, thì con người là một tiểu vũ trụ, phải nằm trong qũy đạo của đại vũ trụ; những ai đi ra ngoài quỹ đạo đó đều bị èo uột nếu chưa bị hủy diệt.

Ta hãy nghe Đức Khổng Phu Tử, một nhà tư tưởng, một chánh trị gia, một nhà giáo dục, mà còn là một nhà khoa học trong lãnh vực đi tìm cuộc sống trường thọ. ( Tôi muốn nói đến hai chữ TRƯỜNG THỌ chứ không phải TRƯỜNG SINH BẤT TỬ. Vì Trường Thọ là sống lâu, còn Trường Sinh Bất Tử là không bao giờ chết. )

Muốn sống lâu, Đức Khổng Tử đã tóm gọn trong 3 chữ : " SẮC - ĐẤU - ĐẮC."

· Tuổi Thiếu Niên cơ thể chưa hoàn toàn phát triển, phải tránh SẮC Dục, vì giao hoan sớm sẽ có hại cho sinh lực, ô nhiễm tinh thần trong trắng, và lòng đạo đức có ảnh hưởng trong cả cuộc sống.

· Tuổi tráng Niên tránh ĐẤU. Đấu theo Đức Khổng Tử là háo thắng, tham lam, chiếm đoạt. Theo Y-Học thì những người luôn háo thắng là những người sẽ mắc chứng cao áp huyết đầu tiên, và nếu không biết tiết giảm thì dù có uống thuốc gì cũng không thể thoát ra khỏi. Câu " Tri túc thường lạc." Biết đủ thì luôn vui vẻ, nghĩa là an bình trong nội tâm thì bệnh nào cũng khó phát tác.

· Tuổi Cao Niên nên tránh chữ ĐẮC . Theo Ngài Khổng Tử thì Đắc là ham muốn ( Sân , Si ). Vì tất cả những cơ phận trong con người đã đang trên đà lão hóa : Lục phủ ngũ tạng đã làm việc không ngừng trong mấy chục năm, hãy chấp nhận lẽ Miên Sinh, Thường Dịch để cuộc sống luôn an bình. Sự lao tâm, lao lực rất có hại cho tuổi thọ.

Hoa Đà một danh y thời Tam Quốc bên Tàu đã nhờ tập VÕ DƯỠNG SINH, mà sống lâu trăm tuổi. Theo truyền thuyết kể lại: Hoa Đà một hôm lên núi hái thuốc, trong khi đang chú tâm tìm thuốc, thì văng vẳng bên tai có thiếng bàn luận Y-Học, ông lần mò đến gần và phát hiện ra một cái hang động. Trong hang có hai vị tiên đồng râu dài chạm đất, tóc trắng như mây, gương mặt phương phi, hồng hào đạo cốt. Hai vị đang mải mê bàn bạc về sự tập luyện Dưỡng Sinh kéo dài tuổi thọ. Hoa Đà mãi mê, chăm chú theo dõi đến quên cả việc đi hái thuốc và ngay cả khi hai vị tiên đang đứng trước mặt cũng không hề hay biết, vì ông như đang bị xuất hồn,cố nhập tâm những gì hai vị tiên vừa bàn. Hai vị tiên biết ông là người có thể giúp bá tánh nên đã truyền lại cho ông những y-thuật cao siêu và dạy ông cách tập luyện VÕ DƯỠNG SINH là bắt chước các thế chờn vờn, bay nhảy của 5 loài cầm thú : Hổ, hươu, gấu, khỉ, hạc. Mà Y-Học Trung Hoa ngày nay gọi là : Ngũ cầm hý. Và cho rằng các động tác của năm loại cầm thú trên rất ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể con người. Sau đó, Hoa Đà đã kết hợp giữa các động tác của Ngũ cầm hý với hơi thở mà chế biến ra môn VÕ DƯỠNG SINH. Tập môn võ naỳ không những giúp cho các cơ bắp của con người luôn vận chuyển nhịp nhàng, các cơ khớp cũng thăng tiến theo tuổi trẻ và dẻo dai, bền bỉ khi tuổi già. Chính nhờ sự vận chuyển hằng ngày đó sẽ giúp cho maú huyết luôn lưu thông dễ dàng trong tim mạch; và vì có sự vận chuyển nên sẽ đem vào cơ thể nhiều khí Oxygen, giúp bồi bổ óc não, nên con người sẽ kéo daì tuổi thọ trong vui vẻ, khỏe mạnh, hạnh phúc.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Mar 22, 2008 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

VÕ DƯỠNG SINHWhere stories live. Discover now