Từ mượn xuất hiện trong một ngôn ngữ khi từ đó được nhiều người nói ngôn ngữ đó sử dụng và mang một ý nghĩa nhất định.

( trong Tiếng Việt chủ yếu mượn từ Hán)

_Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

Từ nhiều nghĩa là:

- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa

- Ban đầu, từ thường chỉ có một nghĩa nào đó. Nhưng trong thực tế sử dụng, để đáp ứng trình độ nhận thức ngày càng cao của con người, trình độ phát triển của xã hội, nhằm gọi tên, biểu đạt những sự vật, hiện tượng, khái niệm mới, ngoài cách tạo ra những đơn vị từ mới hoàn toàn, người ta thêm vào nghĩa mới cho những từ đã có sẵn. Cách thêm nghĩa mới vào cho từ chính là cách tạo ra từ nhiều nghĩa.

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là:

- Trong từ nhiều nghĩa, bao giờ cũng có nghĩa gốc (như nhà ở trường hợp 1; còn gọi là nghĩa đen) và nghĩa chuyển (còn gọi là nghĩa bóng). Hiện tượng thay đổi nghĩa từ nghĩa gốc ban đầu của từ gọi là chuyển nghĩa. Từ nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển nghĩa.

- Thông thường, trong câu từ chỉ có một nghĩa (tức là chỉ có một trong số các nghĩa của từ được hiểu). Nhưng cũng có khi trong câu từ mang nhiều nghĩa, cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển, nhất là trong văn bản văn học nghệ thuật.

Từ đồng âm và từ đồng nghĩa:

+từ đồng âm: các từ có chung cách đọc về âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

+từ đồng nghĩa (2 loại: đồng nghĩa hoàn toàn, đồng nghĩa không hoàn toàn): các từ có cách phát âm khác nhau nhưng giống nhau về nghĩa.

_Chữa lỗi dùng từ: +Nguyên nhân: không nắm bắt rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.

=>Giải pháp: không ngừng tìm tòi, học hỏi, rèn luyện về cách dùng từ, tự thực hành bằng cách đặt câu.

Từ trái nghĩa: là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau.

Sự sóng đôi của các từ trái nghĩa có tác dụng gây ấn tượng tương phản cho hình tượng, nêu bật được bản chất của cái được nói đến, giúp cho lời văn nhịp nhàng, tăng sức liên kết,...

Các từ trái nghĩa chủ yếu được sử dụng nhằm tạo mối liên hệ tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Thường làm vị ngữ trong câu

Ví dụ: , đi, , , , uống,...

Tôi đang đi bộ.

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: Đành, bị, được, dám, toan, định, có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Một số thứ lặt vặtWhere stories live. Discover now