Hoan thiện nhân cách người thầy giáo

Bắt đầu từ đầu
                                    

2.Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình:

- Trong dạy học và giáo dục, thầy dùng nhân cách của chính mình để tác động vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề mến trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách ứng xử và kỹ năng giao tiếp...

- Nghề đào tạo con người lại là nghề lao động nghiêm túc, không được phép tạo ra thứ phẩm hay phế phẩm như ở một số nghề khác.

- Để trở thành một người thầy tốt, trước hết cần phải sống một cuộc sống chân chính, vẹn toàn nhưng đồng thời phải có ý thức và kĩ năng tự hoàn thiện mình. Tâm hồn của nhà giáo phải được bồi bổ rất nhiều để có khả năng truyền lại gấp bội cho thế hệ trẻ.

3. Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội:

- Sức lao động chính là toàn bộ sức mạnh vật chất hay tinh thần ở trong con người, nhân cách sinh động của cá nhân cần thiết để sản xuất ra sản phẩm vật chất hay tinh thần có ích cho xã hội.

- Chức năng của giáo dục, mà thầy giáo là lực lượng chủ yếu, chính là bồi dưỡng và phát huy sức mạnh đó ở trong con người.

4. Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sang tạo cao:

- Ai có ở trong nghề thầy giáo, ai có làm việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm, với lương tâm nghề nghiệp cao thượng thì mới cảm thấy lao động sư phạm là một loại lao động căng thẳng, tinh tế, không rập khuôn, không đóng khung trong một giờ giảng, trong khuôn khổ nhà trường.

- Dạy học đòi hỏi người thầy phải dựa trên nền tảng khoa học xác định, khoa học bộ môn cũng như khoa học giáo dục và có những kĩ năng sử dụng chúng vào từng tình huống sư phạm cụ thể, thích ứng với từng cá nhân sinh động.

- Tính khoa học, tính sáng tạo cao đến mức khi thể hiện nó như là một người thợ cả lành nghề, một nghệ sĩ của quá trình sư phạm.

5.Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp, với hai đặc điểm:

- Phải có thời kì khởi động, nghĩa là thời kì để cho lao động đi vào nề nếp, tạo ra hiệu quả.

- Vượt ra khỏi không gian (lớp, trường), thời gian (8 giờ làm việc)

III.Cấu trúc nhân cách người thầy:

- Nói đến nhân cách là nói đến tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc - nét đặc trưng và giá trị tinh thần -giá trị làm người , của mỗi người.

Vậy cấu trúc nhân cách gồm phẩm chất (đức ) và năng lực ( tài ).

- Cấu trúc nhân cách người thầy:

*Các phẩm chất: thế giới quan khoa học, lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ lòng yêu trẻ, lòng yêu nghề, những phẩm chất đạo đức phù hợp với hoạt động của nghề giáo.

*Các năng lực sư phạm: năng lực hiểu học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, tri thức và tầm hiểu biết, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học và giáo dục, năng lực dạy học, năng lực ngôn ngữ, năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh, năng lực đối xử khéo léo sư phạm, năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jul 12, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Hoan thiện nhân cách người thầy giáoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ