Đề cương dược lý 2012 ĐH YHN

1.4K 2 0
                                    

Trọn bộ đề cương dược lý 93 câu tổng hợp từ sgk và các bài giảng của thầy cô dhy hà nội. liên hệ wikialexa01@gmail.com để mua.

Demo câu 1:

Câu 1: Phân tích được quá trình hấp thu và phân phối thuốc trong cơ thể và nêu ý nghĩa

Hấp thu

-  Là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc vào máu để đi khắp cơ thể, tới nơi TD

-  Sự hấp thu phụ thuộc vào

+  Độ hoàn tan của thuốc{}

+  pH tại chỗ hấp thu

+  Nồng độ của thquốc

+  Tuần hoàn tại vùng hấp thu

+  Diện tích vùng hấp thu

-  Thuốc muốn được hấp thu phải

+  Không hoặc rất ít bị ion hóa

+  tan được cả trong nước (vào được máu& dịch gian bào) và trong lipid (qua được các màng sinh học)

-  Đường dùng thuốc có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu.

-  Đường tiêu hóa:

+  Ưu điểm: dễ dùng

+  Nhược điểm: bị enzym tiêu hóa phá hủy, thuốc tạo phức với thức ăn làm chậm hấp thu, thuốc kích thích niêm mạc tiêu hóa gây viêm loét, bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất

+  Qua niêm mạc miệng (ngậm dưới lưỡi): vào thẳng vòng tuần hoàn nên không có các nhược điểm trên

+  Thuốc uống: thuốc sẽ qua dạ dày, vào ruột, hấp thu chủ yếu ở ruột

+  Thuốc đặt trực tràng: chỉ 50% thuốc hấp thu bị chuyển hóa qua gan lần thứ nhất, nhưng có nhược điểm hấp thu không hoàn toàn, có thể gây kích ứng niêm mạc hậu môn.

-  Thuốc tiêm:

+  Tiêm dưới da: hấp thu chậm, đau do có nhiều sợi TK cảm giác

+  Tiêm bắp: ít đau và hấp thu nhanh hơn, nhưng 1 số thuốc có thể gây hoại tử cơ

+  Tiêm TM: hấp thu nhanh, hoàn toàn, điều chỉnh liều nhanh. Nhưng không được tiêm TM các thuốc dầu, thuốc làm kết tủa các thành phần của máu, thuốc làm tan hồng cầu

-  Thuốc dùng ngoài

+  Thấm qua niêm mạc: θ tại chỗ. Nhưng đôi khi, thuốc thấm nhanh, lại trực tiếp vào máu nên có thể có TD toàn thân.

+  Qua da: sát khuẩn, chống nấm, giảm đau tại chỗ. Ít thuốc có thể thấm qua được da lành nhưng khi da tổn thương, thuốc có thể được hấp thu.

-  Thuốc nhỏ mắt: chủ yếu là TD tại chỗ. Khi chảy qua ống mũi lệ, thuốc có thể được hấp thu trực tiếp vào máu

-  Đường khác:

+  Qua phổi: các chất khí, thuốc bay hơi, dạng phun sương. Diện tích hấp thu lớn nên hấp thu nhanh

+  Tiêm tủy sống: thường tiêm vào khoang dưới nhện hoặc ngoài màng cứng để gây tê vùng thấp

-  Thông số dược động học: sinh khả dụng (F)

+  Là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc so với liều đã dùng.

+  Sự chuyển hóa quan gan lần thứ nhất làm giảm F của thuốc{}

+  Các yếu tố ảnh hưởng đến F

ü Thuộc về thuốc: tá dược, cách bào chế, cấu trúc hóa học

ü Thuộc về người dùng: thức ăn (pH, nhu động), tuổi, bệnh lý, tương tác thuốc

Phân phối:

-  Sau khi được hấp thu vào máu, 1 phần thuốc sẽ gắn vào protein huyết tương, 1 phần tự do sẽ qua được thành mạch, vào mô, phát huy TD.

-  Giữa nồng độ thuốc tự do và thuốc gắn protein có sự cân bằng động

-  Quá trình phân phối thuốc phụ thuộc nhiều vào tuần hoàn khu vực. Tùy theo sự tưới máu, thường chia cơ thể thành ba gian.

-  Các yếu tố ảnh hưởng:

+  Về phía thuốc: KLPT, độ tan trong nước và lipid, tính acid hay base, độ ion hóa, ái lực với protein

+  Về phía cơ thể: tính chất màng TB, thành mạch, số lượng vị trí gắn thuốc, pH môi trường

-  Sự gắn thuốc với protein huyết tương

-  Sự phân phối lại: thường gặp với các thuốc tan nhiều trong lipid, có TD trên TKTW và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch

-  Các phân phối đặc biệt

+  Vận chuyển thuốc vào TKTW

ü Phương thức vận chuyển: thuốc phải vượt qua 3 hàng rào:

Hàng rào máu- não:

Hàng rào máu- dịch não tủy:

Hàng rào dịch não tủy- não:

ü Thuốc ra khỏi dịch não tủy được thực hiện bởi cơ chế tích cực trong đám rối màng mạch. Từ não, thuốc ra theo cơ chế khuếch tán thụ động

ü Kết quả của sự vận chuyển

Các thuốc tan nhiều trong lipid sẽ thấm rất nhanh vào não, nhưng lại không ở lại được lâu

Thuốc bị ion hóa nhiều, khó thấm vào TKTW

+  Vận chuyển thuốc qua nhau thai

ü Phương thức vận chuyển: vượt qua hàng rào nhau thai. Tính thấm của màng mao mạc thai nhi tăng theo tuổi thai

ü Kết quả của sự vận chuyển:

Trừ các thuốc có KLPT>1000 và amin bậc 4 không qua được nhau thai, rất nhiều thuốc có thể vào máu thai nhi, gây nguy hiểm cho thai

Lượng thuốc gắn vào protein huyết tương máu mẹ cao thì nộng độ thuốc tự do thấp, nồng độ thuốc tự do trong máu con sẽ rất thấp

Nhau thai có nhiều enzym chuyển hóa thuốc để bảo vệ thai nhi

-  Sự tích lũy thuốc

+  1 số thuốc liên kết chặt chẽ với 1 số mô trong cơ thể, được giữ lại rất lâu (tetracyclin)

+  1 số thuốc tích lũy trong 1 số mô với nồng độ cao hơn trong máu. Nếu sự gắn thuốc là thuận nghịch thì thuốc sẽ được phân phối lại

-  Thông số dược động học: thể tích phân phối

+  Biểu hiện 1 thể tích biểu kiến chứa toàn bộ lượng thuốc đã được đưa vào cơ thể để có nồng độ bằng nồng độ thuốc trong huyết tương.

+  Ý nghĩa

ü Vd nhỏ nhất bằng thể tích huyết tương

ü Vd càng lớn chứng tỏ thuốc càng gắn nhiều vào mô

ü Khi biết Vd, có thể tính được liều cần dùng để đạt nồng độ huyết tương mong muốn: D=Vd x Cp

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 02, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Đề cương dược lý 2012 ĐH YHNWhere stories live. Discover now