Đề cương triết học MLN

Bắt đầu từ đầu
                                    

+ Một là trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Sự trao đổi này mang tính 2 chiều, có định hướng, có chọn lọc các thông tin cần thiết.

+ Hai là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần.

+ Ba là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan, tức là quá trình hiện thực hóa tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cáI quan niệm thành cáI thực tại, biến các ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực

- Sáng tạo và phản ánh là 2 mặt thuộc bản chất ý thức. í thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.

- ý thức là 1 hiện tượng xã hội. Sự ra đồi , tồn tại của ý thức gắn liền với hoạt động thực tiễn lịch sử, chịu sự chi phối ko chỉ các quy luật sinh học mà chủ yếu của các quy luật xã hội => ý thức mang bản chất xã hội.

* Kết cấu của ý thức:

- ý thức là 1 hiện tượng tâm lý-XH có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau, có quan hệ với nhau. Tùy theo cách tiếp cận có nhiều cách phân chia khác nhau

a) Theo chiều ngang: Chiều ngang, ý thức bao gồm các yếu tố cấu thành: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý trí....trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.

- Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực làm táI hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chũng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác. Nhấn mạnh yếu tố chi thức là yếu tố cơ bản nhất của ý thức giúp chúng ta tránh đc quan điểm giản đơn, coi tri thức là những yếu tố như tình cảm, niềm tin...ý thức là ko bao hàm tri thức, ko dựa vào tri thức thì đó là hiện tượng trừu tượng trống rỗng, ko giúp gì cho con người trong hoạt động thực tiễn.

- Tình cảm là sự cảm động của con người trong quan hệ của mình với thực tại xung quanh và đối với bản thân mình. Tri thức kết hợp với xúc cảm, tình cảm hình thành lên niềm tin, nâng cao ý trí tích cực biến thành hành động thực tế, mới phát huy đc sức mạnh của mình.

b) Theo chiều dọc:

Bao gồm các yếu tố:

* Tự ý thức: Trong quá trình nhận thức thế giới xung quanh, con người đồng thời cũng tự nhận thức bản thân mình đó chính là sự ý thức. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là 1 thành tố quan trọng của ý thức. Nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ của ý thức với thế giới bên ngoài.

- Tự ý thức ko chỉ là tự ý thức của cá nhân mà còn tự ý thức của cả xã hội, của 1 giai cấp hay của 1 tầng lớp xã hội về địa vị của mình trong hệ thống những quan hệ sãn xuất xá định, về lý tưởng, về lợi ích chung của XH mình, của giai cấp mình hay của tầng lớp mình.

* Tiềm thức: Là những hoạt động tâm lý tự động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của chủ thể song lại có liên quan trực tiếp đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy.Về thực chất tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có đc từ trước nhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu của ý thức chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm năng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 21, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đề cương triết học MLNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ