CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 200

1.7K 3 0
                                    

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM

CHUẨN MỰC SỐ 200

"MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CHI PHỐI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH "

QUI ĐỊNH CHUNG

Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:

04. Báo cáo tài chính: Là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị.

05.  Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính.

Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên tiêu chuẩn định lượng và  định tính.

06. Đảm bảo: Là sự hài lòng của kiểm toán viên về độ tin cậy của các kết luận hoặc bằng chứng kiểm toán thu thập được, hoặc do đơn vị đưa ra cho người sử dụng.

Để có được sự đảm bảo này, kiểm toán viên cần đánh giá các bằng chứng thu thập được khi thực hiện kiểm toán và hình thành kết luận. Mức độ hài lòng có được dẫn đến mức độ đảm bảo tuỳ thuộc vào việc thực hiện và kết quả thực hiện các thủ tục kiểm toán.

07. Đảm bảo hợp lý: Là trong một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đưa ra một mức độ đảm bảo cao nhưng không phải là tuyệt đối. Có nghĩa là báo cáo tài chính đã được kiểm toán không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu so với ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán.

08. Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

09. Hợp lý: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.

10. Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính

11. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 11, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 200Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ