Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận

70.5K 40 35
                                    

Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luận

CÁC NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

a.Khái niệm "mối liên hệ" và "mối liên hệ phổ biến"

●Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

VD: M/liên hệ giữa: "điện tích âm và điện tích dương", "nguyên tử và phân tử", "vô cơ và hữu cơ"

●KN: Mối liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vât, hiện tượng của thế giới.

●Trong mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng, những mối liên hệ phổ biến nhất là mối liên hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, chung và riêng, bản chất và hiện tượng...

●Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định hoặc mối liên hệ phổ biến nhất, trong mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất định.

b.Tính chất của các mối liên hệ

Tính khách quan của các mối liên hệ

●Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Sự quy định lẫn nhau, tác động và chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng hoặc trong bản thân chúng là cai vốn của của nó, tồn tại ko phụ thuộc vào ý chí con ng; con ng chỉ có khả năng nhận thức đc những mới liên hệ đó

Tính phổ biến của mối liên hệ

●Phép biện chứng duy vật khẳng định: Ko có bất cứ sự vật, hiện tương hay quá trình tồn tại nào tồn tại một cách riêng lẻ, cô lập tuyệt đối với các sự vật, hiện tương hay quá trình khác mà trái lại chúng tồn tại trong sự liên hệ, ràng buộc, phụ thuộc, tác động, chuyển hóa lẫn nhau. Ko có bất cứ sự vật, hiện tượng nào ko phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm các yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.

●Angghen chỉ ra rằng: tất cả thế giới tự nhiên mà chúng ta có thể nghiên cứu đc là một hệ thống, một tập hợp các vật thể khắng khít với nhau...

●Việc các vật thể ấy đều có liên hệ qua lại với nhau đã có nghĩa là các vật thể này tác động lẫn nhau, và sự tác động qua lại ấy chính là sự vận động.

Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ

●Quan điểm của chủ nghĩa Mác●LêNin khẳng định mối liên hệ còn có tính phong phú, đa dạng. Tính chất này đc biểu hiện ở chỗ:

+Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 16, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Trình bày hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật và rút ra ý nghĩa phương pháp luậnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ