NUOI RUOI LAY GIOI

Bắt đầu từ đầu
                                    

3) Nguồn ruồi giống:

Mẻ ruồi vô trùng đầu tiên có thể lấy từ khu trình diễn hoặc nuôi bằng ruồi dại. Phương pháp là thúc đẩy giòi thành nhộng hoặc chọn những con nhộng to, bụ bẫm (không phải là ruồi to đầu) từ các con nhộng vô trùng nhặt ra và cho chúng vào lồng để chúng có thể trở thành ruồi giống vô trùng.

4) Phương pháp nuôi:

Mục đích của việc nuôi bằng lồng là để cho ruồi cái đẻ trứng cùng nhau. Có 4 chiếc khay hoặc ca đựng với các chức năng khác nhau trong lồng. Một khay nước để ruồi uống nên thay hằng ngày. Một khay đựng thức ăn bao gồm nước ép từ giòi vô trùng, đường đỏ, men rượu, chất khử trùng và nước, cũng nên thay hằng ngày. Một khay đẻ trứng chứa hỗn hợp cám lúa mì, nước và chất thu hút côn trùng thu hút ruồi cái đến để trứng cùng nhau, thay đổi cái mới khi chuyển hỗn hợp và trứng sang nuôi ấu trùng. Khay còn lại là khay nở trứng dữ nhộng giống sẵn sàng nở trứng khi chuyển tiếp thế hệ.

5) Loại bỏ ruồi giống:

Thực thiện phương pháp nuôi vào-ra toàn bộ. Ruồi giống 20 ngày tuổi nên giết bỏ toàn bộ rồi chế biến thành bột ruồi dự trữ. Sau khi được tẩy uế, lồng ruồi sẽ được sử dụng để nuôi mẻ ruồi giống mới.

3. Nuôi giòi:

1) Phòng nuôi giòi: Tương tự như phòng nuôi ruồi giống, phòng nên ở nhiệt độ 25-35oC độ ẩm 65% -70%, phòng cũng cần trang bị các giá nuôi giòi, chậu nuôi giòi, máy đo độ ẩm và mấy sưởi ấm. Ấu trùng này sợ ánh sáng nên không cần chiếu sáng.

2) Phương pháp nuôi: Đặt lớp thức ăn hỗn hợp dày 5-8cm chủ yếu chứa chất thải chim hay súc vật trên chậu nuôi giòi với độ ẩm 65% -70%. Rồi trong tỷ lệ 1 kg thức ăn, cho 1 g trứng mà sau đó sẽ trở thành giòi trong vòng 8-12 tiếng, 1 kg phân heo có thể nuôi đủ ½ kí lô giòi.

3) Tách giòi:

Năm ngày sau khi nuôi, giòi lớn lên, ngoại trừ con giống để lai để nở trứng, số giòi còn lại nên thu lại để làm thức ăn chăn nuôi và thu thập theo cách "chiếu ánh sáng cường độ mạnh" hay "phương pháp giảm ô-xy" để giòi chui ra khỏi thức ăn. Giòi tươi có thể thay thế cho cá để sản xuất thức ăn chăn nuôi sau khi đã được sấy khô bằng lửa và chế biến thành bột giòi.

4) Lựa chọn và bảo quản ruồi giống:

Sau giòi biến thành nhộng, áp dụng phương pháp chiếu sáng để tách nhộng khỏi thức ăn rồi chọn những con nhộng to, bụ bẫm làm giống. Nhộng chưa dùng ngay có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 15 ngày. Nhộng giống nên được chuyển sang phòng bảo quản nhiệt vào mùa đông.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI GIÒI RUỒI NHÀ ĐẠI TRÀ

1. Điều kiện cơ bản để nuôi giòi ruồi nhà

Điều kiện tự nhiên: Nhiệt độ là một những điều kiện tiên quyết cho việc nuôi ruồi nhà. Những nơi có nhiệt độ không khí quanh năm trên 25℃ không nhiều trên đất nước chúng tôi và nhiệt độ vùng phía nam hiếm khi có thể đạt được 25℃ vào mùa đông khi mà ruồi ngừng sinh sản hoặc chuyển sang tình trạng ngủ đông, không ăn uống và di chuyển.

Rõ ràng thời gian bị hạn chế nếu chăn nuôi ruồi phải lệ thuộc vào nhiệt độ. Chúng ta phải đầu tư chi phí để thiết lập các phòng bảo quản nhiệt hoặc nhà kính có của sổ trời che nắng, mưa để nuôi được suốt cả năm. Nhà kính chỉ nên dùng để nuôi theo mùa. Sẽ không hiệu quả nếu chúng ta nuôi trong nhà kính khi mà nhiệt độ không thể đạt các yêu cầu vào lúc đêm khuya, mùa đông khắc nghiệt hay sáng sớm mùa xuân.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 20, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

NUOI RUOI LAY GIOINơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ