soan thao van ban

Start from the beginning
                                    

Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ quản lý nội bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.

            Có thể thấy văn bản quản lý nhà nước là phương tiện để xác định và vận dụng các chuẩn mực pháp lý vào quá trình quản lý nhà nước. Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước, do đó cần được xem là một bộ phận hữu cơ của hoạt động quản lý nhà nước và là một trong những biểu hiện quan trọng của hoạt động này. Các văn bản quản lý nhà nước luôn luôn có tính pháp lý chung. Tuy nhiên biểu hiện của tính chất pháp lý của văn bản không giống nhau. Có những văn bản mang tính thông tin quản lý thông thường, trong khi đó những văn bản lại mang tính cưỡng chế thực hiện.

            Văn bản quản lý nhà nước có nhiều chức năng khác nhau, nhưng giữa các chức năng cơ bản của chúng lại có mối tương quan với nhau, cụ thể là nếu không có chức năng này thì chức năng kia cũng không được thực hiện tốt và ngược lại, thậm chí không có chức năng này thì chức năng kia không thực hiện được. Mọi chức năng của văn bản được thực hiện trong một chỉnh thể thống nhất của việc quản lý nhà nước nói riêng và điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung. Qua phân tích các chức năng cơ bản dưới đây của văn bản quản lý nhà nước chúng ta sẽ thấy rõ mối tương quan giữa chúng.

            * Chức năng thông tin:

              - Văn bản được sản sinh ra phục vụ trước hết cho nhu cầu giao tiếp, như vậy chức năng  thông tin có ở tất cả các loại hình văn bản. Đây là chức năng được nói đến đầu tiên và trước hết và khẳng định nó là chức năng quan trọng nhất. Bởi vì thông qua các chức năng này thì các chức năng khác mới được thể hiện.

              - Đặc biệt trong văn bản quản lý hành chính nhà nước cũng có chức năng thông tin, tuy nhiên thông tin trong quản lý nhà nước khác với thông tin khác. Nó là thông tin mang tính chính thống, mang tính bền vững và độ cính xác cao, nó hướng mọi người đến hoạt động do nhà nước đặt ra.

Có thể thấy, hoạt động thông tin trong quản lý nhà nước là một quá trình, hình thức qua lại giữa chủ thể (người quản lý) và khách thể (người bị quản lý), diễn ra liên tục nhằm trao đổi và cân bằng nhận thức của các chủ thể đó đối với thực tiễn khách quan và sự vận động của xã hội, cũng như tạo lập một cách tiếp nhận tương đồng giữa quản lý và bị quản lý đối với mối tương quan và sự tương tác giữa văn bản với thực tiễn cuộc sống nhằm thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả ngày càng cao. Về bản chất, quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội, thông qua việc thực hiện một chuỗi những quyết định kế tiếp nhau trên cơ sở các thông tin phản ánh trạng thái của các hoạt động sản xuất xã hội. Như vậy, không thể thực hiện quản lý nhà nước một cách có hiệu quả, khi không có các mệnh lệnh quản lý được xây dựng và ban hành trên cơ sở tiến hành việc thu thập, xử lý và truyền thông tin.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Dec 04, 2011 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

soan thao van banWhere stories live. Discover now