Bo may nha nuoc CHXHCN VN

Bắt đầu từ đầu
                                    

- Gồm: Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác thuộc chính phủ.

- Nhiệm vụ, quyền hạn:

+ Thống nhất quản lý mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng và an ninh, đối ngoại.

+ Tổ chức thực hiện và bảo đảm thực hiện Hiến pháp, pháp luật trên phạm vi toàn quốc.

+ Bảo đảm tính hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Cơ cấu: Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ.

+ Bộ trưởng và thành viên Chính phủ thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc lĩnh vực, ngành mình phụ trách.

+ Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên chính phủ ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thực hiện những văn bản đó trên toàn quốc.

+ Bộ trưởng và thành viên chính phủ báo cáo công tác trước Quốc hội, Thủ tướng về lĩnh vực ngành mình.

IV. Chính quyền địa phương.

1. Hội đông nhân dân.

- HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương.

- HĐND là một mắt xích quan trọng trong mối liên hệ cơ quan nhà nước với nhân dân địa phương.

- Gồm: + Thường trực HĐND do HĐND thành lập (chỉ từ cấp huyện trở lên).

+ Các ban thuộc HĐND: giúp nghiên cứu, thẩm tra trước báo cáo, nghị quyết( dự thảo); giúp thực hiện Nghị quyết; vận động nhân dân thực hiện Nghị quyết.

- Trên cơ sở Hiến pháp, HĐND ra quyết định về việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, đường lối thực hiện chính sách kinh tế- xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân.

- Hoạt động thông qua kỳ họp và tổ chức kinh tế ở cơ sở.

2. UBND.

- Là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính cấp trên.

- Trong UBND có các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực hành pháp thuộc UBND và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp trên (sở, phòng, ban).

- Nhiệm vụ: + Quản ly mọi mặt của đời sống xã hộ ở địa phương.

+ Thực hiện văn bản cơ quan hành chính cấp trên và Nghị quyết của HĐND.

V. Tòa án.

- Là cơ quan xét xử đảm bảo tính pháp chế, công bằng, duy trì trật tự pháp luật và ổn định xã hội.

- Gồm: + Tòa án nhân dân tối cao.

+ Các tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ Các tòa án nhân dân huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Tòa án quân sự trung ương.

+ Các tòa án quân sự quân khu.

+ Các tòa án quân sự khu vực.

- Nguyên tắc: + Công khai trong xét xử.

+ Xét xử có hội thẩm nhân dân.

+ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, tuân theo pháp luật.

+ Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật.

+ Công dân có quyền dùng tiếng nói, chữ viết dân tộc mình.

+ Bảo đảm quyền bào chữa.

+ Xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

- Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm, chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu theo giới thiệu của chủ tịch nước.

- Tòa án chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp.

- Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, UBTVQH.

VI. Viện kiểm sát.

- Là cơ quan thực hiện chức năng công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động cơ quan nhà nước.

- Gồm: + VKS nhân dân tối cao

+ VKS nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

+ VKS huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

+ Các VKS quân sự.

- Nguyên tắc: + Tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành.

+ Độc lập với cơ quan nhà nước ở địa phương.

- Viện trưởng do Quốc hội bầu theo giới thiệu của Chủ tịch nước; Có quyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên khác.

- Hoạt động theo chế độ thủ trưởng.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 04, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bo may nha nuoc CHXHCN VNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ