Chương 3: Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật

Bắt đầu từ đầu
                                    

Các phạm trù được hình thành bằng con đường khái quát hoá, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật. Vì vậy nội dung của nó mang tính khách quan, bị thế giới khách quan quy định, mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan. V.I.Lênin viết: "Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc"[2].

Các phạm trù là kết quả của quá trình nhận thức của con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Thế giới khách quan không chỉ tồn tại độc lập với ý thức của con người, mà còn luôn vận động, phát triển, chuyển hoá lẫn nhau. Mặt khác, khả năng nhận thức của con người cũng thay đổi ở mỗi giai đoạn lịch sử. Do vậy các phạm trù phản ánh thế giới khách quan cũng phải vận động và phát triển để có thể phản ánh đúng đắn và đầy đủ hiện thực khách quan. Vì vậy, hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là một hệ thống đóng kín, bất biến, mà nó thường xuyên được bổ sung bằng những phạm trù mới cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức khoa học.

2. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

2.1. Khái niệm "cái riêng", "cái chung", và "cái đơn nhất"

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với những sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau; đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng ta lại có những mặt giống nhau như những cái bàn đều được làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng nhất định. Để phản ánh điều đó, phép biện chứng duy vật quan niệm:

- Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

- Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Cần phân biệt "cái riêng" với "cái đơn nhất". Cái đơn nhất là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính... chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất nhất định, không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác. Thí dụ, thủ đô Hà Nội là một "cái riêng", ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như phố cổ, có Hồ Gươm, có những nét văn hóa truyền thống mà chỉ có ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất.

2.2. Quan hệ biện chứng giữa "cái riêng", "cái chung" và "cái đơn nhất"

Trong lịch sử triết học đã có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa "cái riêng" và "cái chung":

Phái duy thực cho rằng, "cái riêng" chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức của con người. "Cái chung" không phụ thuộc vào "cái riêng" mà còn sinh ra "cái riêng". Theo Platon, cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ có tính chất tạm thời. Thí dụ, bên cạnh cái cây riêng lẻ, có ý niệm cái cây nói chung; bên cạnh cái nhà riêng lẻ, có ý niệm cái nhà nói chung v.v.. Cái cây, cái nhà riêng lẻ, có ra đời, tồn tại tạm thời và mất đi, nhưng ý niệm cái cây, cái nhà nói chung thì tồn tại mãi mãi; cái cây, cái nhà riêng lẻ là do ý niệm cái cây, cái nhà nói chung sinh ra.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chương 3: Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ