Chương 4

110 12 2
                                    

Kể từ ngày hôm đó, tên của Thùy Trang dính liền với cô Diệp.

Em bắt đầu phụ trách đưa cô Diệp lên lớp và về văn phòng, đưa cô tới bến xe buýt đợi xe mỗi khi tan học. Sau khi trở thành đại diện khối văn, em lại bắt đầu giúp cô Diệp phê bài tập làm văn vào mỗi buổi trưa. Sau khi thi giữa kỳ và cuối kỳ, em còn tranh thủ thời gian rảnh rỗi thay cô Diệp viết những lời phân tích và nhận xét khách quan trên mỗi bài thi môn ngữ văn. Em trở thành người bận rộn nhất khối, người ra vào văn phòng của cô Diệp nhiều nhất.

Tuy nhiên, chỉ dựa vào những điều này, Thùy Trang vẫn chưa thể bước vào thế giới của cô Diệp. Cô Diệp không phải là người dễ tiếp cận. Ngược lại, cô tránh xa tất cả mọi người, làm gì cũng lặng lẽ một mình. Về điểm này, chỉ cần gặp cô một lần, người ngu ngốc cỡ nào cũng đều nhận ra. Cô suốt ngày mặc bộ đồ trắng đen đơn điệu, sống lưng luôn thẳng tắp, mãi mãi là gương mặt vô cảm, mãi mãi hốc mắt trống không. Tất cả những điều này tạo thành hình ảnh lạnh lùng vô tình vô cảm không thay đổi. Vì vậy, dù có người muốn tiếp cận cô và giúp đỡ cô, cũng đều bị vẻ lạnh nhạt của cô đánh bại.

Trong trường có một hai người tốt bụng, xuất phát từ sự đồng tình và thương hại, từng thử tìm cách giúp cô Diệp. Cô đã từ chối bằng thái độ lịch sự nhưng vô cùng lạnh lẽo, xóa bỏ hoàn toàn ý định giúp đỡ của bọn họ. Một thời gian sau, mọi người đều biết, "giúp đỡ" vĩnh viễn là từ cấm kỵ trong từ điển của cô Diệp. Do đó, không người nào dám nhắc đến trước mặt cô, bao gồm cả Liễu Địch.

Có lẽ chỉ ở trên bục giảng, mọi người mới cảm nhận được, cô Diệp vẫn còn một chút sức sống và hứng thú. Cô Diệp trên bục giảng mang đến cảm giác "tài hoa xuất chúng". Cô quả nhiên không "đọc mẫu" bài văn thêm một lần, nhưng cũng không còn người nào dám nghi ngờ khả năng thuộc lòng các tác phẩm nổi tiếng cổ kim trong và ngoài nước của cô.

Cô luôn có cách nhìn độc đáo về các tác phẩm. Bài giảng của cô vô cùng hấp dẫn. Những phân tích sâu sắc và cách trình bày vấn đề thấu đáo của thầy kích thích đám học sinh ở bên dưới thảo luận từ lớp học đến sân chơi, từ trong trường học ra đến ngoài đường, từ hôm nay đến ngày mai.

Dần dần, thần sắc lạnh nhạt của cô Diệp cũng biến đổi ít nhiều. Tuy rằng lúc các học sinh cười ầm ầm, cô vẫn điềm nhiên như không, nhưng vẻ mặt cô đã trở nên ôn hòa hơn. Thỉnh thoảng, cô biểu lộ sự tán thưởng và vui mừng. Điều này khiến cả lớp cảm thấy cô thêm phần gần gũi.

Một điều đáng quý là, cô không bao giờ gò ép hay hạn chế tư tưởng của học sinh, mà thường để những người "không cùng chính kiến" mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình.

Một lần, hiệu trưởng Cao và một thầy giáo khác trong tổ bộ môn văn tên Doãn Hồng dự tiết dạy của cô Diệp. Cả lớp tranh luận về văn phong của Lỗ Tấn rất hăng say. Đặc biệt, ngôn từ của "bên phản đối" tương đối kịch liệt, đến mức nhà văn Lỗ Tấn mà nghe được, chắc sẽ đội mồ chui lên để tranh luận cùng bọn họ.

Cô Diệp nghiêm túc lắng nghe ý kiến của hai bên, sau đó thầy đưa ra quan điểm của mình: "Có lẽ, Lỗ Tấn tiên sinh cũng không thích văn phong khô khan như vậy, nhưng ông buộc phải sử dụng nó. Bởi lối hành văn này là do thời đại ép buộc. Nếu Lỗ Tấn không có tinh thần trách nhiệm với thời đại và dân tộc, cứ sống nhàn nhã thoải mái như Hồ Thích hay Lâm Ngữ Đường, có lẽ văn phong của ông không đến nỗi lạnh lùng nghiêm túc như các em nhận xét. Nhưng ông làm vậy, trên văn đàn sẽ thiếu đi một người chiến sỹ dùng ngòi bút thay giáo gươm. Xin hỏi, ở thời đại nhiễu nhương đó, chúng ta cần một dũng sỹ đối mặt trực tiếp với nhân sinh thê lương, hay là cần văn nhân phong hoa tuyết nguyệt?".

BẾN XE [COVER EDIT - DIỆPTRANG]Where stories live. Discover now