"Em?" Hắn thảng thốt, ý thức được Yên Hồi Nam không hề bông đùa. "Em đặt tên cho nó... được chứ?"

"Tất nhiên là được. Anh sẽ rất lấy làm vinh dự."

Gió ngày càng lạnh. Yên Hồi Nam nắm tay dẫn Đồng Ngôn đến ghế thư giãn dưới mái hiên, trên trần treo những chiếc đèn nhỏ kiểu cắm trại.

Hắn hỏi: "Uncle, có thể nói cho em biết ý nghĩa của tên chú được không?"

Yên Hồi Nam ngạc nhiên, rồi nhanh chóng hiểu ý hắn: "Em từng gặp mẹ anh rồi nhỉ. Bà ấy trông không giống người phương Bắc phải không?"

Đồng Ngôn gật đầu. Cô Lâm trông giống một nàng tiểu thư đến từ vùng sông nước Giang Nam, nói chuyện cũng bằng giọng Ngô nhẹ nhàng.

"Ông ngoại của anh lúc đó là một thương gia buôn gỗ nổi tiếng ở Tô Châu. Cha từ Bắc Kinh đến ngỏ lời hợp tác nên sống ở đó chừng vài năm. Rồi cái gì đến sẽ đến, ông ấy và mẹ yêu nhau. Khi về thủ đô thì mẹ đã cấn thai anh rồi. Đó là năm đầu tiên bà ấy ra Bắc, không chịu nổi khí hậu khô hanh bụi bặm. Bà cứ than chán, luôn miệng đùa rằng muốn về Nam(1)." Nhắc đi nhắc lại quá thường xuyên, dù cả hai cũng biết đó là lời càu nhàu giận dỗi. Nhưng Yên Chúng vẫn chọn cái tên này để thể hiện sự tôn trọng với nỗi nhớ nhà của người vợ xa quê. Đây cũng là biểu tượng cho tình yêu của cha mẹ và lời hứa của ông đối với Lâm Nhân.

(1) Yên Hồi Nam (焉回南): Trong đó Hồi (回) nghĩa là "về" (đi rồi trở lại), Nam (南) chỉ phương Nam, phía Nam.

"Lãng mạn quá," hắn cảm thán. "Vậy ngài Yên có từng đi cùng cô Lâm về không?"

"Cha đang dự định nghỉ hưu. Họ có nhà tại Tô Châu và gần như suốt hai năm qua đều ở Nam. Chỉ có bác Cầm ở lại Bắc thôi," anh mỉm cười. "Sau buổi gặp mặt là họ về rồi. Nên tối hôm đó khi gọi em, anh đã nói họ không có ở biệt thự là vậy đấy."

Lễ thượng vãng lai. Yên Hồi Nam bèn hỏi: "Còn tên em thì sao?"

"À," Đồng Ngôn cúi đầu. Để không phá hỏng bầu không khí, hắn lảng đi. "Tên của em chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt." Không lãng mạn như cách cha mẹ đặt tên chú, tên của em và chị cộng lại tạo thành lời mở đầu cho một trong những quy tắc của gia đình(2).

(2) Đồng Ngôn (童言), với Ngôn (言) là nói/ lời nói. Đồng Cẩn (童谨), với Cẩn (谨) là cẩn thận, không sơ suất. Ghép lại ý chỉ "nói năng cẩn thận/ ăn nói thận trọng". Có thể ý tác giả là "cẩn ngôn thận hành" (谨言慎行), hoặc "cẩn ngôn vô tội, cẩn tắc vô ưu" (谨言无罪, 谨則无憂.).

"Nhưng em thích một ý nghĩa khác của nó hơn," hắn cười tự hào về bản thân.

"Đồng ngôn vô kỵ(3) à?" Yên Hồi Nam nhìn hắn, là dịu dàng, là yêu thương, là chiều chuộng.

"Chính xác," cũng quá dễ đoán, không có tính thách thức nào.

(3) Đồng ngôn vô kỵ (童言无忌): ý là, trẻ con nói chuyện không có kiêng kỵ.

Ngọn đèn cuối cùng vụt tắt, hai người nắm tay nhau bước vào trong. Đồng Ngôn dừng lại khi đến gần vách kính. Hắn chợt nảy ra một ý tưởng: "Tên công ty có thể là 'The Summer Isle' được không?"

(end). biển khát - nhất chỉ hoài dãWhere stories live. Discover now