Câu 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

22.1K 23 2
                                    

A. Quy luật mâu thuẫn:

1. Vị trí vai trò của qui luật mâu thuẫn:

 * Vị trí:  Qui luật mâu thuẫn là 1 trong 3 qui luật cơ bản của phép biện chứng.

 Lenin: “Qui luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng”

* Vai trò: Qui luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc và động lực bên trong của sự phát triển.

2. Nội dung qui luật mâu thuẫn:

1.1. Mâu thuẫn là 1 hiện tượng khách quan và phổ biến

 + Mâu thuẫn  là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau giữa cá mặt đối lập trong 1 sự vật hiện tượng.

 + Mặt đối lập là phạm trù  để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng  phát triển ngược chiều nhau tạo nên 1 chỉnh thể.

 + Mâu thuẫn là 1 hiện tượng khách quan và phổ biến

 - Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan: Mâu thuẫn tồn tại bên ngoài ý thức con người.

 - Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến: Mâu thuẫn tồn tại trong cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy.

 + Mâu thuẫn tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật ( mâu thuẫn này mất đi, mâu thuẫn khác nảy sinh).

1.2 Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật ở vị trí “hạt nhân” của phép biện chứng duy vật; quy luật này vạch ra nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.

 + Sự thống nhất của các mặt đối lập là: sự ràng buộc, phụ thuộc và qui định lẫn nhau của các mặt đối lập  trong đó mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề để tồn tại.

         + Sự đấu tranh của các mặt đối lập là: sự tác động, bài trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh của các mặt đối lập.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập nói lên tình trạng đứng yên tạm thời của sự vật hiện tượng. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có giới hạn  tồn tại ( đứng yên tương đối)

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập nói lên sự vật hiện tượng  vận động và biến đổi không ngừng, “vận động là tuyệt đối, đứng yên là tương đối. “đấu tranh là tuyệt đối, thống nhất là tương đối”

+ Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng của nó

+ Khi mâu thuẫn được giải quyết sự vật cũ mất đi, sự vật mới lại ra đời lại bao hàm mâu thuẫn mới.

+ Nếu mâu thuẫn không được giải quyết thì không có sự phát triển.

1.3. Sự chuyễn hóa của các mặt đối lập

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 20, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 4: Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ