khái niệm và bản chất môi trường

21K 3 4
                                    

1. Khái niệm về môi trường.

Trong "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư

thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môi trường như sau:

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật

thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn

tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của

Việt Nam).

2. Bản chất hệ thống của môi trường

Các định nghĩa môi trường nêu trên, tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành

phần môi trường v.v..., nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môi trường

và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.

Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môi trường cần

được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môi trường mang đầy đủ những đặc

trưng của hệ thống.

Những đặc trưng cơ bản của hệ thống môi trường là:

2.1. Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp

Hệ thống môi trường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần)

hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội)

và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.

Cơ cấu của hệ môi trường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc

thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môi trường ra vô số phân hệ.

Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô), người ta cũng có thể phân ra các phân hệ

từ lớn đến nhỏ.

Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môi trường thường

xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật

chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì

vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môi trường

đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số

lượng và chất lượng của nó.

2.2. Tính động

Hệ môi trường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc,

trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất

kì một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước

đó và hệ laị có xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận

động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản

của môi trường với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong

hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người.

2.3 Tính mở

Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các

dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục "chảy" trong không gian và thời

gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này

sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v...). Vì thế, hệ môi

trường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các

vấn đề môi trường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ

được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc

gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ

hôm nay và các thế hệ mai sau

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 24, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

khái niệm và bản chất môi trườngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ