bài 6: luật dân sự

Start from the beginning
                                    

+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại, cô ruột, chú ruột, bác ruột, dì ruột, cậu ruột, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột. 3. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự a. Nghĩa vụ dân sự * Khái niệm Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (người có quyền). * Căn cứ phát sinh và chấm dứt nghĩa vụ dân sự - Căn cứ phát sinh: từ hợp đồng, hành vi pháp lý đơn phương, chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, hành vi gây thiệt hại trái pháp luật và các căn cứ khác do pháp luật quy định. - Căn cứ làm chấm dứt hợp đồng: nghĩa vụ được hoàn thành, theo thỏa thuận của các bên, bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác hoặc trong trường hợp hai bên cùng có nghĩa vụ đối với nhau về một đối tượng cùng loại,... b. Hợp đồng dân sự * Quan niệm chung về hợp đồng dân sự - Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. - Nguyên tắc giao kết hợp đồng: tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội, bình đẳng. - Nội dung hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau. Người ta có thể chia điều khoản của hợp đồng dân sự thành điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tuỳ nghi. - Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành vi cụ thể. * Hợp đồng dân sự bị vô hiệu • Hợp đồng dân sự bị vô hiệu trong các trường hợp sau: + Nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, xâm phạm đến lợi ích công cộng hoặc trái với đạo đức xã hội. + Người giao kết hợp đồng không có quyền này. + Hợp đồng dân sự do người không có năng lực hành vi giao kết. + Hợp đồng dân sự giả tạo. + Hợp đồng dân sự không thể hiện dưới hình thức luật định. + Hợp đồng dân sự được giao kết do bị nhằm lẫn, bị lừa dối hoặc bị đe doạ. • Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự bị vô hiệu + Hợp đồng dân sự vô hiệu không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm giao kết. + Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi giao kết hợp đồng. + Chủ thể có lỗi trong việc giao kết hợp đồng dân sự bị vô hiệu bị tịch thu đưa vào ngân sách nhà nước theo quyết định của Tòa án. • Các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự + Cầm cố tài sản + Thế chấp tài sản + Đặt cọc + Bảo lãnh + Ký cược

+ Ký quỹ + Phạt vi phạm. * Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng • Khái niệm Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại nghĩa vụ phát sinh do người (tổ chức hoặc cá nhân) xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, người đó phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. • Những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại phát sinh khi có các điều kiện sau: - Có thiệt hại xảy ra, thiệt hại ở đây là những tổn thất thực tế có thể tính bằng tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức. - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật - Người gây thiệt hại có lỗi. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với hậu quả thiệt hại. • Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể - Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. - Bồi thường thiệt hại do người dùng thuốc kích thích gây ra. - Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra. - Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị hại có lỗi. - Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra - Bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ. - Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp khác.

4. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ

a. Quyền tác giả Quyền tác giả là tổng hợp các quyền nhân thân phi tài sản và quyền tài sản của tác giả bằng lao động sáng tạo của mình tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác giả là người sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng tài năng trí tuệ của mình, Luật dân sự cũng công nhận là tác giả: - Người dịch tác phẩm từ ngôn từ này sang ngôn ngữ khác. - Người phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm. - Người sưu tầm, lựa chọn tác phẩm của người khác thành tuyển tập có tính sáng tạo. Để bảo vệ quyền tác giả, các tác giả cần đăng ký tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tòa án là cơ quan xét xử các tranh chấp về quyền tác giả.

b. Quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu đối với các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền độc quyền đối với tên gọi xuất xứ hàng hoá.

- Sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. - Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam có khả năng trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật hiện tại. - Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính chất mới đối với thế giới và dùng làm mẫu sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. - Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất - kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố, có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. - Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm: yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó. Người có hành vi xâm phạm quyền của chủ văn bằng bảo hộ quyền của tác giả hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm đó gây ra. c. Quyền chuyển giao công nghệ * Đối tượng chuyển giao công nghệ - Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao. - Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu cần thiết, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật hoặc không kèm theo máy móc thiết bị. - Các dịch vụ kỹ thuật, đào tạo nhân viên kỹ thuật, cung cấp thông tin về công nghệ chuyển giao. * Quyền chuyển giao công nghệ Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác là chủ sở hữu các đối tượng sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc có quyền định đoạt các đối tượng sở hữu công nghiệp, là chủ sở hữu bí quyết, kiến thức kỹ thuật, có quyền chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bí quyết, kiến thức kỹ thuật.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 08, 2009 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

bài 6: luật dân sựWhere stories live. Discover now