khai niệm tội phạm-hình sự

22K 0 0
                                    

Bàn về khái niệm "tội phạm" trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

Ts. Trương Quang Vinh

Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Nội dung của khái niệm tội phạm đã "thể hiện một cách rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị xã hội cũng như những đặc điểm pháp lí của luật hình sự".(1) Đồng thời nó còn "được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lí khác...".(2)

Khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN".

Có thể coi quy định về tội phạm nêu trên là quy định "có tính khoa học thể hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm".(3) Từ quy định mang tính định hướng này có thể rút ra khái niệm tội phạm một cách khái quát như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.(4)

Nhìn một cách tổng quan chúng ta có thể thấy nội dung khái niệm của tội phạm trong luật hình sự dường như đã được quy định đầy đủ, khoa học và việc nhận thức nội dung này của khái niệm đã có sự thống nhất. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc những đặc điểm cụ thể thuộc nội dung của khái niệm tội phạm cũng như xem xét mối liên hệ giữa chúng thì thấy rằng còn một số điều cần phải bàn.

1. Bên cạnh những đặc điểm truyền thống được ghi nhận giống như trong khái niệm tội phạm của BLHS của nhiều nước trên thế giới là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật hình sự thì trong khái niệm tội phạm của BLHS Việt Nam năm 1999 các nhà làm luật còn quy định thêm tính có năng lực TNHS của chủ thể như là đặc điểm của tội phạm. Có thể nói đây là đặc điểm chưa từng được quy định trong luật hình sự của nhiều nước.

Mặc dù tính có năng lực TNHS của chủ thể đã được quy định trong Điều 8 BLHS 1999 nhưng khái niệm năng lực TNHS là gì, được tạo nên bởi những yếu tố nào thì hiện tại vẫn chưa được quy định chính thức trong BLHS. Tất nhiên chúng ta có thể rút ra được khái niệm năng lực TNHS thông qua quy định tại Điều 13 BLHS về tình trạng không có năng lực TNHS. Theo quy định này người được coi là có năng lực TNHS là người không ở trong tình trạng không có năng lực TNHS. Như vậy, có thể hiểu "người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy".(5) Năng lực TNHS là một trong những điều kiện để người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trở thành chủ thể của tội phạm. Song việc xác định tính có năng lực TNHS của chủ thể có phải là đặc điểm của tội phạm không, có cần thiết phải được quy định trong khái niệm tội phạm không là vấn đề lí luận có tính khoa học cần phải được nghiên cứu.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 14, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

khai niệm tội phạm-hình sựNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ