khai niem

8.4K 1 0
                                    

Chương II

KHáI NIệM

I- ĐặC ĐIểM CHUNG CủA KHáI NIệM.

1- Định nghĩa.

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng.

Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao gồm nhiều thuộc tính, khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất, bỏ qua những thuộc tính riêng biệt, đơn lẻ, không bản chất của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ: khái niệm Ghế: Vật được làm ra, dùng để ngồi.

Mỗi sự vật được gọi là Ghế đều có những thuộc tính về màu sắc, về chất liệu, về hình dáng, về kích thước v.v... Song đó là những thuộc tính riêng biệt, không bản chất. Khái niệm Ghế chỉ phản ánh những thuộc tính bản chất của tất cả những cái Ghế trong hiện thực, đó là: "Vật được làm ra" "dùng để ngồi".

2- Sự hình thành khái niệm.

Khái niệm là hình thức đầu tiên của tư duy trừu tượng. Để hình thành khái niệm, tư duy cần sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, trong đó so sánh bao giờ cũng gắn liền với các thao tác phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Bằng sự phân tích, ta tách được sự vật, hiện tượng thành những bộ phận khác nhau, với những thuộc tính khác nhau. Từ những tài liệu phân tích này mà tổng hợp lại, tư duy vạch rõ đâu là những thuộc tính riêng lẻ (nói lên sự khác nhau giữa các sự vật) và đâu là thuộc tính chung, giống nhau giữa các sự vật được tập hợp thành một lớp sự vật.

Trên cơ sở phân tích và tổng hợp, tư duy tiến đến trừu tượng hóa, khái quát hóa.

Bằng trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, đó là những biểu hiện bên ngoài, những cái ngẫu nhiên, thoáng qua, không ổn định để đi vào bên trong, nắm lấy những thuộc tính chung, bản chất, qui luật của sự vật.

Sau trừu tượng hóa là khái quát hóa, tư duy nắm lấy cái chung, tất yếu, cái bản chất của sự vật. nội dung đó trong tư duy được biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, có nghĩa là phải đặt cho nó một tên gọi - Đó chính là khái niệm.

Như vậy, về hình thức, khái niệm là một tên gọi, một danh từ, nhưng về nội dung, nó phản ánh bản chất của sự vật.

3- Khái niệm và từ.

Khái niệm luôn gắn bó chặt chẽ với từ. Từ là cái vỏ vật chất của khái niệm, nếu không có từ, khái niệm không hình thành và tồn tại được. Có thể nói, quan hệ từ và khái niệm cũng như quan hệ giữa ngôn ngữ và tư tưởng. Mác nói: "Ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng".

Khái niệm thường được biểu thị bằng từ hay cụm từ.

Ví dụ: Rượu, hàng hóa, hệ thống mặt trời v.v....

Khái niệm về cùng một đối tượng là có tính phổ biến, nó có giá trị chung cho toàn nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc gia. Tuy vậy, khái niệm lại biểu thị bằng những từ khác nhau ở những ngôn ngữ khác nhau.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 27, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

khai niemNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ