II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

421 0 0
                                    

II. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

a. Khái niệm cơ sở hạ tầng

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của XH.

Cơ sở hạ tầng của một XH, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các QHSX thống trị, QHSX tàn dư và QHSX mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của XH tương lai; trong đó QHSX thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các QHSX khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - XH và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một XH nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình QHSX cấu thành cơ sở hạ tầng của một XH phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của LLSX với các tính chất kế thừa và phát triển.

Như vậy, hệ thống QHSX của một XH đóng vai trò “kép”: một mặt, với LLSX, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế - XH cho sự duy trì, phát huy và phát triển LLSX; mặt khác, với các quan hệ chính trị - XH, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở hiện thực cho sự thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của XH.

b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Khi phân tích những QHSX với tư cách là cơ sở kinh tế của việc xác lập trên đó những quan hệ chính trị - XH, C.Mác đã viết: “Toàn bộ những QHSX ấy họp thành cơ cấu kinh tế của XH, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức XH nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”.

Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức XH cùng với các thiết chế chính trị - XH tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Kiến trúc thượng tầng của mỗi XH là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một XH bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức XH (hình thái ý thức chính trị, pháp quyền, tôn giáo...) và các thiết chế chính trị - XH tương ứng của chúng (nhà nước, chính đảng, giáo hội...).

Trong XH có giai cấp, đặc biệt là trong các XH hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của XH.

Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặc biệt của XH trong điều kiện XH có đối kháng giai cấp. Về danh nghĩa, nhà nước là hệ thống tổ chức đại biểu cho quyền lực chung của XH để quản lý, điều khiển mọi hoạt động của XH, thực hiện chức năng chính trị và chức năng XH cùng chức năng đối nội và đối ngoại của quốc gia. Về thực chất, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ quyền lực thực hiện chuyên chính giai cấp của giai cấp thống trị, tức giai cấp nắm giữ được những tư liệu SX chủ yếu của XH, nó chính là chủ thể thực sự của quyền lực nhà nước.

triếtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ