Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

94 0 2
                                    


PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍ PHÈO TRONG TÁC PHẨM CÙNG TÊN CỦA NAM CAO

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo. Khi cầm bút, ông hằng tâm niệm "Sáng tạo là yêu cầu sống còn của văn chương, nghệ thuật". Vì thế, hướng ngòi bút tới đề tài quen thuộc đó là cuộc sống khốn khổ, nghèo nàn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, nhưng Nam Cao chọn cho mình một lối đi riêng. Khác với nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam là được đặt trong khoảnh khắc nhất định, thì nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường là những nhân vật có tính cách điển hình và được đặt trong khoảnh khắc điển hình. Đặc biệt khi nhắc đến Nam Cao, không thể nào không nhắc đến tác phẩm "Chí Phèo" – một kiệt tác của nền văn học văn xuôi Việt Nam hiện đại.

"Chí Phèo" là một tác phẩm đặc sắc của Nam Cao viết về đề tài người nông dân trước cách mạng. Nólà một tác phẩm có thể " làm mờ các tác phẩm khác ra cùng thời", đã đưa Nam Cao lên vị trí hàng đầu trong lớp các nhà văn hiện thực phê phán 1930-1945. Tác giả đã xây dựng thành công một nhân vật điển hình – Chí Phèo. Một chàng trai lương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh, bị cự tuyệt làm người. Câu chuyện phản ánh một tấn bi kịch có ý nghĩa sâu sắc – thể loại tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam.

Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã viết nên một bài ca về cuộc đời bi kịch nối tiếp bi kịch. Chí và cuộc đời Chí đại diện cho sự đau khổ tột cùng của người dân Việt Nam trong xã hội thực dân phong kiến xưa.

Sự đau khổ ấy có lẽ đã được báo trước bởi số phận của một đứa trẻ "tứ cố vô thân". Ngay từ khi sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ nơi lò gạch cũ "trần truồng và xám ngắt". Tuổi thơ của Chí đã gắn liền với cái danh không cha, không mẹ. Nỗi chua xót của một kiếp người khi sống mà không biết nhân sinh của mình là ai, một kiếp người bị ghẻ lạnh vừa khi lọt lòng.

Hai mươi năm là một con người hiền lành mà bình dị, giàu lòng tự trọng và vông cùng lương thiện, nhưng bi kịch của anh chàng canh điền này là khi không có nơi tương tựa, buộc bán rẻ sức lao động của mình. Anh bị bà Ba để ý bắt "bóp chân mà cứ đòi bóp lên trên, lên trên nữa". Khi làm việc, Chí thấy nhục hơn là thấy thích. Điều này chứng tỏ bản chất ngay thẳng, lòng tự tôn của Chí Phèo.

Xui xẻo thay cho anh canh điền lương thiện. Chỉ vì Bá Kiến ghen tuông vô cớ đã đẩy anh đi tù tận 7-8 năm trời. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong con người của Chí Phèo.

Không biết bên trong nhà tù thực dân đã dung cách nào để "nhà nặn" từ một Chí Phèo hiền lành, trở thành một tên lưu manh, một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ, một con quỷ lốt người của làng Vũ Đại.

Bức chân dung của một con người bị tha hóa cả nhân hình lẫn nhân tính đã được tác giả khắc họa rõ nét qua nghệ thuật điêu luyện của mình. Chí Phèo xuất hiện với :Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, mặt thì đen cơng cơng, hai mẳ gườm gườm trông gớm chết! Hắc mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy,... Đó là một hình dạng của một tên côn đồ, hung hang chỉ biết gây gỗ, đâm chém, giết người.

Phân tích Văn họcWhere stories live. Discover now