chương 5. các phương thức thâm nhập thị trường

13.6K 21 24
                                    

CHƯƠNG 5: CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

I.  Thâm nhập thị trường quốc tế

Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, doanh nghiệp thường lựa chọn thâm nhập thị trường quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình và đối phó với nguy cơ bị mất thị trường nội địa. Có năm đặc trưng trong quá trình thâm nhập thị trường quốc tế của doanh nghiệp là:

1.      Các nhân tố và định hướng thúc đẩy thâm nhập thị trường quốc tế: Thường thì sự kết hợp của các xúc tác ban đầu, đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, sẽ tạo ra sự mở rộng ban đầu ra nước ngoài. Các nhân tố thúc đẩy bao gồm những biến động không mong đợi ở thị trường nội địa, chúng buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các cơ hội bên ngoài lãnh thổ quốc gia đó. Các nhân tố thúc đẩy được biểu hiện cụ thể như sự giảm sút của cầu, giảm lợi nhuận biên, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hay là sản phẩm chủ lực của họ đã đến giai đoạn chín muồi trong vòng đời sản phẩm trong thị trường nội địa.  Các nhân tố định hướng là những điều kiện thuận lợi ở thị trường nước ngoài, và chúng hấp dẫn doanh nghiệp mở rộng thị trường ra bên ngoài. Các nhân tố định hướng bao gồm những trường hợp như: nhà kinh doanh mong muốn có được sự tăng trưởng nhanh hơn, lợi nhuận biên cao hơn; bước vào các thị trường có ít đối thủ hơn, được hưởng các ưu đãi của chính phủ nước ngoài; có cơ hội học hỏi từ các đối thủ. Thường thì cả hai loại nhân tố này sẽ kết hợp với nhau thúc đẩy doanh nghiệp thâm nhập thị trường quốc tế .

2.      Sự tham gia ban đầu có thể là ngẫu nhiên. Đối với nhiều doanh nghiệp, sự tham gia vào thị trường quốc tế ban đầu là không có kế hoạch. Nhiều công ty thâm nhập thị trường quốc tế  một cách tình cờ, hoặc do những sự việc ngẫu nhiên. Ví dụ như trường hợp của công ty trách nhiệm hữu hạn DLP, chuyên sản xuất các thiết bị y tế dành cho lĩnh vực phẫu thuật tim mở. DPL thực hiện thương vụ đầu tiên của mình với một khách hàng nước ngoài mà họ gặp tại một hội chợ thương mại. Công ty này tham gia vào thương mại quốc tế ngay sau khi thành lập mà không hề có ý định đó. Sự thâm nhập thị trường quốc tế  thụ động hay không có kế hoạch này xẩy ra phổ biến đối với các doanh nghiệp trước những năm 1980. Ngày nay do cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế ngày càng tăng và sự dễ dàng trong việc thâm nhập thị trường quốc tế  mà các doanh nghiệp trở nên chủ động hơn trong việc kinh doanh quốc tế.

3.      Cân bằng rủi ro và kết quả. Các nhà kinh doanh phải cân nhắc giữa lợi nhuân tiềm năng, doanh thu, và khả năng đạt được các mục tiêu phương thức của việc thâm nhập thị trường quốc tế  so với kế hoạch đầu tư lần đầu về các khía cạnh vốn, thời gian, và các nguồn lực khác của công ty. Kết quả ước tính càng lớn bao thiêu thì nhà kinh doanh càng có xu hướng theo đuổi kế hoạch thâm nhập thị trường quốc tế  và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo sự thành công của kế hoạch này. So với kinh doanh trong nước thì kinh doanh quốc tế có chi phí lớn hơn và tính phức tạp cao hơn, nên kinh doanh quốc tế sẽ lâu sinh lời hơn. Những nhà kinh doanh ưa rủi ro sẽ quyết định về hình thức đầu tư ban đầu mà doanh nghiệp thực hiện và khoảng thời gian thu được kết quả. Những nhà kinh doanh né tránh rủi ro sẽ ưa thích những dự án ít mạo hiểm và thực hiện chúng bằng những phương thức thâm nhập an toàn vào các thị trường ít nguy cơ. Họ có xu hướng nhằm vào các thị trường tương đồng về văn hóa, nghĩa là các nước đó có ngôn ngữ và văn hóa giống với nước mình. Ví dụ như một công ty của Hoa Kỳ né tránh rủi ro sẽ ưa thích thị trường Canada hơn là Trung Quốc. Một công ty né tránh rủi ro của Australia sẽ ưa thích thị trường Anh hơn là Nigeria.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 06, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

chương 1. tổng quan toàn cầu hóaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ