chuowng2. những khác biệt giữa các quốc gia

3.1K 1 4
                                    

CHƯƠNG 2: NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CÁC QUỐC GIA

I.  Môi trường chính trị, môi trường pháp lý

Ví dụ 1:

Kinh doanh ở Nga: thực trạng pháp lý và chính trị

Ở Nga, hiện tượng kinh doanh  các loại phần mềm, đĩa nhạc và phim lậu rất phổ biến. Cảnh sát Nga hầu hết đều nhận thức được điều này nhưng họ không phạt hay bắt giữ những người bán hàng. Thậm chí một số cảnh sát còn nhận tiền hối lộ từ các cửa hàng nói trên.

Cũng như ở nhiều quốc gia mới gia nhập nền kinh tế thị trường khác, hối lộ là một hiện tượng quen thuộc ở Nga. Một chuyên gia nhận định rằng những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga đã sử dụng chừng 20% thu nhập thực để hối lộ. Chính vì môi trường pháp lý yếu kém, kinh doanh ở Nga rất khó khăn. Tổng thống Vladimir Putin  đã từng bình luận rằng: “Bất kì doanh nghiệp nào đăng ký hoạt động thành công ở Nga đều xứng đáng nhận được huy chương”. Sự mập mờ và chồng chéo trong các qui định của luật pháp đã làm giàu các quan chức. Bất kì một khoản đầu tư mới nào cũng cần phải có hàng tá các giấy phép và mỗi loại giấy phép đều cần một khoản tiền đút lót. Những quan chức chính phủ là những người nhận nhiều hối lộ nhất, nên nhiều người trong số họ có thể mua các tour du lịch đắt tiền hoặc xe hơi ngoại mặc dù họ đã nhận được một mức lương rất khiêm tốn. Bên cạnh tham nhũng, nhà nước còn can thiệp mạnh mẽ vào khu vực kinh tế tư nhân. Thêm vào đó, tỷ lệ tội phạm rất cao, một phần vì có sự liên kết và bảo vệ của các quan chức, làm việc kinh doanh độc lập càng trở nên khó khăn.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất là trường hợp của công ty Yukos – một công ty dầu của nhà công nghiệp Mikhail Khodorkovsky, người đã bị băt vì bị nghi trốn thuế. Chính phủ Nga buộc tội Yukos trốn thuế nên đã bán một phần công ty và phong tỏa 9,3 tỉ đô la trong tài khoản của công ty này. Công ty mua lại Yukos là tập đoàn Bakail Financing, tình cờ trùng tên với một cửa hàng tạp hóa trong một ngôi làng nhỏ. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về sự xuất hiện của Baikal, dẫn đến một công ty nhà nước tên Rosnef đứng ra thông báo rằng công ty này đã mua Yukos với một số tiền bí mật. Người mua Yukos biến mất và có lẽ chưa bao giờ có. Dây xích của sự việc đã bị lộ, làm bại lộ kế hoạch của chính phủ muốn chuyển công ty tư nhân này thành công ty của Nhà nước.

Nước Nga còn phải chịu nạn phạm tội có tổ chức. Năm 2006, Phó Chủ tịch ngân hàng Trung ương của Nga đã bị bắn chết tại Matxcova. Ông này là người đã rất nỗ lực trong việc tìm cách cải tổ hệ thống ngân hàng vốn nổi tiếng với vấn đề tham nhũng, và đã đóng cửa rất nhiều nhà băng dính đến tổ chức tội phạm, nên đã tự tạo cho mình nhiều kẻ thù. Ngoài ra còn rất nhiều hợp đồng sát thủ đã được thực hiện, thể hiện ý đồ của các tổ chức tội phạm muốn kiểm soát nền kinh tế Nga. Một viên chức đã ước ượng rằng các tổ chức này đã kiểm soát khoảng 500 công ty lớn của Nga. Các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động ở Nga phải thường xuyên tiến hành kiểm tra hồ sơ của nhân viên và người đấu thầu để phát hiện ai là người có quan hệ với tổ chức tội phạm hoặc làm giấy tờ tài liệu giả. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất cố gắng để bảo đảm an toàn cho nhân viên và tài sản của mình trong khả năng có thể.

chương 1. tổng quan toàn cầu hóaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ