chương 4. chiến lược kinh doanh quốc tế

10.2K 15 14
                                    

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ

I.  Chiến lược kinh doanh quốc tế  

1. Chiến lược kinh doanh

Chiến lược (Strategy) là thuật ngữ được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự và sau đó được mở rộng dùng trong các lĩnh vực dân sự, đặc biệt được sử dụng nhiều trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Có nhiều khái niệm về chiến lược như:

- Chiến lược là một chương trình hành động tổng quát, dài hạn, hướng hoạt động của toàn tổ chức vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã xác định;

- Chiến lược là hệ thống các hoạt động đã được lập kế hoạch và được thực hiện nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu đã xác định.

Nói một cách khác, chiến lược thường được sử dụng phổ biến để chỉ các chương trình hành động tổng quát, có xác định các mục tiêu dài hạn của tổ chức, và cách thức, đường lối thu thập, sử dụng, phân bổ và bố trí các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Chiến lược là một quá trình khai thác được các cơ hội thuận lợi chuyển thành những kết quả thành công thông qua việc thực hiện một tập hợp các hoạt động có mục đích đặt ra trước của tổ chức.

Đối với mọi doanh nghiệp, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường trong nước và thị trường toàn cầu thông qua việc tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch hành động và bước đi của doanh nghiệp trong một thời gian dài để cho phép đạt được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo doanh nghiệp phải nâng cao khả năng sinh lời (profitability) của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng lợi nhận theo thời gian (Hình 4.1.)

Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được đo lường theo nhiều cách khác nhau, nhưng để đơn giản, chúng ta coi tỷ suất lớn nhuận là khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp, được tính theo công thức lợi nhuận thuần chia cho tổng vốn đầu tư (ROIC – Rate of Return on Invested Capital). Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận được tính là phần trăm tăng trưởng của lợi nhuận thuần theo thời gian. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận cao, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ làm gia tăng giá trị doanh nghiệp.

Để tăng được tỷ suất lợi nhuận, các doanh nghiệp phải theo đuổi các chiến lược như giảm chi phí hoặc gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ và từ đó tăng giá hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Để duy trì và tăng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, doanh nghiệp thường thực hiện chiến lược bán nhiều hơn hàng hóa và dịch vụ vào các thị trường hiện tại của doanh nghiệp hoặc phải thâm nhập vào các thị trường mới.

Tạo lập giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa và dịch vụ

Phương thức tăng tỷ suất lợi nhuận của một doanh nghiệp thường gắn với việc tạo ra giá trị trong hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Giá trị một doanh nghiệp tạo ra bằng sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất và giá trị mà khách hàng cảm nhận và đánh giá về hàng hóa và dịch vụ đó. Giá trị của hàng hóa và dịch vụ khách hàng đánh giá càng cao thì doanh nghiệp có thể định giá càng cao đối với những sản phẩm đó. Tuy nhiên, giá cả hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thông thường bao giờ cũng phải thấp hơn giá trị sử dụng mà khách hàng cảm nhận và đánh giá – đó chính là giá trị thặng dư của người tiêu dùng (Xem Hình 4.2).

chương 1. tổng quan toàn cầu hóaNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ