Chương 4: Trong bếp

597 8 0
                                    

Chương 4: Trong bếp

Dù xuyên tạc tên người khác là không tốt, nhưng Văn Trác chẳng thể ngừng suy nghĩ này nọ. “Lao lên thuyền” thì chắc chắn cha mẹ của nàng rất gấp gáp. Hay là “cỏ lau mọc bên mạn thuyền” nhỉ, nhà nàng sống trên sông sao? Khi xe ngựa lúc lắc di chuyển, mọi người ngồi yên ở ví trí của mình, đó là lúc Văn Trác bắt đầu “mơ”. Lạc Tất Hùng nhìn vẻ mặt ngu ngơ của đệ tử thì lắc đầu thở dài. Dạy đã dạy rồi, mắng cũng mắng rồi; ông biết phải làm gì với khúc gỗ này đây.

Đột nhiên xe ngựa xuất hiện cho mình quá giang, Lạc Tất Hùng cũng có chút đề phòng. Nhưng thấy một nữ nhân đơn chiếc, ông không tin cô nhóc này lại có bản lĩnh làm hại một tông sư. Xe ngựa của Mạn Thuyền cũng khá nhỏ, có lẽ chỉ vừa đủ cho nàng nằm ngủ. Đồ đạt treo kín hai bên vách, lại còn thêm mấy thứ kệ trên nóc xe. Chiếc xe này có vẻ cũ kỹ, vừa có mùi đồ ăn, một số nơi lại bóng loáng do tiếp xúc với con người lâu dài. Lạc Tất Hùng có thể khẳng định đây vừa là nhà, kho chứa, đồng thời cũng là cửa hàng của Mạn Thuyền.

Một cô gái trẻ lại đơn độc lưu lạc tha phương. Người nhà của nàng đâu, quê quán ở chỗ nào, sao không chọn nghề phù hợp với nữ nhi và kiếm được tiền nhiều hơn? Thông thường, mỗi gia đình đều có một viên đá dành để mài dao sử dụng trong bếp. Những người mài dao chỉ thỉnh thoảng xuất hiện tại các thôn làng, mỗi lần phục vụ chỉ trong nội ngày rồi sẽ đi ngay sang nơi khác. Tài nghệ của bọn họ dĩ nhiên cao minh hơn dân chúng, sản phẩm lúc hoàn thành cũng sáng bóng, sắc bén nên ai ai cũng thích. Tuy nhiên số tiền chi trả cho mỗi con dao được mài rất khiêm tốn. Bởi nếu lấy giá mắc hơn, người ta ra tiệm rèn mua con dao mới cho rồi.

Đây không phải một nghề mà chỉ là phương kế mưu sinh. Sửa đồ, vá áo còn gọi là thợ may; nhưng những người mài dao không ai được gọi là thợ. Họ làm một công việc rất tầm thường mà dân chúng ai cũng có thể làm được, chỉ có điều làm tốt hơn một chút thôi.

Mài lưỡi dao cho sắc chẳng qua là một công việc nhỏ nhặt trong tiệm rèn. Nếu người mài dao có bản lĩnh thật sự, chắc lúc trước cũng chỉ ở mức phụ việc hay học đồ của thợ rèn nào đó. Lạc Tất Hùng nhìn sau lưng Mạn Thuyền, cảm thấy dáng người có sức vóc, hình thể thậm chí còn vượt trội hơn Văn Trác. Tuy là nữ nhi nhưng không ẻo lả mềm mại, ngược lại có chút phong trần, thành thục của kẻ sớm ra đời. Ông thầm đoán Mạn Thuyền là con của một thợ rèn nào đó. Bởi vì họ thường làm công việc chân tay thô lậu, nên ai cũng có sức khoẻ hơn người.

-       Thuyền cô nương, gia phụ của cô là thợ rèn chăng? - Lạc Tất Hùng bắt đầu trò chuyện. - Bởi lão nghe cô nói mài dao là tổ nghiệp gia truyền.

-       Gia phụ của tiểu nữ trước đây là một phu khuân vác, mấy năm nay sức khoẻ của ông kém rồi nên chỉ ở nhà quét tước làm vườn. - Mạn Thuyền vui vẻ tâm sự.

-       Vậy sao cô không ở nhà chăm sóc phụ thân?

-       Trong gia đình còn có mẫu thân và mấy muội muội trông coi mọi thứ. Tiểu nữ bất quá cũng chỉ vì sinh kế mới phải đi lại dọc ngang thế này. Mỗi năm về nhà một lần, thật vô cùng mong nhớ. Ai xa quê chắc đều sẽ có tâm trạng thế này.

[Võ hiệp] Tâm như kiếmNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ