Truyen Ngan TRung Quoc Hay...

Par yuchun297

3.8K 0 0

Plus

Truyen Ngan TRung Quoc Hay ...Yuchun

3.8K 0 0
Par yuchun297

Liêu Trai Chí Dị

Tác Giả: Bồ Tùng Linh

Thời Tuyên Đức (1) trong cung rất chuộng chơi chọi dế, hàng năm bắt dân gian cung tiến. Trò đó không phải nảy sinh từ đất Thiểm Tây mà do viên quan huyện lệnh huyện Hoa Âm muốn lấy lòng quan trên đem tiến một con. Quan tỉnh thâý nó chọi hay quá đòi phải cung tiến thường xuyên. Quan huyện lại đòi lý trưởng phải cung cấp. Ngoài chợ bọn tay chơi tìm mua được con nào tốt, đem nhốt vào lồng nuôi, nâng giá lên thành hàng quý lạ. Còn bọn lý dịch giảo hoạt lấy lệ cung tiến dế, sách nhiễu dân chúng. Mỗi đầu dế phải nộp, đủ làm khuynh gia bại sản mấy nhà.

Huyện ấy, có người tên Thành Danh đã là một đồng sinh (2) nhưng không theo học tiếp nữa. Anh ta vốn người chất phác, ít nói, cho nên bọn hương chức quyền thế ép phải giữ chân chức dịch trong làng. Tuy nhiên phương bách kế từ chối nhưng vẫn không thoát. Mới chưa đầy một năm mà gia sản nhỏ mọn của anh ta cơ hồ đã kiệt. Gặp vụ nộp dế, Thành không dám bổ bán sách nhiễu dân mà nhà thì không còn gì để bù, bởi thế lo buồn quá chỉ muốn chết đi cho rảnh. Người vợ khuyên can:

- Chết thì được việc gì, chi bằng tự tìm bắt lấy, muôn một may ra được con nào chăng.

Thành cho là phải, từ đó cứ sáng đi tối về, tay xách ống tre , lồng tơ, đủ cách bới đất lật đá tìm hang, mọi nơi tường đổ, bờ hoang bãi cỏ. Cũng có lần moi được vài ba con, nhưng vừa yếu lại vừa bé, không đủ quy cách. Quan trên cứ hạn mà trách phạt, quá hơn chục ngày Thành phải chịu đòn trăm gậy, đôi mông máu me be bét mà chẳng có con dế nào để nộp. Về nhà anh ta lăn lộn, trăn trở trên giường, chỉ còn nghĩ đến chuyện tự tử mà thôi.

Lúc ấy, trong thôn có cô đồng gù mới đến, có tài bói toán cầu thần. Vợ Thành chạy tiền đến bói. Gái tơ, nạ dòng kéo đến chật cổng ngõ. Trong nhà buồng kín che mành, cửa bày hương án. Nguời đến bói thắp hương sì sụp lễ. Cô đồn đứng bên hướng lên không trung khấn thay mồm mấp máy thì thầm không biết nói những gì. Mọi người xung quanh cung kính đứng nghe. Lát sau trong mành ném ra mảnh giáy ghi rõ những lời truyền phán chỉ bảo, không mảy sai lẫn lộn.

Vợ Thành nộp tiền trước án rồi cũng thắp hương làm lễ như những người trước. Độ giập bã trầu thì mành động có mảnh giáy ném ra. Giở ra xem, không thấy chữ, chỉ có hình vẽ: ở giữa là đền gác như kiểu chùa Phật; đằng sau dưới ngọn núi nhỏ lổn nhổn những mô đất kỳ quái, những bụi gai tua tua, một chú dế "thanh ma" nằm phục, bên cạnh là con ếch trong tư thế định nhảy ra. Xem mà không hiểu ra sao, chỉ thấy qua chú dế dường như có bao hàm ẩn ý về việc mình cầu khẩn, cho nên vợ Thành bọc giấy vào người, đem về đưa chồng xem. Thành xem trăn trở tự nhủ: "Phải chăng bức vẽ này chỉ cho ta chỗ bắt dế?". Ngắm kỹ hình vẽ thấy giống như Đại Phật Các ở mé đông thôn. Bèn gượng dậy, cầm theo bức vẽ, chống gậy lần ra mé sau chùa. Ở đó có một ngôi mộ cổ trên gò cây cỏ um tùm. Lần theo xung quanh mộ thấy đá lởm chởm rất giống hình vẽ. Thành vạch cây vén cỏ, căng mắt dỏng tai như đi tìm mũi kim hạt cải, nhưng không thấy dấu vết gì cả. Bỗng có một con ếch nhảy vọt ra, Thành kinh ngạc vội đuổi theo, ếch lẫn vào đám cỏ. Thành dõi theo hướng, lần tìm thấy một chú dế núp dưới gốc gai. Thành chộp vội, nhưng dế đã chui tọt vào trong hang. Lấy cỏ nhọn chọc, nó vẫn nằm lỳ trong ấy. Sau khi đem ống phung nước vào, bị sặc, một chú dế cực to khỏe mới thòi ra. Tóm được chú ta, nhìn kỹ: mình to, đuôi dài, cổ xanh, cánh vàng. Thành vô cùng mừng rỡ liền nhốt vào lồng mang về. Cả nhà ăn mừng, cho bắt bắt được trân châu bảo ngọc cũng không bằng. Rồi thả vào bồn, nuôi nấng hàng ngày bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc, chắm sóc chí chút từng li từng tí, đợi đến kỳ hạn nộp quan.

Thành có đứa con trai lên chín, thấy bố đi vắng liền mở trộm bồn ra xem. Dế thừa cơ vọt ra. Thằng bé đuổi theo mãi vồ được vào tay thì dế đã gãy cẳng bẹp bụng, chết ngay tức khắc. Nó sợ quá chạy mách mẹ. Mẹ vừa nghe xong, mặt nhợt như chết rồi, quắt mắng ầm lên:

- Thật là tiền oan nghiệp chuớng! Chết đến nơi rồi! Bố về sẽ cho mày biết!

Thằng bé khóc lóc bỏ đi. Lát sau Thành về, nghe vợ kể lại mà lạnh toát xương sống, đi tìm con thì con đã biến đâu không biết. Mãi sau mới vớt được xác con dưới giếng. Chuyển giận thành thương, Thành vật ra kêu trời muốn chết. Nhà tranh bặt khói, vợ chồng im lặng nhìn nhau không còn gì nữa. Trời gần tối mới đem chiếu cỏ liệm thây con, ôm ấp vỗ về thì thấy con còn thoi thóp thở. Mừng quá! Nửa đêm con sống lại. Hai vợ chồng hơi yên tâm. Song đứa con vẫn cứ trơ ra như khúc gỗ, bằn bặt ngủ lịm.

Thành nhìn cái lồng dế rỗng không lại như đứt hơi, tắc họng, không nghĩ gì đến con nữa. Suốt một đêm ròng không hề chợp mắt. Mặt trời mọc, Thành vẫn nằm dài lòng buồn rười rượi. Bỗng nghe bên ngoài có tiếng dế gáy, vội nhỏm dậy nhìn ra thì dế vẫn còn đó. Thành mừng quá vồ lấy. Kêu to một tiếng, dế nhảy bật đi. Tay Thành chộp được thì thấy dường có dường không. Mở ra, dế lại nhảy vọt mất. Thành đuổi theo đến góc tường, không thấy nó đâu. Hoản hốt nhìn quanh bốn phía thấy nó đã nép trên vách. Nhưng con này vừa nhỏ vừa ngắn, đỏ đen nham nhở, không phải con trước. Thành cho là hạng bét không thèm để mắt mà cứ quanh quẩn đi tìm con trước. Bỗng dế con từ trên vách nhảy xuống tọt ngay vào tay áo Thành. Ngắm kỹ, đầu vuông đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai, có vẻ tốt. Thành hơi mừng giữ lấy định đem lên công đường nộp, song chỉ lo sợ không được vừa ý quan, mới nghĩ cách cho chọi thử xem sao.

Một chàng trai tay chơi trong thôn nuôi được một chú dế nòi đặt tên là "Cua xọc xanh", hàng ngày đem chọi với dế của đồng bọn đều thắng cả. Chàng ta muốn giữ để kiếm lời, ai trả giá cao mấy cũng chưa chịu bán. Nhân qua nhà thăm Thành, thấy dế Thành nuôi, chàng ta bịt miệng cười và đưa dế mình, bỏ vào lồng để đánh. Nhìn thấy dế người vừa to vừa cao, Thành lại càng xấu hổ, không dám đưa dế mình ra. Chàng trai cố ép. Thành nghĩ: "Nuôi vật hèn kém cuối cùng cũng vô dụng, chi bằng đem chọi lấy một tiếng cười." Thành đưa dế vào bồn đấu. Chú dế con nằm ẹp xuống không dám động đậy. Chàng trai cười ngất, cầm cái lông lợn chọc vào râu, nó vẫn nằm im. Chàng trai lại cười, lại chọc. Dế con nổi giận, xông thẳng ra, phấn chấn cất tiếng gáy ke ke. Rồi vểnh râu, cong đuôi nhảy xổ vào cắn cổ địch thủ. Chàng trai hốt hoảng xin ngưng chọi. Dế con dõng dạc cất tiếng gáy như báo cho chủ biết mình vừa thắng cuộc. Thành chứng kiến cảnh ấy, vui mừng vô cùng.

Đang khi cùng nhau ngắm nghía dế con thì một con gà sán lại gần mổ dế. Thành hoảng, đứng dậy thét đuổi. May mà gà mổ khôngt trúng. Dế co càng nhảy một phát đến hơn một thước. Gà đuổi sấn theo, dế đã nằm dưới móng gà. Thành thảng thốt không biết làm thế nào để cứu dế, chỉ còn dậm chân thất sắc. Nhưng sao gà cứ vươn cổ, sã cánh? Nhìn kỹ thì dế đã bám trên mào gà cắn chặt lấy không buông. Thành vừa kinh ngạc vừa mưng, vội bắt lấy dế bỏ vào lồng.

Hôm sau, Thành đem dâng quan huyện. Quan huyện thấy dế quát ầm lên. Thành thuật lại chuyện lạ về con dế ấy, nhưng quan không tin. Đem chọi với các con khác, dế Thành đều thắng. Đem thử với gà quả như lời Thành nói. Quan trên thưởng cho Thành và hiến dế lên tỉnh. Quan tỉnh vui lòng lắm liền bỏ dế vào lồng vàng tiến vua, lại dâng sớ tâu rõ cái hay của nó. Đã vào cung rồi, dế còn phải tỉ thí với khắp các loại dế kì hình dị dạng của cả thiên hạ dâng tiến như dế bướm, dế bọ ngựa, dế dầu, dế "trán tơ xanh"... con nào cũng chịu thua cả. Còn điều kỳ lạ hơn nữa, ở trong cung con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu. Hoàng thượng hết sức đẹp lòng, rộng ơn ban thưởng, xuống chiếu cấp cho quan tỉnh ngựa hay, vải quý. Quan tỉnh không quên nguồn gốc dế nên ít lâu sau tiến cử quan huyện là người "tài năng ưu diệt" có thể thăng cấp. Quan huyện sướng quá cho Thành được miễn sai dịch; lại dặn học quan cho Thành thi lấy học vị tú tài.

Còn con Thành hơn năm sau tinh thần trở lại như cũ và kể rằng: Mình đã hóa thành dế, lanh lẹ, chọi giỏi, nay mới thực sống lại. Quan tỉnh biết rõ chuyện ấy, lại hậu thưởng cho Thành. Chỉ mấy năm thôi, Thành đã có ruộng đồng trăm khoảnh, lầu gác nguy nga, trâu dê đầy đàn. Ra khỏi nhà thì áo cừu, ngựa xe vượt cả các bậc quyền thế.

LỜI BÀN CỦA TÁC GIẢ Bậc thiên tử dùng một vật gì chốc lát rồi quên; còn kẻ hầu cận bèn lấy làm lệ định. Từ đó qua bọn tham quan lại ngược, dân phải bán vợ đợ con không dứt. Cho nên nửa bước của thiên tử cũng quan hệ đến dân, không thể coi nhẹ được. Riêng họ Thành vì sâu mọt mà nghèo, vì dế chọi mà giàu, vênh vang áo cừu, ngựa béo, lúc còn bị lý dịch sách nhiễu chẳng tưởng đến chuyện như thế. Còn ơn trời đáp đáp sao mà lâu dài hậu hĩ vậy, khiến cho quan tỉnh quan huyện đều được ân thưởng vì con dế. Ta từng nghe: "Một người thăng gà chó cũng thành tiên"(3). Đáng tin vậy thay!

NGUYỂN VĂN HUYỀN dịch

(1) Tuyên Đức: niên hiệu thời vua Tuyên Tông nhà Minh khoảng 1426- 1435 (2) Theo chế độ khoa cử lúc ấy ai có học đi thi nhưng chưa thi đỗ tú tài thì bất kể tuổi tác đều gọi là đồng sinh.

(3) câu này do điển: Thời Hán, Hoài Nam vương Lưu Yên tu luyện đắc đạo bay lên trời. Lũ gà chó trong nhà ăn phải thuốc luyện còn dư cũng đều trở thành tiên cả.

Bồ Tùng Linh

...................................................................................

Băng Tuyết Mỹ Nhân

Tác Giả: Mạc Ngôn

Sau khi chú tôi nghỉ hưu ở bệnh viện thành phố, ông về thị trấn mở phòng khám, chữa bệnh tự Tôi thi rớt đại học, việc nông lại chẳng biết, ở nhà nhàn rỗi không có việc gì làm, tâm tính đâm ra bất ổn. Cha tôi thấy thế sốt ruột quá, đành mặt dày mày dạn van vỉ chú tôi, cho tôi được học việc ở phòng khám của ông.

Chú tôi vốn là thầy thuốc nông thôn kiểu "dầu cù là". Đông y, tây y, nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa, phàm người nào có bệnh tìm đến, ông đều chữa tuốt. Chữa khỏi hay không đương nhiên là chuyện khác. Sau khi cải cách mở cửa, chú tôi thi vào lớp chuyên tu của Học viện quân y tỉnh học hai năm, trở về bệnh viện thành phố mặc áo choàng trắng, đi găng tay, trở thành bác sĩ ngoại khoa mổ bụng moi ruột người. Hai năm chuyên tu ở Học viện y khoa của tỉnh làm chú tôi như hổ thêm cánh, to gan lớn mật, chỉ có bệnh người ta không dám mắc chứ không có dao nào mà chú tôi không dám mổ.

° ° °

Tôi học việc với chú đã được hơn nửa năm. Công việc chính của tôi là quét nhà, đun nước, trưa đi mua ba hộp cơm, hai hộp mời chú thím và một hộp phần tôi. Vào mùa đông, tôi còn có thêm việc nữa là nhóm lò. Lò để ở gian ngoài, có lắp mấy ống dẫn hơi vào phòng mổ bên trong cho ấm.

Hôm ấy tôi vừa nhóm lò xong thì thấy con chó mực quắp đuôi, trên lưng đầy tuyết đi quạ Nó đi rất cẩn thận như sợ đánh rơi tuyết trên lưng. Tôi vội đứng lên, lấy khăn lau cửa kính để nhìn cho rõ con chó, thì thấy một người thiếu nữ dỏng cao từ phía sông Mã Tang đi tới. Tôi nhận ra ngay đó là Hỉ Hỉ, một bạn học gái của tôi. Cô là con gái bà Mạnh. Nhà bà ở ngay mặt phố, mở quán lẩu đầu cá, nên người trong thị trấn gọi bà là Mạnh đầu cá, cô con gái cũng được gọi bằng Tiểu Mạnh đầu cá. Cô cao như mẹ nhưng thon thả hơn nhiều, cô có đôi môi đầy đặn, tươi rói, hơi cong cong, trông thật kiêu ngạo mà cũng thật nghịch ngợm. Tên cô là Mạnh Hỉ Hỉ.

Hồi tôi còn chơi với mấy đứa càn quấy, tôi có đến ăn lẩu đầu cá ở hàng bà Mạnh, nhưng mỗi khi tôi trông thấy Mạnh Hỉ Hỉ từ xa là lòng tôi lại đau nhói. Cô đang bị đám bạn mất dạy của tôi vây quanh, chúng động chạm chân tay vào thân hình xinh đẹp của cô mà cô chẳng hề bực tức. Sau đó tôi thường tìm cớ gây sự, đánh nhau với bọn chúng, và mặc dù chúng còn nhẹ tay nhưng đã đủ làm tôi xưng vếu mặt mũi. Một lần tôi lấy lá bạc hà che cái mũi bị sưng tím từ bờ sông đi về thì vừa hay gặp Hỉ Hỉ. Tay cô dương chiếc dù màu sáng, trên người mặc áo mỏng tang như cánh ve, bên dưới là chiếc váy da ngắn cũn, tay bôi móng đỏ chót, móng chân cũng đỏ như vậy, cổ tay đeo dây chuyền vàng, cổ chân cũng đeo dây chuyền vàng, rõ ra vẻ của loại "bán cái ấy". Cô mỉm cười hỏi tôi, hàm răng như trắng bóng hơn: - Sao bạn lại ra nông nỗi này?

Tôi nhổ một bãi nước bọt xuống đất trước chân cô, quay người đi luôn. Trực giác cho tôi biết Hỉ Hỉ còn đứng đó nhìn theo nhưng tôi không ngoảnh đầu lại, tôi không hiểu vì sao nước mắt đã lưng tròng...

Lúc này tôi lại nhớ đến cha tôi. Khi ông nghe người ta bàn tán về chuyện phát tài của gia đình cô, cha tôi nói: "Phải tích đức cho cái mồm chứ! Người ta mẹ goá, con côi, mà mở được cửa hàng lớn. Các người không thích người ta phát tài, thế người ta chống gậy đi ăn mày thì các người mới hả lòng hả dạ hay sao?".

Tôi biết cha tôi nói đúng nhưng hễ cứ nghĩ tới cái dáng phong lưu của Hỉ Hỉ thì trong lòng tôi lại như có lửa đốt. Tôi thường vén đùi tự chửi rủa: "Hỉ Hỉ là vợ, là chị của mày à? Đã chẳng phải vợ, chẳng phải chị em, mày có tư cách gì để quản người tả". Sau khi học việc với chú, tôi không nghĩ nhiều đến cô nữa. Có nghĩ đến chỉ hơi buồn chứ không còn cảm giác muốn chết như trước.

° ° °

Nhìn Hỉ Hỉ từ phía sông Mã Tang thong thả bước tới thì tôi cảm thấy có chuyện lạ. Trước hết là cô xuất hiện ở chỗ không cần xuất hiện - cửa hàng lẩu cá của nhà cô cách phòng khám bệnh của chú tôi rất xa, không cần tới rửa cá ở con sông trước cửa phòng khám bệnh, hai là tôi vừa nghĩ tới Hỉ Hỉ thì cô đi tới. Tôi không thể xác định cô đi đâu.Ở đầu đằng đông thị trấn mới mở một khách sạn tắm nước nóng. Người đến khám bệnh nói nơi ấy rất tập nập, nhiều đại gia các tỉnh khác đến đấy thả hồn, lẽ nào Hỉ Hỉ cũng đến đấy "làm ăn" với các đại giả Tôi thấy tim đau nhói. Hỉ Hỉ đang đi đến gần hơn, tôi mong chỉ nháy mắt cô sẽ đi qua phòng khám bệnh. Tôi biết khi tôi nhìn bóng dáng cô mờ dần trong tuyết bay, tôi sẽ càng đau khổ hơn nữa, song tôi vẫn muốn cô đừng gõ cửa phòng khám rồi bước vào. Tôi đang nghĩ ngợi lung tung đến ứa nước mắt, cô đã đến trước cửa phòng khám. Một phút, hai phút rồi ba phút... Trời ơi, thế ra cô dừng lại ở trước cửa phòng khám hay sao? Nghe thấy tiếng gõ cửa khe khẽ, tôi nhảy bổ ra cửa, giật mạnh. Một luồng khí lạnh tươi mới ùa vào mang theo cả mùi nước hoa của cô - thứ nước hoa hồi còn học chung lớp, đã quen thuộc với tôi.

- Bác sĩ Quản có nhà không? - Cô gật đầu với tôi, dịu dàng hỏi.

- Không... nhưng chú tôi về ngay bây giờ.

Cô cụp ô, giẫm chân mấy cái cho tuyết rơi, cởi áo khoác da dê đắt tiền khoác vào tay rồi ôm chặt trước ngực như sợ ai lấy mất. Giọng cô khàn khàn, mặt cô trắng bệch, trán đẫm mồ hôi. Tôi vội hỏi:

- Bạn ốm đấy hả?

- Không sao...

Vừa lúc ấy, chú tím tôi bước vào. Hỉ Hỉ ôm áo lông đứng lên chào. Chú tôi chỉ "hừ" một tiếng, không thèm nhìn, còn thím tôi thì nhìn cô như thể mẹ chồng xoi mói, muốn tìm một lỗi gì đó ở con dâu. Bà mát mẻ:

- Thì ra là Mạnh tiểu thư, khách hiếm tới phòng này. Sao thế, cô đau ở đâu? Mời ngồi, mời ngồi!

Mạnh Hỉ Hỉ ngồi xuống ghế, ngượng ngịu, vẻ mặt càng khó coi hơn, trán vẫn đổ mồ hôi. Hai mép vốn cong lên, bây giờ quặp xuống, hình thành nếp nhăn, chạy mãi xuống tới cằm.

- Đau ở đâu - chú tôi hỏi.

Hỉ Hỉ nhích ghế ngồi đối diện với chú tôi, môi run run toan nói thì cửa bỗng bị tông bật ra, một bà béo mặc áo đen lăn vào như một quả bom:

- Mẹ tôi nguy lắm... Vừa nôn vừa đau bụng, ngất đi rồi, thế mà hai ông con trai cứ mặc kê... Mời bác sĩ...

Lúc ấy ngoài đường có tiếng đàn bà kêu: "Đau quá, chết mất thôi... ", rồi thấy hai người đàn ông dùng cánh cửa cáng bệnh nhân vào. Chú tôi đưa tay nắn chỗ da bụng đã phát đen của bà ta, nói:

- Viêm ruột thừa có mủ rồi, phải mổ thôi.

- Hết bao nhiêu?

- Năm trăm!

- Xin bác sĩ chữa chọ Hai em trai tôi không trả thì tôi trả - Người đàn bà béo nói.

Lát sau trong phòng mổ có tiếng bệnh nhân kêu ré như lợn, rồi im lặng, chỉ có tiếng dao kéo va vào nhau lanh canh. Tôi biết chú tôi đang căng thẳng thần kinh, tập trung vào ca mổ.

Ởngoài này, mồ hôi trên trán Hỉ Hỉ chảy thành dòng, vẻ mặt tỏ ra đau đớn. Cô vẫn ngồi thẳng, chỉ có hai tay không ngừng động đậy, lúc nắm chặt vạt áo lông, lúc buông ra. Tôi quan tâm hỏi:

- Bạn đau lắm à?

Cô gật đầu rồi lại lắc. Mắt cô đẫm nước mắt khiến tôi cũng ứa lệ theo. Chợt cô run run nói:

- Nhờ bạn hé cửa... hé cửa giùm...

Tôi giật cửa, hoa tuyết ùa vào, mấy người nhà bệnh nhân viêm ruột thừa kêu ầm lên.

Sau ngày nghĩ lại, tôi bảo đúng là có số. Khi chú tôi mở cửa phòng mổ, vứt chuẩn xác đôi găng tay vấy máu vào bồn nước, bảo người nhà bệnh nhân cáng bà ta về thì một người đàn ông nữa như con nhặng mất đầu xô cửa xông vào. Hai tay ông bưng lấy mặt. Máu rỉ qua kẽ tay nhưng tôi cũng nhận ra là Mã Khuê, người chuyên nghiệp làm pháo hoa ở đầu trấn đằng tây.

- Xui xẻo quá, định nhân ngày tuyết rơi thử làm pháo nổ đôi, không ngờ... Bác sĩ ơi, cứu tôi với...

- Đáng đời! - Chú tôi bực mình nói - Sao nó không nổ cho đứt luôn đầu ông đi?

- Cứu tôi với... Tôi còn mẹ già tám mươi tuổi... - Mã Khuê kêu khóc.

Thím tôi dìu Mã Khuê vào phòng mổ, chú tôi cũng bỏ mặc Hỉ Hỉ ngồi đấy, không thèm gật đầu với cô một cái. Tôi rất không bằng lòng với chú, cảm thấy ông cố tình bỏ rơi Hỉ Hỉ. Dựa vào tay nghề và kinh nghiệm, chú có thể chẩn đoán bệnh cho Hỉ Hỉ xen giữa hai ca mổ ấy.

Có lẽ Hỉ Hỉ nhận ra vẻ bất mãn của tôi nên khi tôi lấy làm tiếc nhìn cô thì cô khe khẽ lắc đầu. Trong phòng mổ lại vang lên tiếng kêu gào và tiếng quát mắng. Đã gần mười hai giờ trưa, đến giờ tôi đi mua cơm hộp, nhưng tôi không thấy đói, chỉ thấy ruột rối như canh hẹ. Tôi hỏi Hỉ Hỉ: "Tôi đi mua cơm cho bạn ăn nhé?".

Cô nhè nhẹ lắc đầu. Tôi thây lúc này trán cô không túa mồ hôi nữa nhưng mặt đã chuyển sang màu nghệ, môi đã tím tái, cả đôi mắt vốn long lanh của cô cũng phủ một lớp mây đen. Trong ký ức của tôi, cô luôn sống động, tươi cười hớn hở, tiếng nói trong trẻo, tiếng cười ròn rã, còn bây giờ... , chỉ cách hôm tôi nhổ nước bọt trước chân cô chưa tới nửa năm.

Không biết tuyết bên ngoài ngừng rơi từ lúc nào, gió cũng dịu đi. Một tia nắng ló ra khỏi đám mây đen, đám tuyết phủ đầy mặt đất phản xạ lại màu sáng trắng. Tôi bảo Hỉ Hỉ: "Tuyết ngừng rơi, nắng lên rồi kìa!".

Cô không gật đầu mà cũng không lắc, càng không đáp lời tôi. Bỗng dưng tôi phát hiện, chỉ trong giây phút thôi, mặt cô trắng bệch ra như sáp. Mi mắt cũng sụp xuống, lông mi dài dường như chạm cả vào da dưới mắt. Tôi giật nẩy người, lớn tiếng gọi tên cô: "Hỉ Hỉ!".

Cô không có phản ứng gì, tôi chồm tới lay vai cộ Dường như cô thở hắt ra, đầu bỗng ngật sang một bên.

- Chú ơi! - Tôi đập cửa phòng mổ - Chú ơi!

- Làm gì mà kêu toáng lên thế?

- Hình như Mạnh Hỉ Hỉ chết... chết rồi!

Chú tôi nhanh nhẹn không ngờ, nhào ra. Chú tiêm thuốc trợ tim, chú nắm tay lại ấn mạnh xuống vùng tim, chút giật bóng đèn đi, lấy đầu dây điện gí vào vùng tim của Hỉ Hỉ rồi mặt đầy mồ hôi, chú thất vọng đứng lên.

Đồng tử của Hỉ Hỉ đã dãn.

Thím tôi hấp tấp nói:

- Mình chẳng có trách nhiệm gì cả!

Chú tôi lườm thím một cái, nói:

- Thôi câm mẹ mồm đi!

Mạc Ngôn

Cao Lương Đỏ

Tác giả: Mạc Ngôn

Dịch giả: Nguyễn Bạch Liên

Cao Lương Đỏ đã được đạo diễn tài ba Trương Nghệ Mưu dựng thành phim mang cùng tên do ngôi sao Củng Lợi thủ vai chính. Bộ phim đã được giải thưởng tại liên hoan phim Cannes.

° ° °

Theo lịch cũ, mồng chín tháng tám năm 1939, cha tôi, người mang dòng máu thổ phỉ vừa hơn mười bốn tuổi, ông gia nhập vào đội quân của tư lệnh Dư Chiêm Ngao, mà sau này trở thành anh hùng truyền kỳ danh tiếng khắp trong thiên hạ, đi phục kích đoàn xe ô tô Nhật Bản trên đoạn đường Giao Bình. Bà nội tôi tiễn họ tới đầu thôn, bỗng Dư tư lệnh hô: "Nghiêm!", nội liền đứng nghiêm và dặn dò cha tôi: "Đậu Quan, hãy nghe lời cha nuôi nghe con!". Ông im lặng cúi đầu không một lời đáp lại.

Đoàn người đi trong đêm mù sương, bí mật hành quân trên những thửa ruộng cao lương đỏ của quê hương Cao Mật. Ôi Cao Mật, nơi tôi yêu nhất mà cũng là nơi tôi ghét nhất, mãi sau này lớn lên học hành giác ngộ, tôi mới hiểu ra, không nơi nào trên trái đất lại đẹp nhất và xấu nhất như Cao Mật, cực kỳ siêu thoát mà cũng cực kỳ thế tục, sạch sẽ nhất và bẩn thỉu nhất, anh hùng hảo hán nhất và đầu trộm đuôi cướp nhất, nơi biết uống rượu nhất và cũng là nơi biết yêu đương nhất. Cao Mật với bạt ngàn cao lương đỏ, huy hoàng, dào dạt, uyển chuyển và dậy sóng biết bao.

Năm nội tôi tròn 16 tuổi, cô thiếu nữ vừa xuân thì, phát tiết dung nhan, thắm màu hoa nguyệt, buồn rười rượi bước lên kiệu hoa, dập dềnh trên biển máu cao lương, đỏ như không thể nào đỏ hơn nữa. Cố tôi gả nội cho chủ nợ họ Đơn, về làm vợ thằng con trai độc tự Biển Lang. Tuổi xuân rực rỡ của nội khiến bà khát khao được ngả vào lòng một chàng trai vạm vỡ đàn ông, giải khuây bao nỗi trầm uất, cô tịch trong chiếc kiệu hoa ô uế này. Nội không chịu nổi cái cảnh tù túng giữa bốn bức màn vải đỏ; với bàn chân nhỏ xíu nhọn tựa búp măng, bà tách mảnh rèm kiệu thành khe hở và trộm ngó ra bên ngoài, hai đòn cáng kiệu bóng loáng đè lên bốn tấm vai bạnh của những người phu kiệu, mà nơi họ bốc ra mùi mồ hôi chua loét, mùi mồ hôi đàn ông quyến rũ nội, khiến từng vòng, từng vòng sóng xuân lăn tăn, lăn tăn dậy lên nơi lòng bà, rạo rực lạ thường. Một trong bốn phu kiệu hôm đó sau này là ông nội của tôi, người có tên tư lệnh Dư Chiêm Ngao lẫy lừng.

Đám phu kiệu đưa nội tôi ra tới đường cái quan, bao la một cảnh đồng rộng sông dài, những thanh niên lực lưỡng bắt đầu nghĩ cách trêu chọc cô dâu, họ chạy nhanh làm cho nội ngồi trên kiệu lắc lư, điên đảo, nôn hết nước xanh nước vàng, bảo họ đi chậm lại thì cả bốn người đều thưa rằng, phải vượt qua hang Cóc trước lúc trời tối kẻo có cướp. Nội tôi khóc thút thít không phải vì bốn anh phu kiệu chơi khăm bà, mà vì nghĩ tới người chồng sẽ động phòng hoa chúc đêm nay - Đơn Biển Lang, một bệnh nhân kinh phong, con trai độc nhất của Đơn Đình Tú, tay bá hộ giàu lên nhờ nấu rượu cao lương, nhẽ nào bà lại phải trao thân cho hắn, nội tôi càng nghĩ càng khóc thành tiếng khiến phu kiệu Dư Chiêm Ngao động lòng trắc ẩn và mơ hồ thấy cả một vầng sáng ngày mai. Đoàn người vừa đến hang Cóc thì quả nhiên có cướp, một tay thổ phỉ cao to, lưng mang bao vải đỏ cồm cộm những tiền là tiền, hét lớn: "Mãi lộ!". Đám phu kiệu vâng lời có bao nhiêu dốc hết để tìm cách thoát nạn. Nhưng tên cướp vén màn vải gọi nội tôi bước ra và hạ lệnh: "Đi theo tao xuống ruộng cao lương kia!". Nội thản nhiên, cương nghị và liếc nhìn phu kiệu Dư Chiêm Ngao. Hiểu ý người đẹp, họ Dư bất thần song phi đá lăn tay thổ phỉ, đoàn người xô tới bóp cổ hắn chết tươi. Dư Chiêm Ngao dìu nội lên kiệu, họ cười với nhau thật huy hoàng và cao quý, bà xé toang màn kiệu, tự do hít thở không khí, tự do ngắm tấm lưng trần lực lưỡng đàn ông của Dư Chiêm Ngao, người mà cháu chắt chúng tôi đang ngày đêm hương khói phụng thờ...

Cha tôi như một liên lạc viên dẫn đoàn quân luồn giữa ruộng cao lương, tay ông luôn nắm chặt khẩu súng lục to quá cỡ đeo lủng lẳng bên hông. Họ đến nơi phục kích thì cũng vừa lúc đàng đông ửng hồng, nhưng trên con lộ vẫn chưa thấy một chiếc xe nào của giặc cả. Dư tư lệnh bảo mọi người hãy tạm nghỉ trong ruộng cao lương và nói với cha tôi: "Đậu Quan, quay về nhờ mẹ làm cho ít bánh, khoảng trưa thì đem ra và dặn mẹ con cùng đi nữa nghe". Cha tôi chạy một mạch tới nhà, ông ôm lấy nội, người con gái hoàng hoa thời ấy nay đã là thiếu phụ phong sương. "Mẹ cho nhiều trứng vào bánh nhe". "Ừ, bọn giặc vẫn chưa đến à?". "Chưa mẹ ạ, Dư tư lệnh dặn mẹ gánh bánh ra cho ông và binh lính đó". Xong nhiệm vụ, cha tôi chạy như bay về bên tư lệnh báo cáo: "Trưa nay nhất định có bánh". Nói chưa dứt lời thì cha tôi phát hiện từ xa bốn con bọ hung sắt bò trên đường lộ, ông kêu lên: "Tư lệnh xem kìa, xe giặc".

Nội "nhận lệnh" và liền hô hào con cái nhào bột làm bánh. Đúng giờ hẹn bà vận chiếc áo màu đỏ thẫm, trên vai kĩu kịt một gánh những cái bánh còn nóng hổi, thoăn thoắt hướng về cầu đá, nơi tư lệnh đang chờ. Từ ngày đi lấy chồng, nội tôi vẫn giữ được vẻ yêu kiều của thiếu nữ, công việc nặng nhọc chẳng mấy đến tay cho nên gánh bánh khao quân đã hằn lên vai nội một vệt bầm khá sâu, màu tím đỏ, ấy là biểu tượng cho hành vi anh dũng kháng Nhật mà nội mang theo khi từ giã cõi đời.

Đoàn quân tập trung hỏa lực nhắm vào xe giặc đang tiến dần tới điểm chết, nhưng bỗng có tiếng súng nổ, đạn từ chiếc xe đi đầu nã ra, cha tôi ngoái nhìn và trông thấy nội như cánh bướm hồng chấp chới, ông chưa kịp kêu lên: "Me... " thì nội đã ngã nhào. Cha tôi vọt khỏi ổ phục kích chạy về phía nội, Dư tư lệnh đành cho nổ súng tiêu diệt đoàn xe. Mặt nội úp xuống đất, máu đỏ như màu rượu cao lương ọc trào lên từ hai lỗ đạn trên lưng. Cha tôi lật người nội trở lại, dung mạo vẫn đoan trang, mái tóc vẫn óng mượt, phẳng phiu dưới hai cái kẹp sừng, vài hạt cao lương bay xuống đậu bên đôi môi của nội. Cha tôi đặt nội nằm trên những thân cây cao lương, nhìn miệng nội dần dần biến sắc, cha nấc lên từng tiếng. Nội thì thào: "Cha con đâu?". "Cha nào hở mẹ?". "Dư tư lệnh, cha nuôi ấy". "Ông đang đánh giặc ở đằng kia". "Người đó chính là cha đẻ của con... " - cha tôi gật đầu, lặng nhìn phút lâm chung của nội. Hai phát đạn từ sau lưng xuyên qua bầu vú, bộ ngực trắng nõn của bà giờ đã rực hồng, bà vui sướng trông rõ những bông cao lương đung đưa, trông rõ khuôn mặt người con trai, tác thành bởi một cuộc tình thắm đỏ như cao lương quê hương, bà mỉm cười e ấp và có vẻ như thẹn thùng xấu hổ nhớ lại quá vãng thật ngọt ngào và đẹp đẽ...

Đơn Biển Lang quả đã mắc bệnh kinh phong, hai đêm ở nhà chồng, nội tôi thức trắng với con dao trong tay, sáng ngày thứ ba cố tôi say túy lúy dẫn nội về, bà giận lắm. Nội tôi ngồi vắt vẻo trên mình con la, vừa rẽ qua quãng đường cong thì một bóng đen bỗng ào ra, bồng nội chạy mất hút vào ruộng cao lương ken dày như rừng rậm. Nội không còn sức lực nào mà vùng vẫy nữa và bà cũng chẳng muốn vùng vẫy làm gì, thậm chí còn quàng tay qua cổ bóng đen để người ấy bồng bà nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Ba ngày sống giữa rừng cao lương, nội tôi như qua một giấc mơ, thấm đậm lẽ đời nhân thế. Người ấy tháo tấm vải đen che mặt, hiện nguyên hình, nội thầm kêu trời ơi và nước mắt lưng tròng vì sung sướng. Chàng cởi tấm áo trải ra làm chiếu, chân đạp mấy cây cao lương rạp xuống làm giường, rồi nhẹ nhàng bồng nàng đặt lên đó, nàng nhìn chàng vạm vỡ, cường tráng, bỗng ngây ngất trong lửa tình rạo rực dồn nén mười sáu năm qua, chàng mạnh bạo lột mọi xiêm y và nàng mãn nguyện hưởng niềm khoái lạc. Họ yêu nhau như vậy suốt ba ngày liền và cha tôi chính là kết tinh của cuộc tình cuồng nhiệt, thống khổ đó. Sau ba ngày đêm ân ái, ông bà tôi chia tay nhau, ông đưa bà ra đến bờ đường và thoắt một cái đã biến mất giữa muôn trùng biển máu của cao lương đỏ... để hôm nay trở thành Dư Chiêm Ngao trở về nhận con và thăm lại tình nhân.

Còn nội, nội vẫn nằm đó trên đệm cây cao lương như mười mấy năm trước, nhưng đã mệt lắm rồi. Phải chăng cái chết đang dần tới, phải chăng ta không còn có thể nhìn thấy trời này, đất này nữa sao, thế còn con ta, người tình của tả Hỡi trời, người nào có dạy con trinh tiết là gì, chính chuyên là gì, thế nào là lương thiện, thế nào là ác tà, con chỉ biết hành động theo cách nghĩ của con. Con yêu hạnh phúc, con yêu sức mạnh, con yêu cái đẹp, thân này là của con, con có quyền làm chủ nó, con không sợ phạm tội, con không sợ trừng phạt, con không sợ rơi xuống mười tám tầng địa ngục của người. Nhưng con không muốn chết, con muốn sống, con muốn nhìn thế giới này...

Nội tôi vẫn không rời mắt những ngọn cao lương đỏ, đung đưa, mông lung, chúng kỳ ảo, chúng rên la, chúng kêu gọi, có lúc như người thân, có lúc như ma quỷ, như đàn rắn quẩn quanh người nội, chúng cười, chúng khóc, xanh đỏ trắng đen biến hóa khôn lường... Cha tôi chạy nhanh về phía Dư tư lệnh, hốt hoảng, thất thanh: "Mẹ nhớ cha, cha ơi". "Con ngoan của ta, hãy cùng cha diệt nốt mấy thằng chó đẻ này đã". Trận mạc tan khói súng, cha con họ vội chạy tới bên người thiếu phụ thì bà không còn sống nữa, nhưng khuôn mặt vẫn rạng rỡ cao quý dành riêng cho tình nhân cao lương đỏ, ông nội tôi vuốt mắt bà, rồi chặt ngã bao cây cao lương phủ đầy lên thi thể người quá cố.

Nắng chiều chiếu xiên qua chiến trường, dưới kia dòng sông một màu máu đỏ, trên này cánh đồng cũng đỏ bởi ruộng cao lương. Cha tôi tha thẩn nơi bờ đê, cúi nhặt chiếc bánh và đưa cho ông nội: "Cha ơi, cha ăn đi, bánh của mẹ con làm cho cha đó". Tư lệnh Dư Chiêm Ngao cắn từng miếng bánh, hòa với dòng lệ tuôn trào, lần đầu tiên người anh hùng đã không cầm được nước mắt.

Hết

Continuer la Lecture

Vous Aimerez Aussi

81.5K 3.7K 58
Tên gốc: 囚于永夜 Tác giả: Mạch Hương Kê Ni Nguyên tác: Trường Bội Edit: Cấp Ngã Giang Sơn (Gin) Thể loại: gương vỡ lại lành, ABO, máu chó Tình trạng bản...
214K 11.4K 40
Huấn văn, BL, 1x1, Hiện đại, Niên thượng, Gương vỡ lại lành, HE Đã hoàn thành phần Truyện Chính (Phần 1). Phần 2 sẽ được viết lẻ tẻ không liên kết qu...
503K 45.3K 111
Tác giả: Yêu Quái Nguồn: wikinam.net Thể loại: Đam mỹ, tương lai, trọng sinh, song khiết , tinh tế, chủ thụ, sảng văn, xuyên thành vai ác, 1v1, tinh...
180K 5.6K 29
Vương Duẫn Băng một viên cảnh sát Alpha-một con người lãnh đạm, ít nói và sống khép kín với thế giới bên ngoài, ngoại trừ mối quan hệ xã giao với ngư...