Trình bày và phân tích ND của hợp đồng KD thương mại.

3.7K 1 0
                                    

*  Khái niệm 

-  Hợp đồng kinh doanh, thương mại là sự thoả thuận giữa các bên (chủ yếu là các tổ chức kinh tế) nhằm làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ kinh tế với nhau và đều nhằm mục đích sinh lợi. 

-  Việc phân biệt hợp đồng kinh doanh, thương mại với hợp đồng dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án (Toà dân sự hay Toà kinh tế).

*  Đặc điểm:  Thực chất hợp đồng kinh doanh, thương mại là mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết, đó là mối quan hệ ý chí được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng và thoả thuận thông qua hình thức thường là bằng văn bản hoặc tương đương văn bản. Nhưng khác hẳn với hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh doanh, thương mại có những đặc điểm riêng. 

-  Về mục đích :  Hợp đồng kinh doanh, thương mại được ký kết luôn nhằm mục đích sinh lợi của các bên. Mục đích nhằm đến trong việc thực hiện các công việc sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, liên doanh liên kết và các thỏa thuận khác do các chủ thể tiến hành là nhằm sinh lợi hợp pháp. Điều này có nghĩa là khi ký kết hợp đồng kinh doanh, thương mại, các bên ký hợp đồng đều nhằm đến mục đích kinh tế, Khác với hợp đồng dân sự được ký kết với mục đích rất đa dạng, trong đó chủ yếu nhằm mục đích tiêu dùng hay sinh hoạt của các chủ thể ký kết; hay như hợp đồng thương mại, chỉ một bên là bắt buộc phải có mục đích kinh tế, còn bên kia thì không bắt buộc .

-  Về chủ thể của hợp đồng kinh doanh, thương mại: 

+  Trong hợp đồng kinh doanh, thương mại, chủ thể ký kết các bên đều phải là pháp nhân hoặc cá nhân có đăng ký kinh tế (theo Điều 29 Bộ luật TTDS), tuy nhiên theo điểm b, mục 1.1, Chương I Nghị Quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005, Toà kinh tế cũng có thẩm quyền giải quyết một số các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại phát sinh khi một hoặc các bên không có đăng ký kinh tế nhưng đều có mục đích lợi nhuận.

+  Chủ thể các bên trong hợp đồng kinh doanh, thương mại, tùy theo nội dung và đối tượng hợp đồng do luật chuyên ngành điều chỉnh, thường phải có chức năng hoạt động trong lĩnh vực mà mình ký kết hợp đồng kinh doanh, thương mại, chức năng này được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh tế, giấy phép kinh tế hoặc các hình thức khác.

+  Trong hợp đồng dân sự, chủ thể tham gia gồm nhiều loại khác nhau như pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Nếu chủ thể là cá nhân thì pháp luật chỉ đòi hỏi cá nhân đó phải có năng lực hành vi dân sự.

+  Trong hợp đồng thương mại, chủ thể tham gia là các thương nhân. Khái niệm thương nhân rộng hơn nhiều so với chủ thể hợp đồng kinh doanh, thương mại, bao gồm cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh tế hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Hợp đồng thương mại còn được ký kết giữa một bên là thương nhân bên kia chỉ là chủ thể dân sự không có đăng ký kinh tế. 

Đề cương PLDLNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ