13 - 14 - 15

5.2K 4 0
                                    

Câu 13. Vì sao phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội? Chủ trương của Đảng?
• Vì sao phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội?
Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là xu hướng chung, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã xác định phải kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội.
Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là những phạm trù khác nhau, nhưng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội. Một chính sách kinh tế tốt là một chính sách vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, hướng vào mục tiêu phát triển con người và lành mạnh hoá xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, không làm gia tăng quá mức chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các nhóm dân cư; tăng trưởng phải gắn với xoá đói giảm nghèo; mọi người, nhất là người nghèo, đều được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, một chính sách xã hội tích cực là một chính sách phù hợp với khả năng của nền kinh tế, dựa trên cơ sở của tăng trưởng kinh tế, tạo sự ổn định và động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Từ nhận thức và quan điểm chung trên đây, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ chương, cơ chế, chính sách, giải pháp về kinh tế và xã hội để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, vừa đảm bảo an sinh xã hội. Nhờ vậy, nhiều năm qua Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.
Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, để bảo đảm gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội là vấn đề rất phức tạp và khó khăn, cần phải tiếp tục đổi mới tư duy, tìm ra cơ chế mới và các giải pháp vừa cơ bản, vừa có tính đột phá. Cụ thể là:
1) Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng bền vững và điều chỉnh cơ cấu đầu tư đảm bảo công bằng xã hội
Về mô hình tăng trưởng:
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế là giải pháp cơ bản và bao trùm nhất để gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Duy trì tăng trưởng kinh tế theo hướng phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng chất lượng và hiệu quả; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp, phát triển dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Phát triển và khai thác tối đa thị trường trong nước; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
Điều chỉnh mô hình đô thị hoá bảo đảm đô thị hoá trải rộng trên phạm vi cả nước.
Về điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Ưu tiên đầu tư cho tăng trưởng kinh tế bền vững, khuyến khích đầu tư của xã hội vào vùng kinh tế trọng điểm.
2) Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được coi là một trong những đột phá chiến lược của tăng trưởng bền vững, gắn kết chặt chẽ với tiến bộ và công bằng xã hội, là một trong những yếu tố quyết định bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững
Phải thay đổi căn bản đào tạo nguồn nhân lực từ định hướng cung sang định hướng cầu của nền kinh tế, của các nhà đầu tư (doanh nghiệp) và yêu cầu việc làm của người lao động. Đột phá vào dạy nghề nhằm đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật cho nền kinh tế và phổ cập nghề cho người lao động để có cơ hội việc làm, tăng thu nhập,… Thiết lập hệ thống kết nối giữa hướng nghiệp - giáo dục và đào tạo, dạy nghề - thông tin thị trường lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm - doanh nghiệp, người sử dụng lao động,…
3) Tiếp tục giải phóng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo động lực mới để nguồn nhân lực phát huy tiềm năng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; tạo nhiều việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
Tăng đầu tư cho phát triển. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động, trước hết là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở ba miền, phát triển mạnh khu vực dân doanh, đặc biệt coi trọng phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến nông sản, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, làng nghề.,…
4) Cải cách căn bản chính sách tiền lương bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển bền vững
Chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh phải bảo đảm đủ sống của bản thân người lao động và gia đình, được hình thành theo quy luật của thị trường và do thị trường quyết định, phản ánh cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và mức độ cạnh tranh về việc làm;,..
5) Thực hiện tốt chăm sóc người có công
Tiếp tục điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi người có công trên cơ sở mức chi dùng bình quân đạt được của xã hội, cộng với sự chăm sóc của cộng đồng và tự vươn lên của đối tượng bảo đảm mức sống người có công đạt mức trên trung bình của xã hội.
6) Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng và linh hoạt, có thể hỗ trợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho toàn dân đều có cơ hội tiếp cận nhằm phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, không một ai bị gạt ra bên lề xã hội
Xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội hoàn chỉnh, theo nguyên tắc đóng - hưởng (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện, y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp). Bổ sung, sửa đổi các chế độ bảo hiểm xã hội còn bất hợp lý; điều chỉnh lương hưu, ưu tiên hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em vùng nông thôn nghèo và khó khăn, đồng bào dân tộc, miền núi; phát triển mạnh hệ thống dịch vụ hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em .
7) Thực hiện bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
Đảm bảo trên thực tế sự bình đẳng giới trong mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; thu hẹp khoảng cách giới, xoá bỏ định kiến về giới; thực hiện công bằng về cơ hội và hưởng thụ giữa nam và nữ trong phân phối tiền lương và thu nhập, phúc lợi xã hội và an sinh xã hội; tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo thực hiện bình đẳng giới trong những ngành, khu vực và vùng có sự bất bình đẳng và nguy cơ bất bình đẳng giới cao.
8) Tích cực và kiên quyết phòng chống tệ nạn xã hội, trước hết là tệ nạn nghiện hút, mại dâm
Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và xoá bỏ tệ nạn xã hội trong quá trình phát triển và hội nhập, đặc biệt là trong thanh thiếu niên; nhân rộng các mô hình hiệu quả chữa trị, cai nghiện và tái hoà nhập cộng đồng các đối tượng nghiện ma tuý, mại dâm; thực hiện tốt cuộc vận động “ xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội”.
9) Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo cơ hội cho mọi người dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm xã hội yếu thế, tiếp cập và thụ hưởng các chính sách, chương trình phát triển xã hội, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

Chính trị - p1Where stories live. Discover now