Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường

7.6K 3 0
                                    

LT 5.5.2 (5điểm): Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường (KTTT) từ Đại hội VI đến Đại hội VIII. Anh (chị) hãy:

a. Trình bày sự thay đổi nhận thức của Đảng về KTTT.

b. Trình bày tính tất yếu khách quan và sự cần thiết sử dụng KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .

Trả lời:

a.So vs thời kỳ trước đổi mới, nhận thức về kinh tế thị trường trong giai đoạn này có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.

Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

* Một là, kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

- Định nghĩa Kinh tế thị trường: Trong một nền kinh tế, khi các nguồn lực kinh tế, được phân bổ bằng nguyên tắc thi trường thì người ta gọi đó là Kinh tế thị trường. 

- Kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Do đó phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản. 

- Kinh tế thị trường có lịch sử phát triển lâu dài, đến nay nó biểu hiện rõ nhất trong chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa nói chung nên cũng không sản sinh ra kinh tế thị trường. Chỉ có kinh tế thị trường chủ nghĩa tư bản hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

- Kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa đều có chung bản chất, ra đời khi có đầy đủ 2 điều kiện: có sự phân công lao động xã hội và có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.

- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Chỉ có thể chế kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa hay cách thức sử dụng kinh tế thị trường theo lợi nhuận tối đa của chủ nghĩa tư bản mới là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản.

* Hai là, kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Kinh tế thị trường tồn tại khách quan ở các hình thái kinh tế XH, cho nên nó tồn tại không khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN.

- Kinh tế thị trường ra đời khi có đầy đủ 2 điều kiện: sự phân công LĐXH và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất.

- Ở VN có đầy đủ 2 điều kiện này. Sự phân công lao động ngày càng sâu và rộng, có nhiều hình thức sở hữu.

- Kinh tế thị trường ở VN được xác định là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo đinh hướng XHCN.

- Vai trò của kinh tế thị trường là thúc đẩy cạnh tranh, sản xuất.

* Ba là, có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Kinh tế thị trường tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Vì vậy, có thể cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

- Ở bất kỳ xã hội nào, khi lấy thị trường làm phương tiện có tính cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế, thì kinh tế thịt trường cũng có những đặc điểm chủ yếu sau:

     + Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ lãi tự chịu.

     + Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.

     + Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh.

     + Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

Với những đặc điểm trên, kinh tế thị trường có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội.

b.Tính tất yếu khách quan và sự cần thiết sử dụng KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

- Trước đổi mới, do chưa thừa nhận trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường nên chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế XHCN, đã thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu. Còn thị trường chỉ được coi là 1 công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch, do đó không cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH.

- Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ có thể dung cơ chế thị trường làm cơ sở phân bổ các nguồn lực kinh tế, dung tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỉ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thải cái lạc hậu, yếu kém.

Thực tế cho thấy, chủ nghĩa tư bản không sinh ra kinh tế thị trường nhưng đã biết thừa kế và khai thác có hiệu quả các lợi thế của kinh tế thị trường để phát triển. Thực tiễn đổi mới việc sử dụng kinh tế thị trường, làm phương tiện xây dựng CNXH.

...Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ