Kinh tế quốc tế

2.8K 13 3
                                    

Câu 2: Khái niệm và những xu hướng vận động chủ yếu của nền KTTG. Tác động của những xu hướng này đến việc hoạch đinh CS KTĐN của VN

Trả lời

1. Khái niệm

Nền KTTG là 1 hệ thống các nền KT của các QG, các tổ chức, các liên kết KTQT, các công ty đa quốc gia có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau thông qua quá trình phân công lao động quốc tế.

2. Những xu hướng vận động chủ yếu

Có 4 xu hướng chủ yếu, đó là:

a. Xu hướng toàn cầu hóa

- Quan điểm: Có 3 quan điểm khác nhau cho rằng:

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình phát triển mạnh các quan hệ KTQT trên qui mô toàn cầu, là sự mở rộng và gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền KT của các quốc gia → sẽ hình thành nên 1 nền KT toàn TG.

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình loại bỏ sự phân tách cách biệt về biên giới giữa các lãnh thổ của các QG.

+ Toàn cầu hóa là 1 quá trình loại bỏ các phân đoạn thị trường để đi đến 1 thị trường toàn cầu duy nhất.

- Chỉ tiêu đo lường tiêu chuẩn hóa

Độ mở của nền KT = (∑kim ngạch XK + ∑kim ngạch NK)/GDP * 100%

- Các yếu tố tác động đến toàn cầu hóa

+ Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải → sự thay đổi trong quan niệm không gian và thời gian.

+ Sự gia tăng mạnh mẽ của mức độ cạnh tranh QT.

+ Do sự xuất hiện với mức độ gay gắt của những vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều quốc gia cùng giải quyết như: ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nợ nần, an ninh…

+ Việc chấm dứt chiến tranh lạnh, giảm bớt thù địch, tăng cường sự hợp tác.

+ Xuất hiện những vấn đề về chiến tranh và hòa bình, về xung đột khu vực.

+ Thương mại toàn cầu đang có xu hướng ngày 1 gia tăng.

- Tác động của toàn cầu hóa đến nền KTTG.

So sánh khu vực hóa và toàn cầu hóa

Khu vực hóa

+ Hình thành 1 cơ cấu KTKV

Toàn cầu hóa

+ Tạo thành 1 nền KT thống nhất toàn cầu

+ Để khai thác 1 cách tối ưu các nguồn lực phát triển ở quy mô KV

+ Khai thác 1 cách có hiệu quả các nguồn lực ở quy mô toàn

+ Hình thành nên các rào cản KV

+ Các rào cản giữa các QG trong quan hệ KTQT sẽ được rỡ bỏ

→ Tác động của toàn cầu hóa đó là:

+ Điều chỉnh các quan hệ KTQT và làm cho gia tăng về mặt khối lượng và cường độ tham gia của các quan hệ KTQT.

+ Về mặt chính trị: nó có tác động làm thay đổi tương quan giữa các lực lượng chính trị trong nền KTTG, xuất hiện các giai cấp mới, các tập đoàn cùng các lực lượng xã hội trong nền KTTG.

Kinh tế quốc tếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ