(1984) Một nét ca trù ngày xuân

15 3 0
                                    

Sáng tác: Nguyễn Cường

Lời bài hát:

Đàn chim mùa xuân gọi thênh thang mây trời

Giọt sương mùa xuân gọi long lanh mắt ngời

Thiên nhiên đang gọi mùa xuân tới

Em trông đất trời xuân phơi phới

Lời ca mùa xuân mùa xuân đắm say

Nhìn nhau trong vòng tay mùa xuân ngất ngây  

Ư ư hự à ha hư...

Em trông muôn ngàn nụ xuân hé

Ai ngăn nổi mùa xuân tới

Thì rượu nắng đầy vơi cạn men đắm say

Nhìn nhau trong vòng tay mùa xuân ngất ngây  

Kìa lời ca mùa xuân mùa xuân đắm say

Nhìn nhau trong vòng tay mùa xuân ngất ngây 

Ư ư hự à ha hư...


1. Đôi lời về nhạc sĩ Nguyễn Cường

Nhạc sĩ Nguyễn Cường sinh năm 1943, người gốc Hà Nội. Ông, cùng với các nhạc sĩ Trần Tiến, Phó Đức Phương và Dương Thụ là bộ tứ thân thiết (4 người đều gốc Hà Nội nha), nổi tiếng với danh xưng "Bộ tứ sông Hồng". Các sáng tác của ông thường lấy đề tài về Tây Nguyên và Hà Nội với giai điệu phóng khoáng lấy cảm hứng từ âm nhạc truyền thống Việt Nam. 

2. Bài hát 

  Bài hát "Một nét ca trù ngày xuân" sáng tác năm 1984. Ổng thú nhận bài hát này ổng viết tặng bạn gái cũ 😙. Tính đến nay bài hát đã tồn tại 38 năm rồi (bằng tuổi lão idol tôi). Không thể phủ nhận sức sống mãnh liệt của nó. Khoảng 5 năm gần đây thì nó hết nhiệt rồi vì có nhiều bài sôi động phù hợp cho giới trẻ hơn chứ 10 năm trước cứ Tết là rộn ràng bài này ^^.

  Tác phẩm lấy cảm hứng từ nghệ thuật hát ca trù truyền thống Việt Nam (chứ cái này khum phải ca trù đâu nha các nội :>). Ca từ bài hát là lời hân hoan đón chào mùa xuân: "Ai ngăn nổi mùa xuân tới" ^-^. Các đoạn ngân nga "Ư ư hự à ha hư" rất đặc trưng của ca trù lồng ghép trong lời bài hát gợi lại tiếng hát ả đào đầy hoài niệm.

3. Một số bản phối nổi bật

  Đây là bản phối đầu tiên của bài hát do ca sĩ Thanh Loan thể hiện, sử dụng chủ yếu các nhạc cụ truyền thống. Tổng thể bài hát Thanh Loan thể hiện mang màu sắc dân ca nhiều hơn là ca trù. 



  Đầu năm 2013, Thanh Lam cùng nhóm nhạc 5 Dòng Kẻ hát bài "Một nét ca trù ngày xuân" trên kênh VTV3. Nửa đầu bài hát do Thanh Lam thể hiện, sử dụng những nhạc cụ truyền thống ( đàn nguyệt, phách,...) Dù tiếng đàn truyền thống lanh lảnh thường tạo cảm giác trầm lắng, thoát tục, (đôi khi bị nhàm), và tất nhiên là sẽ đánh bay tất cả các thể loại ca sĩ không đủ trình. Nhưng không làm khó được diva hàng đầu của Việt Nam - Thanh Lam. Cách luyến láy, nảy hạt của cô vẫn đậm chất ca trù nhưng vẫn đảm bảo những chuẩn mực trong nhạc nhẹ. Cả cách xử lí từng câu hát của cô cũng biến tấu không ngừng khiến tổng thể bài hát thú vị hơn hẳn.

  Nửa sau bài hát bắt đầu sử dụng cách phối khí hiện đại, các nhạc cụ hiện đại (guitar điện, trống,..) sôi động hơn. Đến phần hát của các cô gái 5 Dòng Kẻ thì ta mới cảm nhận rõ được độ khó của bài hát. Nếu không có tư duy xử lí thuộc loại giỏi mà hát bài này thì 100% trôi tuột. Ta có thể thấy rõ khi Thanh Lam cất giọng lên lần nữa là các cô bị lu mờ hẳn luôn. 😀



  Trong chương trình "Tết nghĩa là hi vọng 2018" của đài VTV phát sóng thường niên vào 30 Tết, diva Hà Trần và NSND Thuý Hường cũng hợp tác cùng nhà đài thực hiện MV "Một nét ca trù ngày xuân" vô cùng chất lượng ^^

  Mở đầu MV là 1 đoạn ngâm thơ bằng ca trù của NSND Thuý Hường gợi tả đúng tên bài hát: Một nét ca trù ngày xuân. Đó là 1 đoạn trong bài thơ "Chơi Tây Hồ"- Nguyễn Khuyến nhưng biến tấu lời đi 1 chút:

Yên thuỷ mang mang vô hạn cảm,
 Mong mỏi bạn tri âm.
Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm hoạ?
Gió hây hẩy nức mùi hương xạ,
Nhác trông lên vách phấn đã đôi bài.

  Về tổng thể bản phối này là sự kết hợp hài hoà giữa nhạc truyền thống và hiện đại. Các nhạc cụ Đông Tây kết hợp nhưng vẫn làm nổi bật được không khí Tết cổ truyền. Tất nhiên giọng hát tinh tế hoàn hảo của cô Hà không phải bàn cãi. Nửa đầu bài hát cô thể hiện nhẹ nhàng, phóng khoáng, không ca trù rõ như Thanh Lam, bản phối này cũng ko đậm chất truyền thống như nửa đầu bản của Thanh Lam nên không cần quá thể hiện kĩ thuật (có thể khiến người nghe mệt mỏi :(( ) 

  Tuy nhiên đến lới 2, đoạn nhạc lặp lại. Mà ta vẫn biết phong cách của cô là không bao giờ thích lặp lại 1 cách nhàm chán. Cô luôn luôn biết cách biến tấu tinh tế để bài hát thú vị hơn. Lời 2 (3:20) cô đã bắt đầu sử dụng kĩ thuật hát ca trù nhiều hơn. Không chỉ nảy hột, ém hơi rõ hơn mà cô còn sử dụng giọng mũi ở câu đầu tiên, loại giọng đặc trưng các ca nương rất hay dùng để hát ca trù (trong giáo trình nhạc nhẹ, giọng mũi phải hạn chế tối thiểu)



  Cuối T5/2018, bài hát "Một nét ca trù ngày xuân" lại xuất hiện trong album "Tùng Dương hát Nguyễn Cường" trong 1 tấm áo mới toanh: Rock (phối khí Phan Cường)

  Không còn những nhạc cụ truyền thống, tất cả thay bằng những tiếng trống sôi động và tiếng guitar điện sắc ngọt đậm chất rock, tạo điểm nhấn bằng tiếng piano giúp bản phối mềm mại hơn.

  Có lẽ chỉ có Tùng Dương, divo của làng nhạc Việt mới dám phá bỏ mọi giới hạn như vậy. Mà cũng vì táo bạo nên chú mới xứng đáng với danh hiệu Divo. Có thể mọi người sẽ nghĩ "Nếu không còn nhạc cụ truyền thống, vậy đâu còn ca trù nữa!" Không hẳn như vậy, giọng hát của chú cũng là nhạc cụ ấy chứ. Các kĩ thuật hát ca trù được Tùng Dương tái hiện lại rất hợp lí trên nền nhạc Rock. Quả là 1 sự kết hợp táo bạo đúng không! Nếu như bạn là 1 người ưa trải nghiệm, thích sự mới lạ thì không thể bỏ qua bản phối "Một nét ca trù ngày xuân" này được rồi ^^



https://www.youtube.com/watch?v=Y3x-Ny5isNk
: Đây là bản 4 diva Việt Nam: Thanh Lam, Hà Trần, Hồng Nhung và Mỹ Linh hát trong đêm nhạc Diva night Ngày Xanh năm 2016 với bản phối khí của nhạc sĩ Thanh Phương và Lưu Hà An.

https://www.youtube.com/watch?v=g-tTdOv-Pjg https://www.youtube.com/watch?v=3xAdmarEEB0: 2 bản phối nhạc điện tử khá bắt tai và dễ cảm nè ^^


Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 18, 2022 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Review các bài hát mùa xuân hay ơi là hay ^^Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ