[sửa] Đặc điểm

[sửa] Bất lợi

* Thời gian học dài: Người học chữ Trung Quốc phải có nhiều (hai ba năm) mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì nhanh và đơn giản hơn.

* Chữ viết phức tạp, nhiều nét: có những chữ trên hai mươi lăm nét.

* In sách báo tốn công vì rất rắc rối, phải sắp gần một vạn chữ vì không thể dùng ba bốn chục ký tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh.

* Không đánh được tín hiệu: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi dấu hiệu thay cho một chữ.

[sửa] Lợi

Cái lợi của chữ Trung Hoa cũng hiển nhiên:

* Khi nhớ mặt chữ của một từ thì người học rất khó quên được ý nghĩa của nó, chẳng hạn chữ an (安) gồm nữ (女 đàn bà) ở dưới miên (宀 mái nhà) nên có nghĩa là an (an ổn), hoặc chữ minh (明) gồm nhật (日 mặt trời) và nguyệt (月 mặt trăng) nên có nghĩa là sáng. Như vậy mỗi từ của Trung Hoa có tính chất sống động hơn từ của phương Tây và vì vậy đọc một bài thơ Trung Hoa viết bằng chữ Trung Hoa thì cảm thấy có ý nghĩa hơn, thú vị hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra chữ quốc ngữ. Cái thú còn tăng thêm gấp bội nếu ta thưởng thức được nét bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn "thư họa" (vẽ chữ) của Trung Hoa là bước đầu của môn hoạ, người Trung Hoa nào viết chữ đẹp cũng được xem giống như một hoạ sĩ.

* Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông..., mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...

Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này mà rất nhiều Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu Châu, Mỹ Châu, dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác nhưng vẫn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.

Nhưng đối với những người chưa biết nhiều về chữ Hán, thì thường có một quan niệm sai lầm là họ cứ tưởng rằng chữ hán rất khó học. Thật ra không hoàn toàn đúng, nếu so sánh với việc học chữ Anh, thật ra chữ Hán dễ học hơn chữ Anh. Lý do thật đơn giãn vì người học chữ Hán chỉ cần nhớ được 3 ngàn chữ đơn là có thể đọc viết được các loại sách báo & tạp chí, trong khi người học chữ Anh thì cần phải nhớ 50 ngàn từ ... ... ... Vả lại biên soạn & in ấn chữ Hán không còn khó khăn như xưa bởi sự trợ giúp của máy vi tính, người thông thạo gõ chữ hán có thể gõ được từ 60 ~ 200 chữ trong 1 phút.

[sửa] Chữ Hán ở các nước

[sửa] Trung Quốc

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 27, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chu Trung QuocNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ