#2: Tình nhân - MaiAna2000

250 12 7
                                    

Thật ra thì mình đọc xong truyện của bạn đầu tiên, tuy nhiên mình muốn đọc lại thêm vài lần trước khi viết cảm nhận nên đã hơi rề rà.

Cảm giác đầu tiên khi mình đọc "Tình nhân" đó là mình thấy rất quen. Không phải kiểu đã đọc đâu mà là kiểu nhân vật này hình như có liên quan gì đó đến Oscar Wilde và Alfred Douglas. Tất nhiên, bá tước Lascelle Craven không đanh đá bằng Oscar Wilde và Freud thì tử tế hơn Alfred Douglas.

Để nói về ưu điểm trong truyện thì mình có thiện cảm với các bạn miêu tả mọi thứ lẫn cấu trúc truyện. Bạn khác biết cách triển khai một one-shot, tức là ngay từ đầu bạn xác định được nội dung có những gì rồi tìm được hướng diễn đạt phù hợp. Vì truyện có nội dung đơn giản, cho nên mình hiểu bạn đầu tư vào hành văn. Từ đoạn đầu tiên mình có ấn tượng là bạn sử miêu tả rất kỹ, hơn nữa còn miêu tả bằng ngôn ngữ rất bóng bẩy, hoa mỹ hợp với không khí lẫn bối cảnh truyện. Mình đã đọc một vài truyện lấy bối cảnh tương tự, tác giả nhận là văn phong phương Tây, nhưng nhìn chung không nhiều người có được tính nhất quán từ thoại đến lời văn như bạn. Cách bạn dùng các phép so sánh, hoán dụ đều ổn. Mình khá thích đoạn bạn miêu tả Lascelle và Freud ở nhà Freud, nó nhẹ nhàng, tình tứ, quyến rũ (dù hơi thiếu tí hoang đàn và trụy lạc giống như Oscar Wilde ngoài đời thực). Để phàn nàn về truyện của bạn thật sự không dễ, nếu không đọc kỹ, thế nên mình đã đọc khoảng ba lần cho chắc chắn. Và mình nhận ra là truyện có vài chỗ hơi bất hợp lý:

Nhân vật quản gia: Mình nghĩ nhân vật này hoàn toàn thất bại, nhất là ở phần thoại. Richard là quản gia, không phải quản lý của Lascelle. Thế nhưng nếu đọc phần thoại của nhân vật này thì bạn sẽ thấy ông ta can thiệp quá nhiều vào đời tư của Lascelle – một chuyện khá tối kỵ đối với bối cảnh quý tộc Anh thời Victoria. Một điểm thiếu thuyết phục khác ở Richard, đó là ông ta gần như xổ toẹt hết mọi thứ về chủ cho một người xa lạ như Colin Manvers ngay lần đầu gặp mặt, điều này cũng không hợp lý với cương vị quản gia. Mình có cảm giác thoại của Richard thực tế là lời của tác giả hơn là lời của nhân vật.

Nhân vật Freud: Mình đọc và đã mong đợi đến đoạn cuối sẽ có một cao trào nào đó nếu không liên quan đến cái chết của Freud thì chí ít cũng là cảm xúc của Lascelle. Nhưng thú thật là mình thấy Freud quá mờ nhạt, đến cả cái chết của Freud cũng vậy – dù đáng ra để khiến Lascelle héo hon tiều tụy thì nó phải rất ám ảnh. Tuy nhiên, đáng tiếc là bạn chưa thể hiện được điều này. Mình cứ đọc và mình chỉ biết rằng hai nhân vật yêu nhau thắm thiết, song vì sao mối tình này lại là bi kịch thì mình chưa hiểu được. Với cách miêu tả của bạn về Lascelle lẫn mối quan hệ với Freud thì chuyện bị đám tiếu dạng tin đồn thất thiệt chưa đủ để đẩy Freud đến đường cùng. Lascelle là bá tước, còn Freud là nhà văn và họ thừa biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì khi qua lại với nhau, nên thật kỳ quặc khi Freud có can đảm ở bên Lascelle rồi bỗng nhiên đi tự sát. Nếu bạn làm rõ hơn về áp lực cuộc sống của Freud, nỗi đau khổ của nhân vật... thì chi tiết này sẽ ấn tượng và thuyết phục hơn.

Một số đoạn bạn dùng từ cũng chưa ổn lắm:

"Tiếng mưa lạnh lùng át đi tiếng bánh xe gõ lọc cọc trên mặt đường lát đá xám,..."

Bánh xe không xuống mặt đường, cái gõ xuống mặt đường là móng ngựa (thường được bịt sắt). Chính xác chỗ này phải là "bánh xe gỗ lăn trên mặt đường."

"Bên ngoài, tiếng của người xà ích rời rạc thét lên giữa âm thanh cuồng nộ của mưa lớn."

Đặt trong những ngữ cảnh mình tưởng tượng ra được thì tiếng thét rời rạc cũng khá lạ. Vì thực tế thì khi hét lên để nói chuyện hay chào ai đó thì thường đó sẽ phải là một câu liền mạch chứ không thể là tiếng rời ra được. Nếu bạn muốn diễn tả tiếng người lẫn giữa tiếng mưa gió thì từ lạc lõng sẽ phù hợp hơn.

".... Lascelle cất một giọng khàn khàn như người bị hen suyễn, cơn bạo bệnh đã lấy đi sức khỏe của ngài và để lại một cơ thể yếu ớt và rời rạc không khác gì lá mùa thu."

Câu trên vừa bị lỗi lặp từ "và...và" vừa dùng sai từ. Rời rạc đi với mùa thu đã không phù hợp rồi, huống hồ là dùng miêu tả thể trạng của một người. Mình nghĩ sử dụng từ "rệu rã", "héo hon" hoặc thay đổi lại cách diễn đạt sẽ ổn hơn.

Và suốt cả truyện có kha khá lỗi kiểu này. Mình có cảm giác bạn chưa thực sự hiểu đúng nghĩa của từ, hoặc có thể do bạn hơi phiêu với cảm xúc nên không để ý đọc lại câu? Giải pháp khắc phục thì mình nghĩ là bạn có thể tham khảo qua từ điển đối với những từ mà bạn còn nghi ngờ về nghĩa.

Điểm cuối cùng mà mình nghĩ cần góp ý, đó là dù truyện đọc mượt mà, văn phong ổn, nhưng mình vẫn thấy hơi bị gồng. Kiểu như tác giả không thực sự thoải mái khi viết, có lẽ do bạn lựa chọn cách diễn đạt hoa mỹ nên bạn phải đưa vào những hình ảnh so sánh, từ ngữ, câu văn phức tạp. Thế nên khi đọc lên, nhiều đoạn rất rối, quá tải thông tin không cần thiết. Nó gần như xuất phát từ việc nhồi nhét quá nhiều phép tu từ. Nếu vẫn theo đuổi cách viết này thì bạn sẽ khó mà áp dụng được vào truyện dài, khi mà bạn có cốt truyện phức tạp hơn, nhiều nhân vật lẫn tình tiết hơn.

Trên đây là cảm nhận của mình đối với truyện "Tình nhân", hi vọng có ích cho bạn. Chúc bạn viết tốt. 

Vous avez atteint le dernier des chapitres publiés.

⏰ Dernière mise à jour : Feb 23, 2020 ⏰

Ajoutez cette histoire à votre Bibliothèque pour être informé des nouveaux chapitres !

THE REVIEWER - Review dạoOù les histoires vivent. Découvrez maintenant