Phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX

24K 5 6
                                    

 Hồ CHí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động.

-         Xã hội Viêt Nam trước khi Pháp xâm lược là xã hội phong kiến độc lập với một nền nông nghiệp lạc hậu, trì trệ. Chính quyền nhà Nguyễn đã thi hanh chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, phản động… không mở ra khả năng cho Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới. Vì vậy đã không phát huy thế mạnh của dân tộc và đất nước, không tạo tiền lực vật chất và tinh thần đủ sức bảo vệ Tổ quốc, chống lại âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.

-         Khi thực dân Pháp sang xâm lược tại Việt Nam(1958) va hiệp định Patonot được kí kết, Xã hội Việt Nam bước sang giai đoạn mới và trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Xuất hiện mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc Việt Nam với thực dân xâm lược, giữa địa chủ với nông nô trên nền xã hội cũ. Các phong trào vũ trang của nhân dân chống Pháp nổi lên rầm rộ và lan rộng khắp cả nước.lãnh đạo họ là các sĩ phu văn thân mang ý thức hệ phong kiến nhưng cuối cùng đều thất bại.

-         Đầu thế kỉ XX xã hội Việt Nam khủng hoảng về đường lối cứu nước. Các cuộc khởi nghĩa của nông dân và phong trào yêu nước dưới thời kì này đều thất bại hoặc chìm trong bể máu.

Sinh ra trong bối cảnh nước mất nhà tan và lớn lên trong phong trào cứu nước của dân tộc, Hồ Chí Minh đã tìm ra nguyên nhân thất bại và sớm hình thành ý định ra đi tìm đường cứu nước – con đường đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với tư tưởng: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc phải đi theo con đường mới. “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 15, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XXNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ