quản trị

455 2 0
                                    

Quyết định quản trị có các đặc điểm

Các quyết định quản trị trực tiếp hướng vào các tổ chức; chỉ có nhà quản trị mới ra quyết định.

Các quyết định quản trị có thể làm cản trở sự hoạt động bình thường hoặc làm phát triển hoạt động của hệ thống bị quản trị.

Các quyết định quản trị liên quan đến việc sử dụng những thông tin về vấn đề cần phải giải quyết.

Các quyết định quản trị được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết về tính khách quan của sự vận động và phát triển của hệ thống bị quản trị.

Các chức năng của các quyết định quản trị

Chức năng định hướng về mục tiêu của tổ chức.

Chức năng đảm bảo các nguồn lực.

Chức năng hợp tác và phối hợp các bộ phận trong tổ chức.

Phân loại các quyết định quản trị

Phân loại theo tính chất của các quyết định: Quyết định chiến lược, Quyết định chiến thuật, Quyết định tác nghiệp.

Phân loại theo thời gian thực hiện: Quyết định dài hạn, Quyết định trung hạn, Quyết định ngắn hạn.

Phân loại theo phạm vi thực hiên: Quyết định toàn cục, Quyết định bộ phận, Quyết định chuyên đề.

Phân loại theo khía cạnh khác nhau trong hoạt động của tổ chức: Quyết định kỹ thuật, Quyết định tổ chức, Quyết định kinh tế, Quyết định xã hội.

Những yêu cầu đối với quyết định quản trị

Phải có căn cứ khoa học

Phải thống nhất, tuân theo các quy định, thể chế chung

Phải đúng thẩm quyền

Phải có định hướng

Phải thật cụ thể về mặt thời gian

Phải có định hướng

Phải thỏa mãn các yêu cầu kịp thời.

Quá trình ra quyết định

Bước 1: biết chắc là có nhu cầu quyết định.

Bước 2: nhận rõ tiêu chuẩn của quyết định

Bước 3: lượng hóa các tiêu chuẩn

Bước 4: phát hiện những khả năng lựa chọn

Bước 5: đánh giá các khả năng

Bước 6: lựa chỿn khả năng tối ưu nhất

Nếu đã đến lúc bạn phải thừa nhận rằng mình không đủ khả năng làm tất cả mọi việc, thì hướng dẫn này có thể giúp bạn xác định bạn cần những ai trong đội ngũ điều hành công ty, tìm họ ở đâu và tuyển dụng họ như thế nào.

Trong những ngày đầu tiên vận hành doanh nghiệp của mình, điều hoàn toàn tự nhiên là bạn sẽ cố tự làm càng nhiều việc càng tốt. Đây là cách làm việc hiệu quả nhất về chi phí, thuận tiện và hiển nhiên trong thời gian đầu lập nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp của bạn lớn mạnh, bạn sẽ thấy mình bị kéo căng ra để làm việc. Cuối cùng, bạn sẽ thấy mình không thể tiếp tục giám sát sản xuất, bán hàng, kế toán, hiệu quả làm việc và tiếp thị, trong khi lại vừa muốn quản lý phát triển doanh nghiệp của mình.

quan tri hocWhere stories live. Discover now