phan biet giua tai san va nguon von

5.3K 1 1
                                    


Cũng theo tiêu đề và một chút ít hiểu biết về kinh tế thị trường và con đường làm giàu.Mình xin có vài ý kiến mong các bạn cùng nhận xét.
1- Để làm giàu thì có rất nhiều cách và quan trọng hơn là con người phải tận dụng được những cơ hội đã đến với mình.
2- Để làm giàu thì các bạn phải có một căn bản về kinh tế học và xã hội sống
3- Để làm giàu thì mỗi chúng ta phải biết sử dụng lao động thật giỏi và điều hành về nó thật khoa học.
4- Để làm giàu thì bạn phải có một ý trí và một niềm đam mê công việc của mình
5- Phải tận dụng tất cả các yếu tố trên thì mới có thể nghĩ đến mình sẽ giàu
=> Khi các bạn giàu rồi thì chúng ta mới có những ý tưởng tiếp theo như là thành lập hội giống như hội doanh nghiệp trẻ HN hay những hội doanh nghiệp khác,khi đó chúng ta mới giúp ích được cộng đồng.
=> Mình chỉ thắc mắc một điều là các bạn đã hiểu định nghĩa " Giàu" nó là cái gì chưa? Nếu hiểu được nó rồi thì các bạn sẽ biết mình đã nói đúng hay nói sai.

Sưu tầm trên mạng share lại cho bà con ^^
Nói cho dể hiểu là: Tài sản là nhưng thứ mình đang sở hữu VD trong túi đang có 1tr. Nguồn vốn là nguồn
hình thành lên tài sản, nó trả lời cho câu hỏi là tài sản trên ở đâu ra VD 1tr ở trong túi là do gia đình mới
gửi lên.
/////////////////////////////////////////////////////
tài sản bao gồm tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác; tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong đó có cả tài sản cố định thuê tài chính nữa. còn nguồn vốn bao gồm các khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu(nguồn vốn , các loại quỹ) và tổng tài sản phải bằng tổng nguồn vốn
//////////////////////////////////////////////
- Để dễ hiểu thì như mọi người cũng nói rồi, TS đượp phản ánh ở nhóm TK 1,2 , NV là nhóm 3,4 trên bảng CĐKT. Ví dụ thì cũng tương tự như ví dụ của chị Biển.
- Còn để hiểu văn vẻ hơn một chút, bạn tham khảo CM chung. Nó cũng ngắn mình trích luôn:
"Tình hình tài chính
18. Các yếu tố có liên quan trực tiếp tới việc xác định và đánh giá tình hình tài chính là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.
Những yếu tố này được định nghĩa như sau:
a/ Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
b/ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
c/ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả.
19. Khi xác định các khoản mục trong các yếu tố của báo cáo tài chính phải chú ý đến hình thức sở hữu và nội dung kinh tế của chúng. Trong một số trường hợp, tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng căn cứ vào nội dung kinh tế
của tài sản thì được phản ảnh trong các yếu tố của báo cáo tài chính. Ví dụ, trường hợp thuê tài chính, hình thức và nội dung kinh tế là việc doanh nghiệp đi thuê thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản thuê đối với phần lớn thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản, đổi lại doanh nghiệp đi thuê có nghĩa vụ phải trả một khoản tiền xấp xỉ với giá trị hợp lý của tài sản và các chi phí tài chính có liên quan. Nghiệp vụ thuê tài chính làm phát sinh khoản mục "Tài sản" và khoản mục "Nợ phải trả" trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đi thuê.
Tài sản
20. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra.
21. Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản được thể hiện trong các trường hợp, như:
a/ Được sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp với các tài sản khác trong sản xuất sản phẩm để bán hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng;
b/ Để bán hoặc trao đổi lấy tài sản khác;
c/ Để thanh toán các khoản nợ phải trả;
d/ Để phân phối cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.
22. Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng,máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
23. Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết
kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế.
24. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất,
được cấp, được biếutặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản.
25. Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản.Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng.
Nợ phải tr
26. Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc
phát sinh các nghĩa vụ pháp lý.
27. Việc thanh toán các nghĩa vụ hiện tại có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như:
a/ Trả bằng tiền;
b/ Trả bằng tài sản khác;
c/ Cung cấp dịch vụ;
d/ Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác;
đ/ Chuyển đổi nghĩa vụ nợ phải trả thành vốn chủ sở hữu.
28. Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.
Vốn chủ sở hữu
29. Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản.
a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước;
b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành;
c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn;
d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ;
e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm:
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng;
+ Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo.
g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần."

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 21, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

phan biet giua tai san va nguon vonNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ