3.Phân tích những nội dung của tư tưởng HCM về vấn đề dân tộc

26.2K 15 4
                                    

Câu 3

Dân tộc là một vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc không phải là vấn đề dân tộc nói chung mà vấn đề dân tộc thuộc địa.
 Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách thống trị, áp bức bóc lột thực dân, thành lập nhà nước độc lập.
 Vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản, có sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn ở các nước thuộc địa, nhất là ở Việt Nam .
 Nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
      a. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm cho tất cả các dân tộc
 Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một khát vọng cháy bỏng giành lại độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. Người từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất  cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Tiếp cận với bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của nước Pháp, Người đã tiếp thu những nhân tố giá trị của chúng và khái quát lên chân lý về quyền của các dân tộc “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Mục tiêu đấu tranh Người đặt ra trước hết là phải giành lại độc lập, tự do:
 Đầu năm 1919, Người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi đến Hội nghị Vécxây bản Yêu sách 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Bản yêu sách chưa đề cập đến vấn đề độc lập hay tự trị mà mới chỉ tập trung vào hai nội dung cơ bản:
 Một là, đòi quyền bình đẳng về pháp lý cho người Đông Dương như đối với người Châu Âu. Cụ thể là xoá bỏ các toà án đặc biệt dùng để đàn áp và khủng bố những bộ phận trung thành nhất trong nhân dân; xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ tạo ra các đạo luật.
 Hai là, đòi các quyền tự do, dân chủ tối thiểu cho nhân dân, gồm có tự do ngôn luận, báo chí; tự do hội họp; tự do cư trú…
Bản yêu sách đã không được bọn đế quốc chấp nhận, từ đó Người rút ra bài học: Muốn được giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
 Tại Hội nghị thành lập Đảng năm 1930 do Hồ Chí Minh đứng ra tổ chức, trong văn kiện của Đảng do Người trực tiếp soạn thảo đã xác định mục tiêu chính trị là: “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập”.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5/1941), Hội nghị đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trên hết. Tháng 6/1941, Người viết thư kính cáo đồng bào, trong thư chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn tất thảy” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, trang 198)
 Người chỉ đạo thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, ra báo Việt Nam độc lập, soạn thảo và công bố mười chính sách của Việt Minh với mục tiêu đầu tiên là: Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền.
 Tháng 7/1945, khi thời cơ khởi nghĩa đang đến gần, Hồ Chí Minh nêu rõ quyết tâm: “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Người long trọng khẳng định quyền và quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, trang 4).
- Độc lập tự do trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn cho thấy, khi đã giành lại độc lập tự do cho dân tộc, sẽ quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ độc lập tự do:
 Sau khi tuyên bố nền độc lập của nước ta, với cương vị của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã gửi thư và điện văn tới tổ chức Liên Hợp Quốc và chính phủ các nước trịnh trọng tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, trang 469).
 Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ trong toàn quốc, Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”             (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, trang 480).
 Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (17.6.1966), Người nêu ra chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”         (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 12, trang 108).
    Tóm lại, độc lập tự do là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh của dân tộc Việt Nam và cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
b. ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước.
 Năm 1924, Nguyễn ái Quốc nhận định và phân tích: ở xã hội Đông Dương, ấn Độ, Trung Quốc, cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây. Bởi vì, theo Người thì ở thời Trung cổ, thời kỳ Cận hiện đại, cấu trúc kinh tế của hai loại hình xã hội không giống nhau. ở thời trung cổ, chế độ phong kiến ở các nước phương Tây thuộc loại hình phong kiến cát cứ, quyền lực trong xã hội bị phân tán bởi các lãnh chúa phong kiến ở địa phương. Còn ở các nước phương Đông, chế độ phong kiến thuộc loại hình phong kiến tập quyền, mọi quyền lực trong xã hội tập trung trong triều đình phong kiến trung ương, đứng đầu là nhà vua. Trong thời kỳ cận hiện đại, các nước phương Tây đã trải qua thời kỳ dài phát triển lên chủ nghĩa tư bản. ở các nước này mâu thuẫn giai cấp hết sức sâu sắc và trở thành đối kháng. Trong khi đó, các nước phương Đông đang là thuộc địa và phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc. ở đây đã xuất hiện các yếu tố tiền TBCN, sự phân hoá giai cấp mới diễn ra.
Vì thế, Nguyễn ái Quốc khẳng định: ở các nước phương Đông, đấu tranh giai cấp không quyết liệt như ở phương Tây, sự xung đột quyền lợi giữa các giai cấp bị giảm thiểu. ở các nước thuộc địa, các giai cấp có sự tương đồng “dù là địa chủ hay nông dân, họ đều là người nô lệ mất nước…”
Với sự phân tích trên, Nguyễn ái Quốc đã khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa phương Đông, “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”.
 Chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn ái Quốc nói ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân Việt Nam, những người Cộng sản phải nắm lấy và phát huy. Người cho đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời.
 c. Kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề Dân tộc với vấn đề giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
    Học thuyết Mác- Lênin đã nêu ra các quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sách lược của các Đảng cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Gắn vấn đề dân tộc với vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản, thực hiện sự liên minh giữa cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước chính quốc với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa. Nhưng xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của cách mạng vô sản ở châu Âu, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin tập trung nhiều hơn vào vấn đề giai cấp và nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.
Tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin lại phải biết vận dụng sáng tạo lý luận ấy vào cách mạng giải phóng ở thuộc địa, phù hợp với đặc điểm lịch sử-xã hội của mỗi nước, Hồ Chí Minh đã đáp ứng được yêu cầu đó.
- Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH:
    Vấn đề này trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa các mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Đây cũng là một nội dung của sự kết hợp vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp.
 Ngay từ đầu những năm hai mươi, Người đã cho thấy sự gắn bó thống nhất sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản:       “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 1, trang 416)
Trong Cương lĩnh đưa ra trong Hội nghị thành lập Đảng, Nguyễn ái Quốc nêu rõ: “Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 3, trang 3)
Năm 1960, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 10, trang 128)
 Có độc lập dân tộc rồi, phải đi lên CNXH để đem lại hạnh phúc cho nhân dân, tự do cho con người, phải làm cho dân giàu nước mạnh, người dân phải trở thành người chủ thật sự của đất nước. “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”                (Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 4, trang 56)
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế:
 Đó là tư tưởng độc lập cho dân tộc mình, đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc. Theo người, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của các dân tộc. Đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc mình đồng thời phải tôn trọng độc lập tự do của dân tộc khác, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc của dân tộc khác.
 Bản thân Hồ Chí Minh tích cực thực hiện quan điểm này

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 07, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

3.Phân tích những nội dung của tư tưởng HCM về vấn đề dân tộcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ