Câu 2 văn hóa, du lịch là gì

8.9K 7 1
                                    

Khái niệm văn hóa và du lịch

Theo UNESSCO văn hóa hôm nay có được coi là tổng thể những nét riêng biệt về vật chất và tư tưởng, trí tuej và cảm xúc, nó quyết định tính cách của 1 xã hội hay của 1 nhóm người trong xã hội. Nó bao gồm: nghệ thuật, văn chương, lối sống, quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, ý thức được bản thân và biết mình là 1 phương án chưa hoàn thành để đặt ra, xem xét bản thân,tìm tòi ko biết mệt mỏi mới có.

Văn hóa là hệ thống hữu cơ giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, qua tác động giữa con người – môi trường tự nhiên - XH

Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu trữ khách du lịch

Theo luật du lịch VN: DL là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định

Quan hệ giữa văn hoá và du lịch

Văn hoá trong du lịch ở nước ta vừa như là mục tiêu mang tính định hướng, vừa như là một quan điểm khẳng định rằng, văn hoá là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam

Xét theo phạm trù văn hoá xã hội, du lịch là một hoạt động văn hoá cao cấp của con người. Bởi văn hoá là mục đích mà du lịch hướng tới, là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch. Dù người đi du lịch nhằm mục đích gì hoặc theo phương thức nào thì mục đích cuối cùng là nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân, để cảm nhận, thụ hưởng những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra ở một xứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ

Mối quan hệ mật thiết giữa văn hoá và du lịch được thể hiện qua các khía cạnh:

  Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch. Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể, văn hoá phi … Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn cụ thể là: các di tích lịch sử - văn hoá; hàng lưu niệm; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật.

Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển. Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương. 

Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá còn được biểu hiện qua hành vi ứng xử, đạo đức trong phục vụ, hay trong giao dịch kinh doanh du lịch. Thực chất của mối quan hệ giữa văn hoá với kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng đã được khẳng định. Nói cách khác, hành vi kinh doanh muốn có đư ợc thành công phải đư ợc thực hiện một cách văn hoá. Có thể gọi chung là nghệ thuật kinh doanh hay văn hoá kinh doanh. 

Xét ở một khía cạnh khác, mối quan hệ mật thiết này được thể hiện: nếu muốn phát triển du lịch cần phải có một môi trường du lịch tốt. Tri thức, thông tin xã hội, cách ứng xử, hiểu biết tâm lý du khách…là những động lực hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển du lịch.

Ngược lại đối với văn hoá, du lịch cũng thể hiện một vai trò hết sức quan trọng trong mối quan hệ này. Du lịch trở thành phương tiện để truyền tải và trình diễn các giá trị văn hoá của một địa phương, một dân tộc để mọi khách du lịch trong nước và quốc tế khám phá, chiêm ngưỡng, học tập và thưởng thức.

Nhờ có du lịch mà sự giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, các quốc gia được tăng cường và mở rộng.

Du lịch còn là phương tiện để đánh thức và làm trỗi dậy các giá trị văn hoá dân tộc đang bị chìm lắng hoặc mai một dần theo thời gian trước những biến cố của lịch sử. Đấy có thể là các công trình kiến trúc cổ, một tập quán sinh hoạt, một làn điệu dân ca, một món ăn dân tộc... thể hiện trình độ mỹ thuật văn hoá, kỹ thuật của các thời đại đã qua. Nhờ có du lịch mà các tài sản văn hoá đó được khôi phục, khai thác và tôn tạo, phục vụ cho nhu cầu được thẩm nhận những giá trị của những di sản đó.

Xét ở góc độ kinh tế, nhờ có du lịch đã tạo ra một nguồn thu nhập cho phép các địa phương tích luỹ và phát triển kinh tế – xã hội; trong đó có văn hoá. Nhờ đó các tài sản văn hoá được bảo vệ, tu sửa, tôn tạo đồng thời với việc xây dựng mới các cơ sở văn hoá và làm phong phú thêm các giá trị văn hoá đương đại. Chính vì văn hoá và du lịch có mối quan hệ tương tác/lẫn vào nhau như vậy nên văn hoá và du lịch không thể tách rời nhau và càng không thể đối lập nhau.

du lịch mặc dù là một ngành kinh tế trong đó bao hàm nội dung hoạt động kinh tế, nhưng về tổng thể du lịch là một hoạt động văn hoá - một sinh hoạt văn hoá xã hội của loài người. 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Dec 06, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Câu 2 văn hóa, du lịch là gìWhere stories live. Discover now