C1:Phong trao yeu nuoc TK 19-20

13.9K 2 8
                                    

Câu 1: Phân tích các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ý nghiã của các phong trào đó đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Trả lời

1.1). Các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

1.1.1). Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884 Pháp chính thức đặt ách thống trị trên toàn cõi nước ta. Năm 1883 triều đình phong kiến Nhà Nguyễn ký hiệp uớc Ác_măng, năm 1884 ký hiệp uớc Patơnốt, đầu hàng thực dân Pháp, song nhân dân ta vẫn nổi dậy đấu tranh chống thực dận Pháp xâm lược một cách mạnh mẽ. Tiêu biểu là các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản của các sĩ phu yêu nước Việt Nam.

a). Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản.

* Phong trào yêu nước Cần Vương ( 1885 - 1896)

- Phong trào đấu tranh vũ trang Cần vương do vua Hàm Nghi và Tô Thất Thuyết lãnh đạo, đã mở cuộc tấn công vào trại lính Pháp tại kinh thành Huế (1885) nhưng thất bại.

+ Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy chốn ra Tân Sở ( Quảng Trị) và hạ chiếu "Cần Vương", sau đó Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển mạnh mẽ nhất là ở Bắc kỳ, Bắc Trung kỳ với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như:

∙ Khởi nghĩa "Ba Đình" ( 1881 - 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng.

∙ Khởi nghĩa "Bãi Sậy" ( 1883 - 1892) của Nguyễn Thiện Thuật.

∙ Khởi nghĩa "Hương Khê" ( 1885 - 1895) của Phan Đình Phùng.

Tuy nhiên tất cả các cuộc khởi nghĩa này đều thất bại, năm 1896 phong trào yêu nước Cần Vương chấm dứt.

* Khởi nghĩa Yên Thế - Bắc Giang ( 1884 - 1913).

- Đây là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, nghĩa quân Yên Thế đã đánh thắng Pháp nhiều trận, gây cho chúng nhiều thiệt hại, những cuộc khởi nghĩa này còn nhiều hạn chế nên nhanh chóng bị Thực dân Pháp dàn áp, dập tắt, năm 1913 cuộc khởi nghĩa chấm dứt.

* Phong trào Đông Du ( 1906 - 1908).

- Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, ông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài ( chủ yếu là Nhật Bản), để đánh đuổi Thực dân Pháp nhưng không thành công, năm 1908 phong trào này kết thúc.

* Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - Phan Châu Trinh. Tiêu biểu là việc thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội và cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ.

- Ông chủ trương dùng những cải cách văn hoá, mở mang dân trí, nâng cao dân khí, phát triển kinh tế theo hướng TBCN trong khuôn khổ hợp pháp, làm cho dân giàu nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho Việt Nam, nhưng không thành công.

b).Nguyên nhân thất bại

- Thất bại của các phong trào yêu nước Cần Vương và cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế, đã chứng tỏ rằng giai cấp phong kiên và hệ tư tưởng phong kiến Việt Nam không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước và giải quyết thành công nhiệm vụ giành độc lập dân tộc mà lịch sử đặt ra.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Nov 15, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

C1:Phong trao yeu nuoc TK 19-20Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ