uct hp3 THUỐC NỔ

7.2K 5 0
                                    

BÀI 2 : THUỐC NỔ

-------------------------------------

I. THUỐC NỔ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GÂY NỔ.

1. Khái niệm, tác dụng, yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

Trung Quốc là nước đầu tiên phát minh ra thuốc nổ, ở thế kỷ XVI. Thuốc nổ sơ khai đầu tiên là các chất dễ cháy kết hợp với các chất có khả năng hoạt tính cao như lưu huỳnh, diêm tiêu, than củi... Sau đó phát minh này được truyền bá sang châu Âu, nhờ có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn nên thuốc nổ được phát triển mạnh ở châu Âu và lan rộng trên toàn thế giới.

a - Khái niệm thuốc nổ.

Thuốc nổ là một chất hoặc hỗn hợp hoá học gồm các phần tử không bền, khi bị kích thích có thể đột nhiên biến hóa rất nhanh tạo thành phản ứng nổ, sinh ra một lượng hơi lớn có áp suất cao với nhiệt lượng và nhiệt độ lớn, biến thành công cơ học, có khả năng phá hoại và làm thay đổi trạng thái các vật thể xung quanh.

- Tốc độ truyền nổ rất nhanh: 2000 - 8000 m/s.

- Tỏa ra nhiều nhiệt: 15000C - 45000C, và hàng nghìn Kilôcalo.

- Tạo ra nhiều khí: 1 Kg Thuốc nổ sinh ra từ 600 đến 1000 lít khí.

- Phản ứng sinh ra lửa, tiếng nổ và sóng xung kích với áp xuất cao đến 200.000 Kg/cm2. Uy lực của thuốc nổ phát triển ra xung quanh, làm phá vỡ môi trường xung quanh, phạm vi uy lực nổ được chia thành: Phạm vi ép, phạm vi phá hoại và phạm vi chấn động.

b- Tác dụng của thuốc nổ.

- Thuốc có sức phá hoại lớn nên có thể sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến đấu, công sự vật cản của địch...

- Sử dụng thuốc nổ để phá đất, phá đá, làm công sự, khai thác gỗ...

c. Yêu cầu khi sử dụng thuốc nổ

- Phải căn cứ vào nhiệm vụ, cách đánh, tình hình địch, địa hình, thời tiết và lượng thuốc nổ hiện có để quyết định cách đánh cho phù hợp.

- Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm nổ.

- Đánh đúng mục tiêu, đúng khối lượng, đúng lúc, đúng điểm đặt.

- Dũng cảm, bình tĩnh, hiệp đồng chặt chẽ với xung lực, hoả lực.

- Bảo đảm an toàn.

2. Một số loại thuốc nổ thường dùng

a- Thuốc nhạy nổ (thuốc gây nổ ).

Có đặc tính cơ bản là rất nhạy nổ với tác động bên ngoài. Khi nổ dù một lượng rất nhỏ, nếu trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc nổ khác, nó sẽ gây nổ thuốc nổ khác; loại thuốc này dễ hút ẩm, khi bị ẩm sức gây nổ kém và nó tác dụng mạnh với Axít ( nhất là A xít đặc ) tạo ra phản ứng nổ.

Thuốc nhạy nổ bao gồm:

- Phuyminát thuỷ ngân (sét thuỷ ngân): Hg(OCN)2

+ Nhận dạng: Tinh thể màu trắng hoặc xám tro, khó tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước sôi.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 23, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

uct hp3 THUỐC NỔNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ