nguyen tac phapche.nguyenquocthai

2.3K 1 0
                                    

+ Bản chất NN XHCN :

- Xét về tính giai cấp (tính chính trị): NN XHCN mang bản chất giai cấp công nhân.

- Xét về tính xã hội (tính dân chủ): Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Tính chính trị và dân chủ thống nhất với nhau.

+ Nguyên tắc pháp chế XHCN: là nguyên tắc cơ bản của NN XHCN, phản ánh bản chất NN XHCN vì nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi: NN XHCN phải được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, vì pháp luật, bảo đảm trật tự pháp luật, mà pháp luật XHCN mang bản chất giai cấp công nhân (thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản để nhân dân thực hiện, pháp luật XHCN được xây dựng trên quan điểm, tư tưởng của giai cấp công nhân, dó là CN Mác - Lênin). Đồng thời pháp luật XHCN là pháp luật của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, pháp luật XHCN thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân. Nhà nước phải tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật vì pháp luật là theo ý chí của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân.

+ Liên hệ với NN CHXHCN Việt Nam:

Bản chất NN CHXHCN Việt Nam được quy định tại Điều 2, Hiến pháp 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung 2001): "NN CHXHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân...". Nhà nước ta đề cao vai trò của pháp luật, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, vì pháp luật (bảo đảm trật tự pháp luật), màpháp luật nước ta do nhân dân xây dựng lên, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích cuả nhân dân. Do đó, nguyên tắc pháp chế XHCN phản ánh bản chất nhà nước ta.

~ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật như thế nào?

Nhà nước phải làm ra pháp luật và pháp luật đó phải là pháp luật tốt. Một pháp luật được coi là tốt nếu nó được đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản như:

- Tính toàn diện: là phải có đủ pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế xã hội

- Tính thống nhất: không mâu thuẩn, không chồng chéo giữa các lĩnh vực pháp luật, giữa các văn bản pháp luật điều chỉnh cùng một lĩnh vực, một vấn đề

- Tính phù hợp: nội dung pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với các quan hệ xã hội, phù hợp với các nguyên tắc đạo đức tiến bộ.

Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của xã hội và từng người dân.

Nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản, quy phạm pháp luật tiến hành nhiều biện pháp thông tin phổ biến.

Tóm lại, để phát huy vai trò là công cụ chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội thì nhà nước phải tổ chức ba khâu: xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

~ Các biện pháp tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay:

Cùng với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, hệ thống bộ máy Nhà nước, trình độ năng lực bộ máy Nhà nước và đi liền với nó là thực trạng của pháp lý hiện nay đang không theo kịp với những thành tựu đổi mới kinh tế, từ đó trở thành yếu tố làm kìm hãm sự phát triển tích cực của nền kinh tế. Vì vậy tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đang là một yếu tố cấp bách đổi mới nước ta hiện nay.

Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy NN, nguyên tắc pháp chế XH chủ nghĩa thể hiện:

- Mọi cơ quan NN phải được xác định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, được thành lập theo đúng quy định của PL. Các chức danh cũng như nhiệm vụ NN có chương trình rõ ràng, được bầu, bổ nhiệm, tuyển dụng theo đúng quy định.

- Các cơ quan NN, người có chức vụ và nhân viên NN phải tuân thủ nghiêm chỉnh PL trong thi hành nhiệm vụ của mình, giải quyết các công việc hành chính, xét xử, xử phạt, tránh sự lạm quyền và lộng quyền. Những vi phạm đều bị xử lý theo PL và xử lý bình đẳng đối với mọi sự vi phạm không kể người đó có vị thế như thế nào.

Như vậy, thực hiện nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMNN có nghĩa là mọi tổ chức và hoạt động của các cơ quan NN, cán bộ, nhân viên NN đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tuân thủ PL, đồng thời BMNN phải thực hiện được việc quản lý XH bằng PL, bảo đảm cho PL được tôn trọng và thi hành nghiêm minh.

Những đòi hỏi cấp bách quan trọng:

- Xây dựng một hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước có hiệu lực gọn nhẹ, đủ trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.

- Xây dựng và bổ sung pháp luật để công nhận thực hiện đầy đủ trong thực tế quyền làm chủ của mình.

- Xây dựng một hệ thống phát triển về kinh tế phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng xác định.

- Nâng cao trình độ ý thức phát luật của công dân cũng như của mỗi viên chức Nhà nước.

- Pháp luật phải tạo ra cơ sở cho việc xử lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 20, 2010 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

nguyen tac phapche.nguyenquocthaiWhere stories live. Discover now