Phân tích nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật.

110K 57 16
                                    

khái niệm pháp luật

- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước và được nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

* Nguồn gốc của pháp luật:
- Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có pháp luật nhưng lại tồn tại những quy tắc ứng xử sự chung thống nhất. đó là những tập quán và các tín điều tôn giáo. 
- Các quy tắc tập quán có đặc điểm:
+ Các tập quán này hình thành một cách tự phát qua quá trình con người sống chung, lao động chung. Dần dần các quy tắc này được xã hội chấp nhận và trở thành quy tắc xử sự chung.
+ Các quy tắc tập quán thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, do đó được mọi người tự giác tuân theo. Nếu có ai không tuân theo thì bị cả xã hội lên án, dư luận xã hội buộc họ phải tuân theo.
-----> Chính vì thế tuy chưa có pháp luật nhưng trong xã hội cộng sản nguyên thủy, trật tự xã hội vẫn được duy trì.

- Khi chế độ tư hữu xuất hiện xã hội phân chia thành giai cấp quy tắc tập quán không còn phù hợp nữa thì tập quán thể hiện ý chí chung của mọi người. trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà nước ra đời. để duy trì trật tự thì nhà nước cần có pháp luật để duy trì trật tự xã hội. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước không tách rời nhà nước và đều là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

* Bản chất của Pháp luật:
- Bản chất của giai cấp của pháp luật : pháp luật là những quy tắc thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Giai cấp nào nắm quyền lực nhà nước thì trước hết ý chí của giai cấp đó được phản ánh trong pháp luật.
- Ý chí của giai cấp thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là sự phản ánh một cách tùy tiện. Nội dung của ý chí này phải phù hợp với quan hệ kinh tế xã hội của nhà nước. 
- Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích của nó. Mục đích của pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội tuân theo một cách trật tự phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp nắm quyền lực của nhà nước,
*Đặc trưng của pháp luật

a- Tính phổ biến
Được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Bởi vì, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và có giá trị bắt buộc thực hiện đối với moi ngừoi cứ trú trên lãnh thổ nước nước đó và đối với mọi công dân.

Thuộc tính này được phân biệt qua các yếu tố biểu hiện như: Dự liệu tình huống điển hình, xác định cách hành xử bắt buộc, đưa ra cách xử lý khi không tuân theo.

b- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức

Đặc trưng của pháp luật là phải rõ ràng, chuẩn xác nội dung của pháp luật bằng các điều khoản , vắn bản quy phạm pháp luạt và hệ thông văn bản quy pahmj pháp luật tươgn xứng
- Yêu cầu cơ bản để đảm bảo tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật cần đáp ứng yêu cầu sau:
+ xác định mối tương quan giữa nội dung và hình thức của pháp luật
+ Chuyển tải một cách chính các những chủ trương chính sách của Đảng sang các phạm trù, cấu trúc pháp lý thích hợp.
+ Bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động xây dựng pháp luật
+ Mỗi văn bản pháp luật phải xác định rõ phạm vi điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của cơ quan có thẩm quyền ra văn bản.
+ Phân định phạm vi, mức độ của hoặt động lập pháp, lập quy.

c- Tính bảo đảm thực hiện bằng nhà nước của pháp luật
Để thực hiện, nhà nước đưa vào quy phạm pháp luật tính quyền lực áp đặt đối với mọi chủ thể, bằng cách gắn cho pháp luật tính bắt buộc chung.
Nhà nước sử dụng các phương iện khác nhau để thực hiện pháp luật: phương pháp hành chính,, kinh tế, tổ chức tư tưởng, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và các biện pháp cưỡng chế. Việc sử dụng các biện pháp này, biện pháp khác hay kết hợp các biện pháp truỳ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không phát huy tác dụng.

d- Tính hệ thống, tính thống nhất, tính ổn định và tính năng động
- Tất cả các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp dưới phải phù hợp với văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và không trái với Hiến pháp.
- Pháp luật khi ban hành phải có giá trị trong một thời gian tương đối dài và phải phù hợp với các quy luật khách quan và chỉ được sửa đổi, bổ sung khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi. 
* Vai trò của pháp luật: 
- Pháp luật là phương diện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Duy trì thiết lập củng cố tăng cường quyền lực nhà nước.
- Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân. Pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới tăng cường mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia. 
- Bảo vệ và quyền lợi ích hợp pháp của mọi người dân trong xã hội 
- Pháp luật được xây dựng dựa trên hoàn cảnh lịch sử địa lý của dân tộc 
- Nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ các quyền của công dân, ngăn ngừa những biểu hiện lộng quyền, thiếu trách nhiệm đối với công dân. Đồng thời đảm bảo cho mỗi công dân thực hiện đầy đủ quyền và các nghĩa vụ đối với nhà nước và các công dân khác.
-----> Như vậy, bằng việc quy định trong pháp luật các quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật trở thành phương tiện để: 
Công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi sự xâm hại của người khác, kể cả từ phía nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước.

Pháp luật với đạo đức

Đạo đức là hệ thống những quy phạm mang tính chất đánh gia của một gia cấp, một dân tộc về những giá trị tinh thần củ con người như thiện, ác , tốt, xấu, cao thượng, thấp hèn, sự công bàng, lẽ phải , khen chê….. các quy phạm đạo đức tồn tại thành văn mà không mang tính quyền lực chính trị. Những hành vi vi phạm đạo đức chỉ bi phê phán về mặt xã hội mà không phải thực hiện sự cưỡng chế nhà nước.

Pháp luật là chuẩn mực lý tưởng và bắt buộc hành vi tồn tại dưới dạng thành văn, mang dấu hiệu quyền lực chính chị do nhà nước ban hành . Do vậy, đạo đước và pháp luật là mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi con người. Tuy nhiên có những nhóm quan hệ thuộc sự điều chỉnh của pháp luật mà không thuộc đối tượng điều chỉnh của quy phạm đạo đức, song cũng có nhiều qui phạm đạo đức đồng thời là quy pham pháp luật. Quy phạm pháp luật luôn phản ánh đạo đức của giai cấp cầm quyền.

Tuy nhiên pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các đạo đức khác trong xã hội. Cốt lõi của giá trị đạo đức và pháp luật là lẽ công bằng. Nhưng luật pháp, đạo đức và lẽ công bằng là những phạm trù khác nhau.

pháp luật với phong tục tập quán
Phong tục tập quán là những quy tắc xử sự mang tính cộng đồng ,phản ánh nguyện vọng của toàn thể dân chúng qua nhiều thế hệ trong một cộng đồng tự quản.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo dảm thực hiện,thể hiện ý chí của giai cấp hay lực lượng cầm quyền trong xã hội,là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. 
Cả phong tục tập quán và pháp luật điều là những quy tắc xử sự chung có thể coi đây là khuôn mẫu chuẩn mực để hướng dẫn mọi hành vi xử sự và là tiêu chuẩn đẻ xác định giới hạn và đánh giá hành vi con người.Mặt khác ,chúng tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ trật tự xã hội.Giữa phong tục tập quán và pháp luật còn điểm chung là điêu được đảm bảo thưc hiên bằng những biện pháp nhất định như tuyên truyền,thuyết phục, khuyến khích,hoặc là cưỡng chế.Cuối cùng,chúng điều có tính xã hội, tính ý chí và đều có sự thay đổi theo điều kiện và tình hình phát triển của xã hôi.
2.2:Khác nhau
Thứ nhất,về quá trình hình thành và phát triển phong tục tập quán hình thành trước khi có pháp luật, chúng được coi như là”luật dân gian” hay “luật tự nhiên” và chúng tồn tại trong tất cả mọi giai đoạn , mọi tiến trình phát triển của xã hội.Trong khi đó, phải đến sau khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp thì pháp luật mới ra đời.
Thứ hai,về chủ thể ban hành và phạm vi tác động phong tục tập quán là do một nhóm người,một cộng đồng dân cư đặt ra để điều chỉnh hành vi trong nội bộ nhóm người, trong cộng đồng dân cư hay một dân tộc.Còn pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, nghĩa là nó chỉ được hình thành bắng con đường nhà nước.Pháp luật có vai trò điều chỉnh hành vi của tất cả các thành viên trong xã hội,không loại trừ ai bởi nó có một bộ máy chuyên nghiệp chuyên thực thi quyền lực:tòa án, quân đội. cảnh sát…
Thứ ba , về biện pháp đảm bảo thực hiện:Trong khi phong tục tập quán được bảo đảm chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hoặc một số biện pháp cưỡng chế như: đuổi ra khỏi cộng đồng,bị xa lánh ….Các biện pháp này được đảm bảo thực hiện không mang tính nhà nước mà mang tính xã hội .Pháp luật lại ra đời và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước như tuyên truyền ,phổ biến ,khuyến khích ,giáo dục ,tổ chức thực hiện …và cả cưỡng chế.
Bên cạnh đó,phong tục tập quán là những quy ước của mỗi cộng đồng dân cư nên mang tính cục bộ,địa phương,mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau.Và hình thức lưu trữ của phong tục tập quán chủ yếu là truyền miệng,tồn tại dưới hình thức bất thành văn nên có tính ước lệ ,độ chính xác không cao ,không có hệ thống rõ rang dẫn đến việc áp dụng nhiều khi không thống nhất ,dễ tùy tiện.Trái lại ,pháp luật ngay từ khi ra đời nó đã là hình thức đại diện chính thức cho quyền lực nhà nước được ban hành dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật.Vì vậy, nó có tính hệ thống ,có độ chính xác cao,đảm bảo thực hiện một cách nghiêm túc ,thống nhất.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 08, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích nguồn gốc, bản chất, vai trò của pháp luật.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ