Đề cương ôn tập

55 0 0
                                    


Câu 1: Phạm trù vật chất của Lê Nin

"Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác."

Câu 2: Ý nghĩa phương pháp luận của vật chất Lenin

- Nó đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vật biện chứng.

- Khắc phục được tính siêu hình máy móc của chủ nghĩa duy vật cũ.

- Mở đường cho các ngành khoa học cụ thể có điều kiện nghiên cứu và đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức các dạng vật chất và đi cải tạo các dạng vật chất.

Câu 3: Phương thức tồn tại của vật chất.

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất, không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.

- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất nghĩa là vật chất muốn tồn tại phải vận động.

- Vật chất không vận động theo hình thức này, cũng vận động theo hình thức khác.

- Mọi vật chất khác nhau thì có cách vận động khác nhau.

- Vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện (Xu hướng của vận động là hình xoắn ốc)

Câu 4: Ý thức là gì?

Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo của thế giới quan vào bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Câu 5: Nguồn gốc của ý thức

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.

- Nguồn gốc tự nhiên:

+ Có bộ óc con người thì mới có sự ra đời của ý thức

+ Cùng với bộ óc của con người cần phải có thế giới quan, nghĩa là tồn tại bên ngoài con người. Là đối tượng để bộ óc con người phản ánh. Nói một cách khác nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác của con người và thế giới khách quan.

- Nguồn gốc xã hội: Lao động và ngôn ngữ, mà trước hết là lao động, là hai yếu tố kích thích chủ yếu để tạo ra ý thức.

+ Lao động: nhờ lao động mà các giác quan của con người ngày càng phát triển, nhờ lao động mà cơ cấu thức ăn cũng thay đổi. Từ đó bọ óc con người có điều kiện phát triển, ý thức ra đời.

+ Ngôn ngữ: được hình thành trong quá trình giao tiếp cần truyền đạt kinh nghiệm cho nhau, diễn đạt sự hiểu biết của mình đối với người khác.

Câu 6: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan, khách quan.

- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cho rằng thế giới được hình thành cũng là từ ý thức nhưng lại xuất phát từ cảm giác, tiêu biểu là Hium: nếu xóa bỏ cảm giác là xóa bỏ sự vật.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Oct 30, 2017 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Triết họcWhere stories live. Discover now